Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 9 trường THCS Cự Khê, Hà Nội năm học 2016 - 2017

Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 9

Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 9 trường THCS Cự Khê, Hà Nội năm học 2016 - 2017. Đề thi nhằm kiểm tra, đánh giá năng lực học tập của học sinh lớp 9 môn Vật lý trong học kì 1. Đề được ra theo hình thức 20% trắc nghiệm với 4 câu hỏi và 80% tự luận với 3 câu hỏi. Mời các bạn tham khảo.

Mời bạn làm online: Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 9 trường THCS Cự Khê, Hà Nội năm học 2016 - 2017

Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 9 trường THCS Kỳ Thượng, Quảng Ninh năm học 2016 - 2017

Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 9 Phòng GD&ĐT Bù Đăng, Bình Phước năm học 2016 - 2017

Đề thi học kì 1 môn Vật Lý lớp 9 trường THCS Tam Hưng, Hà Nội năm 2015 - 2016

Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 9 trường THCS Phan Bội Châu, Hải Dương năm 2015 - 2016

Phòng GD&ĐT Thanh Oai
Trường THCS Cự Khê

Họ và tên......
Lớp: ..............

ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016 - 2017
Môn Vật lí 9
Thời gian 45 phút

I. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

Câu 1. Hai bóng đèn có ghi (220V – 50 W) và (220V – 60W) được mắc vào mạng điện có hiệu điện thế 220V. Hãy chọn câu trả lời đúng

A. Khi mắc song song thì đèn 50W sáng hơn đèn 60W.
B. Khi mắc song song thì đèn 60W sáng hơn đèn 50W.
C. Khi mắc song song thì cường độ dòng điện qua hai đèn bằng nhau.
D. Khi mắc song song thì cường độ dòng điện qua đèn 50W lớn hơn.

Câu 2. Cường độ dòng điện chạy qua điện trở 8 là 20mA trong thời gian 1 phút thì công thực hiện của dòng điện là bao nhiêu?

A. 0,192J B. 1,92J C. 1,92W D. 0,192W

Câu 3. Có một thanh sắt và một nam châm hoàn toàn giống nhau. Để xác định thanh nào là là thanh nam châm ,thanh nào là sắt, ta đặt một thanh nằm ngang, thanh còn lại cầm trên tay đặt một đầu vào giữa của thanh nằm ngang thì thấy hút rất mạnh. Kết luận nào đúng?

A. Thanh cầm trên tay là thanh nam châm.
B. Không thể xác định được thannh nào là nam châm, thanh nào là thanh sắt.
C. Phải hoán đổi hai thanh một lần nữa mới xác định được.
D. Thanh nằm ngang là thanh nam châm.

Câu 4. Cho hai điện trở R1 = 20 mắc nối tiếp với điện trở R2 = 30 vào một hiệu điện thế, nếu hiệu điện thế hai đâu R1 là 10V thì hiệu điện thế hai đầu R2 là:

A. 20V B. 40V C. 30V D. 15V

II/ TỰ LUẬN. (8,0 điểm)

Bài 1. (3,0 điểm) Có hai đèn ghi Đ1 (12V – 12W), Đ2 (6V – 9W) và nguồn điện có hiệu điện thế không đổi U = 18V.

a) Tính cường độ dòng điện định mức của hai đèn?

b) Để đèn sáng bình thường khi mắc vào hiệu điện thế U thì phải dùng biến trở R thì biến trở được mắc như thế nào? Vẽ sơ đồ mạch điện?

c) Nếu chỉ có hai bóng đèn mắc nói tiếp với nhau thì hiệu điện thế lớn nhất của đoạn mạch là bao nhiêu? Tính công suất của mỗi đèn?

Bài 2. (3,0 điểm) Một cuộn dây nikêlin có tiết diện 0,2mm2; chiều dài 10m và có điện trở suất là 0,4.10m được mắc vào hiệu điện thế 40V.

a) Tính điện trở của cuộn dây

b) Tính cường độ dòng điện qua cuộn dây.

c) Xác định cực của ống dây. Vẽ và xác định chiều đường sức từ.

Đề thi hk1 môn Vật lý lớp 9

Bài 3. (2,0 điểm) Xác định lực điện từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện, hoặc xác định cực của nam châm cho bởi các hình vẽ sau:

Đề thi hk1 môn Vật lý lớp 9

ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN VẬT LÝ LỚP 9

I/ Trắc nghiệm: (2,0 điểm) Mỗi câu: 0,5 điểm

Câu

1

2

3

4

Đáp án

B

A

A

D

II/ Tự luận (8,0 điểm)

Bài 1. (3,0 điểm) Mỗi ý 1,0 điểm

a)

I1 = Pđm1/Uđm1 = 1A

I2 = Pđm2/Uđm2 = 1,5A

b)

Giải thích

Vẽ đúng sơ đồ

c)

Hiệu điện thế của đoạn mạch khi cường độ dòng điện lớn nhất qua mạch là Imax = I1 = 1A

Điện trở các đèn là

R1 = U2đm1/Pđm1 = 12Ω

R2 = U2đm2/Pđm2 = 4Ω

Hiệu điện thế tối đa của đoạn mạch khi hai đèn mắc nối tiếp là: Umax = Imax.(R1 + R2) = 16V

Công suất của đèn 1 là 12W

Công suất đèn 1 là Imax.R2 = 1.4 = 4W

0,5

0,5

0,25

0,75

0,25

0,25

0,25

0,25

Bài 2 (3,0 điểm) Mỗi ý 1 điểm.

Điện trở của cuồn dây là: R = (p.l)/S = 20Ω

Cường độ dòng điện qua cuộn dây là: I = U/R = 2A

Vẽ hai đường cong khép kín và đối xứng.

Xác định cực của của ống dây.

Xác định chiều đường sức từ.

1,0

0,5

0,5

0,5

0,5

Bài 3 (2,0 điểm)

Hình 1. Đặt bàn tay trái sao cho đường sức từ đi vào lòng bàn tay

Chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa theo chiều dòng điện.

Vẽ đúng lực từ F chiều từ phải sang trái

0,5

0,5

Hình 2.

Xác định đúng chiều đường sức từ (trái sang phải)

Xác định đúng cực của nam châm: Trái (N); Phải (S).

0,5

0,5

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 1 lớp 9

    Xem thêm