Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 8 Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc năm học 2016 - 2017
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 8
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 8 Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc năm học 2016 - 2017. Đề thi gồm có 4 câu hỏi trắc nghiệm chiếm 20% tổng số điểm và 3 câu hỏi tự luận chiếm 80% tổng số điểm. Phần đáp án cùng thang điểm chi tiết đã được chúng tôi cập nhật đầy đủ và chính xác. Mời các bạn cùng tham khảo.
Trắc nghiệm online: Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 8 Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc năm học 2016 - 2017
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 8 trường THCS Kỳ Thượng, Quảng Ninh năm học 2016 - 2017
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 8 trường THCS Phước Tân 1, Đồng Nai năm học 2016 - 2017
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 8 Phòng GD&ĐT Đồng Xoài, Bình Phước năm học 2016 - 2017
PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG | ĐỀ THI HỌC KÌ I (NĂM HỌC 2016 - 2017) MÔN VẬT LÍ LỚP 8 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) |
I. Trắc nghiệm (2,0 điểm). Chọn đáp án đúng nhất trong các phương án trả lời sau.
Câu 1. Dụng cụ để xác định sự nhanh chậm của chuyển động của một vật gọi là:
A. Vôn kế. B. Nhiệt kế.
C. Tốc kế D. Am pe kế
Câu 2. Một ca nô chuyển động đều từ A đến bến B với vận tốc 30 km/h, hết 45 phút. Quãng đường AB dài:
A. 135 km B. 22,5 km C. 40 km D. 135 m.
Câu 3. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống (...):
Chất lỏng không những chỉ gây ra áp suất lên ... bình, mà cả ... bình và các vật ở bên ... chất lỏng.
A. Đáy, thành, trong lòng. B. Thành, đáy, trong lòng.
C. Trong lòng, thành, đáy. D. Trong lòng, đáy, thành.
Câu 4. Tay ta cầm nắm được các vật là nhờ có:
A. Quán tính B. Ma sát lăn
C. Ma sát trượt D. Ma sát nghỉ
II. Tự luận (8,0 điểm)
Câu 5. (3,5 điểm)
Một ô tô chạy xuống một cái dốc dài 30 km hết 45 phút, xe lại tiếp tục chạy thêm một quãng đường nằm ngang dài 90 km hết 3/2 giờ. Tính vận tốc trung bình (ra km/h; m/s):
a) Trên mỗi quãng đường?
b) Trên cả quãng đường?
Câu 6. (3,5 điểm)
Đổ một lượng nước vào trong cốc sao cho độ cao của nước trong cốc là 8 cm.
a) Tính áp suất của nước lên đáy cốc và lên một điểm A cách đáy cốc 3 cm.
b) Lấy một quả cầu bằng gỗ có thể tích là 4cm3 thả vào cốc nước. Hãy tính lực cần thiết tác dụng vào quả cầu làm cho quả cầu chìm hoàn toàn trong nước.
Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3, của gỗ là 8600N/m3.
Câu 7. (1,0 điểm)
Một khí cầu có thể tích 10 m3 chứa hiđrô, có thể kéo lên trên không một vật nặng bằng bao nhiêu? Biết khối lượng của vỏ khí cầu là 10kg. Khối lượng riêng của không khí DK = 1,29 kg/m3, của hiđrô là DH = 0,09kg/m3.
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN VẬT LÝ LỚP 8
I. Trắc nghiệm (2,0 điểm). Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 |
Đáp án | C | B | A | D |
II. Tự luận (8,0 điểm)
Câu | Nội dung | Điểm |
5 | a. Đổi 45 phút = 0,75 h Vận tốc trung bình của xe trên quãng đường dốc là: vtb1 = S1/t1 = 30/0,75 = 40 (km/h) ≈ 11,1 (m/s) Vận tốc trung bình của xe trên quãng đường nằm ngang là: vtb2 = S2/t2 = 90/1,5 = 60 (km/h) ≈ 16,67 (m/s) (Nếu học sinh không làm ra đơn vị m/s (hoặc đổi sai kết quả) thì trừ mỗi phần đó 0,5 điểm) | 1,0 1,0 |
b. Vận tốc trung bình trong cả đoàn đường dốc và nằm ngang là: Vậy vận tốc trung bình của xe trên cả quãng dốc và ngang là: 53,3 km/h hay 14 m/s | 1,0 0,5 | |
6 | a. Đổi 8cm = 8.10-2 m. Áp suất do nước gây ra ở đáy bình là: p = d.h = 10000.8.10-2 = 800(N/m2) Áp suất tác dụng lên điểm A cách đáy cốc 3 cm là: hA = 8 - 3 = 5 cm = 0,05 m pA = d.hA = 10000.0,05 = 500 (N/m2) | 1,0 0,5 1,0 |
b. Đổi 4 cm3 = 4.10-6 m3 Để quả cầu gỗ chìm hoàn toàn thì ta có: P + F = FA <=> dg.V + F = d.V <=> F = 10000.4.10-6 - 8600.4.10-6 => F = 0,0056 (N) | 0,25 0,25 0,25 0,25 | |
7 | Gọi mv là khối lượng lớn nhất của vật mà kinh khí cầu có thể kéo lên được. - Trọng lượng của khí hiđrô trong khí cầu: PH = 10mH = 10.DH.VH = 9 (N) - Trọng lượng của khí cầu: Pkc = Pvỏ + PH = 10.mvỏ + 9 = 109 (N) - Lực đẩy Ácsimét tác dụng lên khí cầu: F1A = dk.Vk = 10.Dk.Vk = 129 (N) - Trọng lượng tối đa của vật mà khí cầu có thể kéo lên là: Pv = F1A – Pkc = 20 (N) => mv = Pv/10 = 2 (kg) | 0,25 0,25 0,25 0,25 |