Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 7 năm 2021 - 2022

Mời các bạn tham khảo Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 7 năm 2021 - 2022 bao gồm hai đề khác nhau có đầy đủ đáp án và ma trận. Đây là tài liệu hay cho các em ôn tập chuẩn bị cho kì thi giữa kì 1 lớp 7 sắp tới, cũng như các thầy cô có tài liệu tham khảo ra đề thi. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

Đề kiểm tra Vật lý 7 giữa kì 1 năm 2021 số 1

I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Câu 1: Vật nào sau đây là nguồn sáng?

A. Mặt Trời.

B. Tờ giấy trắng trói lọi ngoài sân trường

C. Mặt Trăng.

D. Đèn pin đang tắc để trên bàn

Câu 2: Chùm sáng hội tụ là chùm sáng mà

A. các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng.

B. các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng.

C. các tia sáng loe rộng trên đường truyền của chúng.

D. các tia sáng loe rộng ra, kéo dài gặp nhau.

Câu 3: Khi đưa một vật lại gần gương cầu lồi thì ảnh của vật sẽ

A. không thay đổi

B. to dần

C. nhỏ dần

D. lúc to lúc nhỏ

Câu 4: Cho hình vẽ biểu diễn định luật phản xạ ánh sáng. Nhìn vào hình vẽ ta thấy tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ và pháp tuyến là:

A. Tia tới SI, tia phản xạ IR, pháp tuyến IN, góc tới i, góc phản xạ i’.

B. Tia tới SI, tia phản xạ IR, pháp tuyến IN, góc phản xạ i, góc tới i’.

C. Tia tới SI, tia phản xạ IN, pháp tuyến IR, góc tới i, góc phản xạ i’.

D. Tia tới IN, tia phản xạ IR, pháp tuyến IS, góc tới i, góc phản xạ i’.

Vật lý 7

Câu 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là

A. ảnh ảo, không hứng được trên màn, lớn hơn vật.

B. ảnh thật, không hứng được trên màn, nhỏ hơn vật.

C. ảnh ảo, không hứng được trên màn, luôn nhỏ hơn vật.

D. ảnh ảo, không hứng được trên màn, bằng vật.

Câu 6: Vùng quan sát được giữa gương cầu lồi so với gương phẳng thì

A. Nhỏ hơn

B. Bằng nhau

C. Lớn hơn

D. Khác nhau

Câu 7: Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng ta thu được một tia phản xạ tạo với tia tới một góc 400. Giá trị của góc tới là

A. 200

B. 400

C. 600

D. 800

Câu 8: Khoảng cách từ ảnh của vật đến gương phẳng có tính chất nào sau đây?

A. Lớn gấp 2 lần khoảng cách từ vật đến gương

B. Nhỏ hơn khoảng cách vật đến gương

C. Lớn gấp 4 lần khoảng cách từ vật đến gương

D. Bằng khoảng cách từ vật đến gương.

Câu 9: Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm là

A. ảnh thật, nhỏ hơn vật.

B. ảnh thật lớn hơn vật.

C. ảnh ảo, nhỏ hơn vật.

D. ảnh ảo lớn hơn vật.

Câu 10: Chiếu một tia sáng vào gương phẳng tạo với mặt gương một góc 500. Góc tới có giá trị là:

A. 300

B. 400

C. 500

D. 600

Câu 11: Người ta dùng gương cầu đặt phía trước xe máy, ô tô có tác dụng

A. nhìn rõ các vật đằng sau.

B. soi hành khách ngồi đằng sau.

C. tạo ra vùng nhìn thấy rộng hơn .

D. để cho đẹp.

Câu 12: Người ta có thể dùng một gương cầu lõm hứng ánh sáng Mặt Trời để nung nóng vật vì gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một

A. chùm sáng song song thành một chùm sáng phân kì.

B. chùm sáng song song thành một chùm sáng hội tụ.

C. chùm sáng phân kì thành một chùm sáng song song.

D. chùm sáng phân kì thành một chùm sáng hội tụ.

II. TỰ LUẬN (7 điểm).

Câu 13: ( 2 điểm): Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng? Lấy một ví dụ về ứng dụng của định luật này trong thực tế?

Câu 14: (2 điểm) Nhật thực là gì? Khi xảy ra nhật thực, vùng nào trên Trái Đất có hiện tượng nhật thực toàn phần, vùng nào có nhật thực một phần?

Câu 15: (1,5 điểm) Nêu sự phản xạ trên gương cầu lõm?

Câu 16: (1,5 điểm):

a) Vẽ ảnh của vật AB qua gương phẳng?

Vật lý 7

b) Biết AB cách gương 10cm. Dịch chuyển vật lại gần gương 4cm. Khi đó ảnh của vật cách gương bao nhiêu cm?

HẾT

Mời các bạn xem đáp án đề số 1 trong file tải về

Đề thi giữa kì 1 lớp 7 môn Vật lý số 2

Ngày kiểm tra: / / 2021.

Họ và tên: ................................

Lớp: 7

KIỂM TRA GIỮA KỲ 1

Môn: Vật lí 7

(Thời gian làm bài 60 phút)

(Học sinh làm bài trực tiếp vào tờ này)

Phần trắc nghiệm: (3 điểm).Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất trong mỗi câu sau:

Câu 1: Ta nhìn thấy một vật khi nào?

