Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 trường THCS Bình Giang, Kiên Giang năm học 2016 - 2017
Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Lịch sử
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 trường THCS Bình Giang, Kiên Giang năm học 2016 - 2017. Đề thi bám sát theo chương trình SGK Lịch sử lớp 8 học kì 2 nhằm kiểm tra và đánh giá năng lực học tập của học sinh trong học kì 2 này. Mời quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo.
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc năm học 2016 - 2017
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 phòng GD&ĐT Cam Lộ, Quảng Trị năm 2015 - 2016
TRƯỜNG THCS BÌNH GIANG | ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2016 – 2017 MÔN: LỊCH SỬ LỚP 8 Thời gian làm bài: 45 phút |
Câu 1: (2,0 điểm) Tại sao thực dân Pháp xâm lược Việt Nam?
Câu 2: (3,0 điểm) Trình bày diễn biến khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913).
Câu 3: (2,0 điểm) Trình bày tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX.
Câu 4: (3,0 điểm) Phân tích thái độ chính trị của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp.
Đáp án đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8
Câu 1
* Nguyên nhân Pháp xâm lược Việt Nam:
- Từ giữa thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước phương Đông để mở rộng thị trường, vơ vét nguyên liệu.
- Việt Nam có vị trí địa lí thuận lợi, giàu tài nguyên thiên nhiên.
- Chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng, suy yếu.
Câu 2
* Diễn biến khởi nghĩa Yên Thế 1884 - 1913
- Giai đoạn 1884 - 1892, nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ dưới sự chỉ huy của thủ lĩnh Đề Nắm.
- Giai đoạn 1893 - 1908, nghĩa quân vừa xây dựng lực lượng vừa chiến đấu dưới sự chỉ huy của Đề Thám.
- Giai đoạn 1909 - 1913, Pháp tập trung lực lượng tấn công Yên Thế, lực lượng nghĩa quân hao mòn... Ngày 10 - 2 - 1913, Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã.
Câu 3
* Tình hình chính trị: Nhà Nguyễn thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời lạc hậu. Chính quyền từ trung ương đến địa phương mục rỗng.
* Kinh tế - tài chính: Công nông nghiệp đình đốn, tài chính cạn kiệt.
* Xã hội:
- Đời sống nhân dân cực khổ, mâu thuẫn giai cấp gây gắt.
- Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra.
Câu 4
* Thái độ chính trị của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam sau cuộc khai thác thuộc địa lần 1 của Pháp:
- Giai cấp địa chủ phong kiến đã đầu hàng và trở thành chỗ dựa, tay sai cho thực dân Pháp. Tuy nhiên, có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.
- Giai cấp nông dân, số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề nhất, họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
- Tầng lớp tư sản đã xuất hiện, có nguồn gốc từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ hãng buôn... Bị chính quyền thực dân, tư bản Pháp chèn ép.
- Tiểu tư sản bao gồm chủ các xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ, viên chức cấp thấp... Tích cực tham gia các phong trào cứu nước.
- Giai cấp công nhân phần lớn xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp,... Lương thấp, đời sống khổ cực. Đây là giai cấp có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống đế quốc, phong kiến.