Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Ngữ Văn năm 2019 - 2020 - Đề 5

Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Ngữ Văn năm 2019 - 2020 - Đề 5 bao gồm bảng ma trận đề thi và đáp án chi tiết giúp các bạn chuẩn bị tốt cho kì thi cuối học kì 2 sắp tới nói chung và ôn thi kiểm tra cuối học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 6 nói riêng. Đồng thời đây cũng là tài liệu cho các thầy cô khi ra đề thi học kì 2 cho các em học sinh. Mời các em học sinh cùng các thầy cô tham khảo chi tiết.

Đề bài: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6

Phần I. ĐỌC – HIỂU: (3 điểm)

Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi:

“ Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợ râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con vì cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu. ”

(Trích Bài học đường đời đầu tiên –Tô Hoài SGK Ngữ Văn 6 tập 2)

Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?

Câu 2 (0,5 điểm): Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên?

Câu 3 (1 điểm): Em hãy nêu nội dung chính của đoạn văn trên ?

Câu 4 (1 điểm): Đặt câu văn miêu tả con vật nuôi nhà em trong đó có sử dụng một biện pháp tu từ nhân hóa?

Phần II. LÀM VĂN: (7 điểm)

Câu 1: (2đ)

Từ đoạn văn ở phần Đọc – hiểu, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về nhân vật Dế Mèn (khoảng 5 - 7 dòng).

Câu 2: (5đ)

Hãy tả một người thân mà em yêu quý.

Đáp án: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6

I. Đọc - hiểu: (3 điểm)

Câu 1 (0,5đ):

Yêu cầu trả lời:

Phương thức biểu đạt: tự sự - miêu tả.

Hướng dẫn chấm:

- Điểm 0.5: Trình bày đúng ý trên.

- Điểm 0.25: Trình bày đúng ½ ý trên.

- Điểm 0: Trả lời không đúng các ý trên hoặc không trả lời.

Câu 2 (0.5 đ):

Yêu cầu trả lời: Phép tu từ: nhân hoá/so sánh.

Hướng dẫn chấm:

- Điểm 0: Trình bày đúng ý trên.

- Điểm 0.25: Trình bày đúng ½ ý trên.

- Điểm 0: Trả lời không đúng các ý trên hoặc không trả lời.

Câu 3 (1 điểm):

Yêu cầu trả lời: Chàng dế thanh niên cường tráng, đầy sức sống, tự tin, yêu đời.

Hướng dẫn chấm :

- Điểm 1: Trình bày đúng ý trên.

- Điểm 0,5: Trình bày đúng ½ ý trên.

- Điểm 0: Trả lời không đúng các ý trên hoặc không trả lời.

Câu 4 (1 điểm):

HS có thể tự đặt câu theo nhiều cách khác nhau. Nhưng phải đảm bảo:

- Hỉnh thức: 1 câu văn miêu tả. Sử dụng phép TT nhân hóa.

- Nội dung: Tả con vật nuôi nhà em.

Hướng dẫn chấm:

- Điểm 1: Trình bày đúng ý trên.

- Điểm 0,5: Trình bày đúng ½ ý trên.

- Điểm 0: Trả lời không đúng các ý trên hoặc không trả lời.

II. Làm văn (7 điểm)

Câu 1: (2đ)

Hướng dẫn chấm:

TT

ĐIỂM

1

Đảm bảo cấu trúc 5 – 7 dòng

0,25

2

Xác định đúng vấn đề MT

0,25

3

HS có thể trình bày nhiều nội dung, nhưng hướng tới suy nghĩ sau:

- Là chú dế khoẻ mạnh, đẹp đẽ, cường tráng, rất tự tin về vẻ bề ngoài của mình.

- Vì có vẻ ngoài đẹp như vậy nên Dế Mèn sinh ra thói coi thường người khác, quá kiêu căng, hợm hĩnh mà không tự biết mình.

1

4

Sáng tạo

0,25

5

Chính tả, dùng câu, đặt câu

0,25

6

TỔNG CỘNG

2

Câu 2: (5đ)

* Yêu cầu chung:

- Viết được một văn bản miêu tả có kết hợp với yếu tố tự sự và biểu cảm để kể về một người thân yêu và gần gũi nhất với bản thân mình. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi cú pháp.

