Đề thi kết thúc học phần môn Cơ sở Văn hóa Việt Nam - Đề 5

Đề thi môn Cơ sở Văn hóa Việt Nam - Đề 5

Đề thi kết thúc học phần môn Cơ sở Văn hóa Việt Nam - Đề 5 được sưu tầm từ các trường ĐH-CĐ khác nhau với hình thức thi tự luận sẽ giúp cho các bạn có thêm tài liệu tham khảo, chuẩn bị thật tốt cho kì thi kết thúc môn Cơ sở văn hóa. Chúc các bạn ôn thi thật tốt.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu 1: Cấu trúc của hệ thống văn hóa là gì?

Đáp án

  • Văn hoá sản xuất: Nền văn minh nông nghiệp xóm làng với không gian định hình sinh tồn và phát triển là miền Đồng Bằng sông nước tựa núi tiếp biển.
  • Văn hoá vũ trang: Nghệ thuật chiến đấu của người Việt là cơ động bằng thuyền - thạo thuỷ chiến và dung dân binh hỗ trợ quân binh.
  • Văn hoá sinh hoạt: Lối sống của từng cộng đồng, từng gia đình và từng cá nhân được thể hiện qua cách ăn, cách mặc ,cách ở.

Câu 2: Văn hóa gốc nông nghiệp điển hình nhất phân bố ở đâu trên bản đồ thế giới cổ đại? Hiện nay, văn hóa du mục hiện hành tồn tại ở những khu vực nào?

Đáp án

Văn hóa gốc nông nghiệp phân bố điểm hình ở:

  • Phía Nam sông Dương Tử - TQ.
  • Tập trung nhiều nhất ở những vùng lúa nước Đông Nam Á cổ bao gồm: Nam Trung Hoa, Okinawa của Nhật Bản và Bang Asem của Ấn Độ.

Vùng chuyển tiếp: từ Tây Nam Á qua Ấn Độ, Đông Bắc Á qua Xiberia.

Văn hóa gốc du mục còn ở phương Tây và vủng chuyển tiếp nhưng ngày nay văn hóa gốc du mục điển hình tồn tại ở vùng chuyển tiếp.

Câu 3: Cho biết vào thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc, văn hóa Việt Nam kết tinh những giá trị truyền thống cơ bản nào?

Đáp án

  • Văn hóa bản địa thời kì này vẫn được bảo tồn và phát triển.
  • Có sự tiếp thu và làm chủ những ảnh hưởng văn hóa của nước ngoài.
  • Tiếp thu kĩ thuật làm giấy của Trung Quốc, nhân dân ta đã tìm tòi, khai thác tài nguyên địa phương và chế tạo ra giấy tốt hơn, chất lượng có phần hơn Trung Hoa.
  • Ảnh hưởng kĩ thuật gốm sứ, tiếp thu kĩ thuật của Trung Hoa và sáng tạo thêm nhiều loại hình trang trí mới,
  • Tiếp biến về ngôn ngữ, trên cơ sở chữ Hán của người Việt biến ra âm của người Việt.
  • Vào thời Hùng Vương, nền văn hóa của người Việt rất phong phú, đặc biệt là thờ cúng tổ tiên nảy sinh ở khu vực ĐNA trước khi nó được truyền ba tới miền này.
  • Nét đặc biệt là lòng tôn trọng phụ nữ của văn hóa Việt cổ. Biểu hiện cụ thể là truyền thống dũng cảm chống ngoại xâm và lãnh đạo nhân dân của bà Trưng, bà Triệu.
  • Vai trò Cùng với phong tục dùng trống Đồng, nhiều tục lệ truyền thống khác vẫn được giữ gìn như tục cạo tóc hay lưu tóc, xăm mình, nhuộm răng, ăn trầu.
  • Tuy chưa có một nền văn học chính thức và thành văn nhưng vẫn có đời sống văn học khá cao.
  • Nền văn nghệ giàu có va tiếp tục phát triển dưới dạng các huyền thoại, huyền tích hay ca dao, tục ngữ.
  • Sự du nhập của văn hóa Trung Quốc đã có những ảnh hưởng tích cực nhất định đối với đời sống văn hóa Việt Nam, nhất là những trung tâm chính trị, buôn bán tập trung như Luy Lâu, Long Biên..
  • Về âm nhạc thì bên cạnh một số nhạc cụ có ảnh hưởng của Trung Hoa như khánh, chuông thì còn chịu ảnh hưởng của Ấn Độ và Trung Á như trống cơm, hồ cầm và còn những nhạc cụ độc đáo khác như cồng, chiêng..
  • Người Việt Nam mất nước chứ không mất làng. Nền đô thị của phong kiến Trung Quốc thời Bắc thuộc chỉ có chiều dài thời gian chứ thiếu bề rộng không gian và càng thiếu hẳn về bề sâu trong lòng xã hội nước ta.

----------------------

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Đề thi kết thúc học phần môn Cơ sở Văn hóa Việt Nam - Đề 5. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 49
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm