Đề thi giữa kì 1 lớp 7 môn Vật lý năm học 2020 - 2021 - Đề 3
Đề kiểm tra giữa kì 1 lớp 7 môn Vật lý năm học 2020 - 2021 - Đề 3 nằm trong Bộ đề thi giữa kì 1 lớp 7 do VnDoc.com sưu tầm và đăng tải. Đề kiểm tra Vật lý 7 giữa kì 1 có đầy đủ đáp án và ma trận, là tài liệu hữu ích cho thầy cô tham khảo ra đề mà còn là tài liệu cho các em học sinh ôn tập chuẩn bị cho bài thi giữa kì sắp tới.
Nhằm giúp các em học sinh lớp 7 có tài liệu ôn thi giữa kì 1 cũng như các thầy cô giáo có tư liệu tham khảo để ra đề thi, VnDoc giới thiệu bộ Đề kiểm tra giữa kì 1 lớp 7 với đầy đủ các môn học. Các em hãy luyện tập để làm quen với nhiều dạng đề đồng thời có sự chuẩn bị tốt nhất cho kì thi giữa kì sắp tới của mình. Chúc các em đạt điểm cao trong các kì thi.
Đề thi Vật lý 7 giữa kì 1 năm 2020 có đáp án
Đề kiểm tra giữa kì 1 Vật lý 7 năm 2020
I/- TRẮC NGHIỆM: Khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án đúng nhất; nếu bỏ đáp án đã chọn thì gạch chéo vào chữ cái đã khoanh tròn; nếu chọn lại đáp án đã bỏ thì tô đen vào vòng tròn đã gạch chéo (3,00 điểm).
Câu 1. Vì sao ta nhìn thấy một vật?
A. Vì vật được chiếu sáng.
B. Vì có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta.
C. Vì giữa vật và mắt không có khoảng tối.
D. Vì mắt ta phát ra các tia sáng chiếu lên vật.
Câu 2. Các hình vẽ dưới đây, hình nào biểu diễn chùm tia hội tụ?
A. Hình (a).
B. Hình (b).
C. Hình (c).
D. Hình (d).
Câu 3. Đường truyền của ánh sáng trong không khí đồng chất là
A. đường thẳng hoặc đường cong.
B. đường cong bất kì.
C. đường thẳng.
D. đường gấp khúc.
Câu 4. Khi có hiện tượng nhật thực, vị trí tương đối của Mặt Trời,Trái Đất và Mặt Trăng là:
A. Trái Đất – Mặt Trời – Mặt Trăng.
B. Mặt Trời – Trái Đất – Mặt Trăng.
C. Mặt Trời – Mặt Trăng – Trái Đất.
D. Mặt Trăng – Trái Đất – Mặt Trời.
Câu 5. Góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ bằng \(60^0\). Giá trị góc tới là
A. \(30^{0^{ }}\)
B. \(60^0\)
C. \(120^0\)
D. \(180^0\)
Câu 6. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
A. lớn hơn vật.
B. bằng vật.
C. nhỏ hơn vật.
D. gấp đôi vật.
Câu 7. Nếu điểm S cách gương phẳng 10cm thì ảnh S’ của điểm S qua gương cách gương một khoảng là
A. 5 cm.
B. 10 cm.
C. 15 cm.
D. 20 cm.
Câu 8. Trường hợp nào sau đây liên quan đến hiện tượng phản xạ ánh sáng?