* Yêu cầu cụ thể:

* Yêu cầu cụ thể:

a, Đảm bảo cấu trúc một bài văn miêu tả. (0,5đ)

- Điểm 0,5: Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài.

Phần mở bài biết dẫn dắt hợp lý và nêu được vấn đề. Phần thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau.. Phần kết bài đưa ra được tình cảm, cảm xúc của mình

- Điểm 0,25: Trình bày đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài nhưng các phần chưa đầy đủ như trên. Phần thân bài có một đoạn văn.

- Điểm 0: Không làm bài.

b, Xác định đúng yêu cầu. (0.25 đ)

- Điểm 0,25: Xác định đúng đối tượng miêu tả.

- Điểm 0: Xác định sai, trình bày sai đối tượng miêu tả.

c, Tả một người thân yêu và gần gũi nhất với em. Bài văn tả cần làm nổi bật được hình dáng, tả được hoạt động ,… của người thân và cảm xúc, suy nghĩ của em đối với người ấy

- Điểm 3,5: Đảm bảo các yêu cầu trên. Có thể tham khảo dàn bài sau:

* Mở bài: Giới thiệu về người định tả.

* Thân bài

1. Miêu tả những nét nổi bật về ngoại hình:

- Về mái tóc, khuôn mặt

- Về nụ cười, giọng nói

- Về ánh mắt, dáng đi,…

2. Miêu tả về hành động của người thân:

- Thói quen trong sinh hoạt

- Công việc thường làm,…

3.Tình cảm giữa em và người đó.

4. Tình cảm của mọi người với người thân của em:

- Của gia đình

- Của bản thân em

- Của những người xung quanh

* Kết bài: Suy nghĩ của em về người thân yêu.

Hướng dẫn chấm:

Mở bài: 0,5 điểm; Thân bài: 5,0 điểm; Kết bài: 0,5 điểm. Cụ thể như sau:

- Điểm 4 - 5: Bài viết phải đảm bảo các yêu cầu về nội dung và hình thức. Diễn đạt lưu loát, lô gic.

- Điểm 3 - 4: Bài viết đảm bảo các yêu cầu về nội dung và hình thức. Có thể mắc vài lỗi diễn đạt.

- Điểm 2 - 3: Bài viết đầy đủ về bố cục. Tả được người thân trong gia đình nhưng chưa xoay quanh một sự việc nổi bật. Yếu tố tự sự, biểu cảm có nhưng hời hợt. Câu văn diễn đạt ở mức trung bình.

- Điểm 1: Bố cục bài viết chưa rõ ràng, thiếu kết bài, nội dung bài viết còn rời rạc chưa đáp ứng yêu cầu của đề, diễn đạt lủng củng, thiếu lô gic.

- Điểm 0: Bài viết không hoàn chỉnh về bố cục, lạc về nội dung và phương pháp làm bài.

Điểm 3 – 3,5 đáp ứng được cơ bản các yêu cầu trên nhưng còn một số phần chưa đầy đủ hoặc còn liên kết chưa chặt chẽ.

- Điểm 2 – 2,5 đáp ứng được 2/4 – ¾ các yêu cầu trên.

- Điểm 1 – 1,5 đáp ứng được ¼ các yêu cầu trên.

-  Điểm 0,25 – 0.5 hầu như không đáp ứng được các yêu cầu trên.

- Điểm 0 không đáp ứng được các yêu cầu trên.

d, Sáng tạo (0.5đ)

- Điểm 0.5: Có cách diễn đạt độc đáo, lời văn chính xác, rõ ràng, dễ hiểu.

- Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo, dập khuôn, máy móc.

e, Chính tả, dùng từ, đặt câu. (0.25đ)

- Điểm 0.25: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ đặt câu.

Đề thi và đề cương ôn thi học kì 2 lớp 6 Ngữ văn mới nhất

Ngoài Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm học 2019 - 2020 - Đề 4 mới nhất trên, các em học sinh tham khảo các bài giải SGK môn Toán lớp 6, Môn Ngữ văn 6, Môn Vật lý 6, môn Sinh Học 6, môn Địa lý lớp 6, môn Lịch sử lớp 6....và các đề thi học kì 2 lớp 6 để chuẩn bị cho các bài thi đề thi học kì 2 đạt kết quả cao.

Đánh giá bài viết
1 1.141
Sắp xếp theo

    Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Văn Kết nối tri thức

    Xem thêm