Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 trường THPT Việt Mỹ Anh, TP.HCM năm học 2015 - 2016
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 trường THPT Việt Mỹ Anh, TP.HCM năm học 2015 - 2016. Đề thi bám sát kiến thức SGK môn Ngữ văn lớp 10 học kì 1, nhằm kiểm tra năng lực học tập của học sinh. Mời các bạn tham khảo.
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 trường THPT Trần Quang Khải, Hà Nội năm học 2015 - 2016
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 trường THPT Lộc Phát, Lâm Đồng năm học 2015 - 2016
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 trường THPT Nguyễn Hữu Thọ, Long An năm học 2015 - 2016
SỞ GD&ĐT TP.HCM TRƯỜNG THPT VIỆT MỸ ANH | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2015 - 2016 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 10 Thời gian làm bài: 90 phút |
Câu 1: (2,0 điểm) Cho đoạn hội thoại: Tại khu lớp học trường X giờ ra chơi, một đám học sinh đang ngồi nói chuyện:
- Lan: Ê tụi may! Nghe nói ngày mai được nghỉ học đấy.
- Hoa: Thiệt hông mày? Nói xạo tao cho đi Tây Thiên đó cưng.
- Lan: Tao xạo mày làm gì? Để được hưởng bổng lộc nhà nước hả? (cười lớn). Mai nghỉ đi Kara xả xì trét đi tụi bay!
- Hùng: Biết nghỉ không mà rủ nhau đi chí chóe vậy mấy má. Mất công mấy bữa được "miễn học" cả lũ thì toi cả đám.
- Hoa: Mai mà không nghỉ, mấy đứa mình đè đầu con này (Lan) ra, xử đẹp nó luôn, cho hai hàng tiền đạo của nó đi công tác chơi. Hi!
- Hùng: Chuẩn không cần chỉnh.
Đọc đoạn hội thoại và trả lời câu hỏi: Tính cụ thể, tính cảm xúc, tính cá thể trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt được thể hiện như thế nào trong đoạn hội thoại trên?
Câu 2: (3,0 điểm) Viết bài văn khoảng một trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng xả rác bừa bãi ở nơi công cộng hiện nay?
Câu 3: (5,0 điểm) Vẻ đẹp con người và thời đại trong bài thơ "Tỏ lòng" của Phạm Ngũ Lão?
Phiên âm
"Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu
Tam quân tì hồ khí thôn ngưu
Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu"
Dịch thơ
"Múa giáo non sông trải mấy thu
Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu
Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu"
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN LỚP 10
Câu 1
- Tính cụ thể:
- Hoàn cảnh giao tiếp: Tại khu lớp học trường X, giờ ra chơi (0,5 điểm)
- Nhân vật giao tiếp: Lan, Hoa, Hùng (quan hệ bạn bè bình đẳng) (0,25 điểm)
- Nội dung giao tiếp: Vấn đề nghỉ học (0,25 điểm)
- Tính cảm xúc: Sử dụng các từ ngữ biểu cảm: Tụi bay, tụi may, cả lũ, mấy má, cưng, đi Tây Thiên, hưởng bổng lộc nhà nước, kara xả xì trét, hai hàng tiền đạo đi công tác chơi. (0,5 điểm)
- Tính cá nhân: Ngôn ngữ mang tính chất thân mật suồng sã của bạn bè ngang hàng: Ê mày, mấy má, tụi may, tụi bay, cả lũ....(0,5 điểm)
Câu 2
1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận. (0,25 điểm)
2. Thân bài:
a/ Giải thích đề bài: Xả rác bừa bãi là hiện tượng xả rác không đúng nơi quy định, không vứt rác vào thùng mà bỏ lung tung, thậm chí vứt ngay xuống đường phố. (0,25 điểm)
b/ Thực trạng. (0,75 điểm)
- Một người ngang nhiên vứt rác bừa bãi ra đường.
- Rác bay từ trên gác xuống đường bất chấp ai ở bên dưới.
- Vứt rác xuống hồ.
- Những nơi nhiều khách tham quan du lịch rác ở khắp nơi...
c/ Nguyên nhân (1,0 điểm)
- Chủ quan
- Do thói quen đã có từ lâu đời.
- Do thiếu hiểu biết.
- Do thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, ích kỉ, lười nhác, thiếu lòng tự tôn dân tộc, thiếu một tấm lòng...
- Khách quan
- Do đất nước còn nghèo nàn, lạc hậu – giờ thu gom rác không đáp ứng được với tất cả người dân.
- Không có chế tài xử phạt nghiêm khắc.
d/ Hậu quả. (0,25 điểm)
- Tạo ra một thói quen xấu trong đời sống văn minh hiện đại.
- Gây ô nhiễm môi trường.
- Bệnh tật phát sinh bạc...
- Ảnh hưởng đến cảnh quan, thẩm mĩ, mất đi vẻ xanh - sạch - đẹp vốn có.
- Ngành du lịch gặp khó khăn, hình ảnh dân tộc, đất nước bị giảm đi ấn tượng tốt đẹp.
e/ Bài học: Nêu được bài học cho riêng mình. (0,25 điểm)
3. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề. (0,25 điểm)
Câu 3
1. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và yêu cầu của đề (0,25 điểm)
2. Thân bài
- Vẻ đẹp con người thời Trần với: (2,0 điểm)
- Tư thế hiên ngang, tầm vóc lớn lao, vẻ đẹp kì vĩ mang tầm vóc vũ trụ.
- Hành động lớn lao kì vĩ
- Lý tưởng cao cả, khát vọng lập công danh để thoả "chí nam nhi", cũng là khát vọng được đem tài trí "tận trung báo quốc" – thể hiện lẽ sống lớn của con người thời đại Đông A.
- Cái tâm cái chí sáng ngời nhân cách
- Vẻ đẹp con người thời đại: (2,0 điểm)
- Khí thế hào hùng, tinh thần quyết chiến của quân đội nhà Trần.
- Hình ảnh tráng sĩ lồng trong hình ảnh "ba quân" mang ý nghĩa khái quát, gợi ra hào khí dân tộc thời Trần – "hào khí Đông A".
- Nghệ thuật: (0,5 điểm)
- Hình ảnh thơ hoành tráng, thích hợp với việc tái hiện khí thế hào hùng của thời đại và tầm vóc, chí hướng của người anh hùng.
- Ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, có sự dồn nén cao độ về cảm xúc.
3. Kết bài: Đánh giá chung về văn bản (0,25 điểm)