A. Nhìn thấy bóng cây trên sân trường vào ngày nắng.
B. Nhìn thấy quyển vở trên bàn khi mở bóng đèn.
C. Nhìn thấy con cá trong bể nước to hơn trong không khí.
D. Nhìn xuống nước thấy cây cối trên bờ ao bị mọc ngược lại so với cây cối trên bờ.
Câu 9. Người ta dùng gương cầu lồi làm gương chiếu hậu của ô tô vì
A. ảnh quan sát được nhỏ hơn vật.
B. vùng quan sát được rộng hơn.
C. ảnh trong gương gần mắt hơn.
D. nhìn rõ vật hơn.
Câu 10. Gương cầu lõm được ứng dụng để
A. nung nóng vật.
B. làm kính cận.
C. làm kính lão.
D. làm gương soi.
Câu 11. Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là
A. ảnh ảo, nhỏ hơn vật.
B. ảnh ảo, lớn hơn vật.
C. ảnh thật, nhỏ hơn vật.
D. ảnh thật, lớn hơn vật.
Câu 12. Khi chiếu vào gương cầu lõm là chùm sáng phân kỳ thích hợp ta thu được chùm phản xạ là
A. chùm phân kỳ.
B. chùm hội tụ.
C. không thu được chùm phản xạ.
D. chùm song song.
II/- TỰ LUẬN(7 điểm):
Câu 13. (2,00 điểm) Nguồn sáng là gì? Cho 2 ví dụ?
Câu 14. (2,00 điểm) So sánh tính chất ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi và gương cầu lõm khi vật đặt sát gương?
Câu 15. (2,00 điểm) Chiếu tia sáng SI tới mặt sáng của một gương phẳng như hình vẽ.
a. Vẽ tia phản xạ IR.
b. Biết góc tới là 45o. Hãy tính góc phản xạ.
Câu 16. (1,00 điểm) TÌNH TRẠNG HỌC SINH MẮC CÁC TẬT KHÚC XẠ VỀ MẮT
Hiện nay, tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị) đang gia tăng nhanh chóng và trở thành căn bệnh phổ biến ở lứa tuổi học sinh, đặc biệt là ở khu vực thành thị.
Nguyên nhân dẫn đến tật khúc xạ học đường do yếu tố bẩm sinh, do thể chất và sự tác động của các yếu tố liên quan tới điều kiện học tập của học sinh như hệ thống chiếu sáng, kích thước bàn ghế, tư thế ngồi học, thời gian học dài khiến mắt điều tiết quá mức, thời gian sử dụng máy tính, đọc truyện chưa hợp lý. Đặc biệt, hiện nay, học sinh đang có xu hướng sử dụng các loại thiết bị công nghệ như tivi, điện thoại, ipad, máy tính... ngày càng nhiều và sử dụng từ lúc tuổi còn quá nhỏ.
Để hạn chế các bệnh về mắt cần kết hợp nhiều biện pháp đồng bộ. Một trong các biện pháp là học sinh không đọc sách trong điều kiện thiếu ánh sáng. Đó là nguyên nhân trong các lớp học, người ta lắp nhiều bóng đèn ở các vị trí khác nhau mà không dùng một bóng đèn có công suất lớn. Em hãy giải thích nguyên nhân của việc làm này?
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
MÔN: VẬT LÍ 7
NH: 2020 - 2021
Phần 1. Trắc nghiệm ( 3,00 điểm): Mỗi câu trả lời đúng ghi 0,25 đ
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
B | A | C | C | A | B | B | D | B | A | A | D |
Phần 2. Tự luận (7,00 điểm):
Câu 13 (2,00 điểm) | - Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng. - Lấy được hai ví dụ về nguồn sáng. | 1,00đ 1,00đ |
Câu 14 (2,00 điểm) | * Giống nhau: ảnh ảo không hứng được trên màn chắn. * Khác nhau: - Gương cầu lồi: ảnh nhỏ hơn vật. - Gương cầu lõm: vật đặt sát gương cho ảnh lớn hơn vật | 1,00đ 0,50đ 0,50đ |
Câu 15 (2,00 điểm) | a. Vẽ hình: b. Theo định luật phản xạ ánh sáng: i = i’ Mà: i = 45o nên i’ = 45o. | 1,00đ 0,50đ 0,50đ |
Câu 16 (1,00 điểm) | - Trong không khí, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng. - Lắp nhiều bóng đèn ở các vị trí khác nhau để tránh hiện tượng bóng tối và nửa bóng tối khi học sinh học bài. | 0,50đ 0,50đ |
Trên đây, VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Đề thi giữa kì 1 lớp 7 môn Vật lý năm học 2020 - 2021 - Đề 3. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Vật Lý lớp 7, Giải bài tập môn Vật lý lớp 7, Giải vở bài tập Vật Lý 7, Tài liệu học tập lớp 7, và các đề học kì 1 lớp 7 và đề thi học kì 2 lớp 7 được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.