A.Khi vật phát ra ánh sáng.

B.Khi vật được chiếu sáng.

C.Khi có ánh sáng từ mắt ta chiếu sáng vật.

D.Khi có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta.

Câu 2: Hãy chỉ ra vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng?

A.Ngọn nến đang cháy.

B.Vỏ chai sáng chói dưới trời nắng.

C.Mặt trời.

D.Đèn ống đang sáng.

Câu 3: Khi nào có nguyệt thực xảy ra?

A.Khi Mặt Trăng nằm trong bóng tối của Trái Đất.

B.Khi Mặt Trăng bị mây đen che khuất.

C.Khi Trái Đất nằm trong bóng tối của Mặt Trăng.

D.Khi Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất một phần.

Câu 4: Trong một thí nghiệm, người ta đo được góc tạo bởi tia tới và đường pháp tuyến của mặt gương bằng 400. Tìm giá trị góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ?

A.400

B.800

C.500

D.200

Câu 5: Chọn câu phát biểu đúng trong các câu sau đây?

A.Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm nhỏ hơn vật.

B.Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm bằng vật.

C.Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm.

D.Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi mọi chùm tia tới hội tụ thành một chùm tia phản xạ song song.

Câu 6: Ở vị trí nào quan sát thấy nhật thực toàn phần?

A.Ở mọi điểm trên trái đất.

B.Ở vùng ban ngày trên trái đất.

C. Ở vùng ban ngày và vùng nửa tối mà mặt trăng tạo ra trên trái đất. D. Ở vùng ban ngày và vùng bóng tối mà mặt trăng tạo ra trên trái đất.

Phần tự luận: (7 điểm)

Câu 7. (1 điểm). Em hãy vẽ tia phản xạ và góc phản xạ trong trường hợp sau:

Đề thi giữa kì 1 lớp 7 môn Vật lý năm học 2020 - 2021

Câu 8: (2 điểm). Hãy so sánh tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng và gương cầu lồi có cùng kích thước?

Câu 9: (2 điểm). Một người lái xe ô tô muốn đặt một cái gương ở trước mặt để quan sát hành khách ngồi ở phía sau lưng. Tại sao người đó dùng gương cầu lồi mà không dùng gương cầu lõm hay gương phẳng?

Câu 10: (2 điểm). Hãy vẽ ảnh của một vật như hình vẽ sau:

Đề thi giữa kì 1 lớp 7 môn Vật lý năm học 2020 - 2021

Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 Vật lý 7 năm 2021 số 2

I. Phần trắc nghiệm: (3 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm:

CÂU

1

2

3

4

5

6

ĐÁP ÁN

D

B

A

B

C

D

II. Phần tự luận: (7 điểm)

CÂU

ĐÁP ÁN

ĐIỂM

1

(1 điểm)

Đề thi giữa kì 1 lớp 7 môn Vật lý năm học 2020 - 2021

0,5

0,5

2

(2 điểm)

So sánh tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng và gương cầu lồi có cùng kích thước:

-Giống nhau: Đều là ảnh ảo.

-Khác nhau: Ảnh quan sát được trong gương cầu lồi nhỏ

hơn trong gương phẳng.

1

1

3

(2 điểm)

Lý do người lái xe dùng gương cầu lồi để quan sát hành

khách ngồi sau lưng:

-Người đó không dùng gương cầu lõm vì gương cầu lõm chỉ cho ta nhìn thấy ảnh ảo của các vật ở gần sát gương, có một số vị trí của vật người lái xe không quan sát được ảnh trong gương.

-Người đó không dùng gương phẳng mà dùng gương cầu lồi

vì gương cầu lồi quan sát được một vùng rộng hơn ở phía sau.

1,5

0,5

4

(2 điểm)

Vẽ hình:

Đề thi giữa kì 1 lớp 7 môn Vật lý năm học 2020 - 2021

2

.....................

Để chuẩn bị cho kì thi giữa kì 1 lớp 7 sắp tới, việc tập giải đề thi học kì là phương pháp học tập hiệu quả giúp các em có thể tiếp cận gần nhất với những dạng bài tập, dạng câu hỏi thường xuyên được đưa vào trong đề thi. Bộ Đề kiểm tra giữa kì 1 lớp 7 trên VnDoc được sưu tầm từ nhiều trường THCS trên cả nước, nội dung đề thi bám sát chương trình học theo yêu cầu và quy định của Bộ GD&ĐT là tài liệu hay cho các em tham khảo luyện đề. Qua việc thực hành làm đề, các em học sinh sẽ hệ thống lại kiến thức đã học một cách bài bản nhất, từ đó các em sẽ ghi nhớ kiến thức lâu hơn, tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức.

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 7 năm 2021 - 2022. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Vật Lý lớp 7, Giải bài tập môn Vật lý lớp 7, Giải vở bài tập Vật Lý 7, Tài liệu học tập lớp 7, và các đề học kì 1 lớp 7đề thi học kì 2 lớp 7 được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Đánh giá bài viết
113 52.500
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Nguyễn Bảo
    Nguyễn Bảo

    hay thế :>

    Thích Phản hồi 22/11/21

    Đề thi giữa kì 1 lớp 7

    Xem thêm