Đề thi kết thúc học phần môn Cơ sở Văn hóa Việt Nam - Đề 3
Đề thi môn Cơ sở Văn hóa Việt Nam - Đề 3
Đề thi kết thúc học phần môn Cơ sở Văn hóa Việt Nam - Đề 3 được sưu tầm từ các trường ĐH-CĐ khác nhau với hình thức thi tự luận sẽ giúp cho các bạn có thêm tài liệu tham khảo, chuẩn bị thật tốt cho kì thi kết thúc môn Cơ sở văn hóa. Chúc các bạn ôn thi thật tốt.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Đề thi kết thúc học phần môn Cơ sở Văn hóa Việt Nam - Đề 1
Câu 1: Cần dựa vào những đặc điểm nào về đặc trưng kinh tế đề định vị văn hóa Việt Nam? Tại sao?
Đáp án
- Xem xét loại hình kinh tế và phương thức làm ăn sinh sống cụ thể được mỗi dân tộc lực chọn và áp dụng trong quá khứ cũng như ở hiện tại ra sao. Chúng đã tạo ra những đặc trưng văn hóa nào?
- Hình thức lao động, sản xuất truyền thống: nông nghiệp trồng lúa nước. Quá trình chinh phục đồng bằng châu thổ, đắp đê, điều tiết nước để sản xuất và hợp lực chống lũ lụt, người Việt cần tới sức mạnh cộng đồng.
- Người nông dân Việt không quen hạch toán và lường tính xa, thiếu tính kỉ luật và không chịu áp lực cao trong công việc.
Câu 2: Kể tên các thời kì văn hóa trong tiến trình văn hóa Việt Nam. Trình bày vắn tắt vai trò của từng thời kì trong việc định hình văn hóa Việt Nam?
Đáp án
Tiến trình văn hóa Việt Nam chia thành 6 giai đoạn: văn hóa tiền sử, văn hóa Văn Lang - Âu Lạc, văn hóa thời chống Bắc thuộc, Văn hóa Đại Viêt, Văn hóa Đại Nam và văn hóa hiện đại.
Sáu giai đoạn hình thành ba lớp văn hóa: bản địa, giao lưu TH và phương Tây.
- Lớp văn hóa bản địa bao gồm lớp văn hóa Tiền sử và Văn Lang - Âu Lạc . Thành tựu lớn của giai đoạn này là sự hình thành nghể nông nghiệp lúa nước, tạo tiền đề phát triển cho một đất nước nông nghiệp điển hình.
- Lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa và khu vực hình thành hai giai đọa phát triển: giai đoạn văn hóa chống Bắc thuộc và văn hóa Đại Việt. Thời kì hình thành hai xu hướng trái ngược nhau: Hán hóa và Việt Hóa các yếu tố Trung Hoa. Văn hóa Nho Giáo thời kì này phát triển lên đến đỉnh cao.
- Lớp văn hóa giao lưu với phương Tây bao gồm hai giai đoạn: Văn hóa Đại Nam và văn hóa hiện đại. Thời kì này cũng có hai xu hướng: Âu hóa và Việt hóa các yếu tố phương Tây. Đây là thời kì hứa hẹn sẽ đưa văn hóa Việt Nam phát triển mạnh mẽ trên mọi phương diện, đạt đỉnh cao mới.
Câu 3: So sánh đặc trưng tư duy của cư dân nông nghiệp và du mục trong cùng hệ quả của nó?
Đáp án
Văn hóa gốc du mục | Văn hóa gốc nông nghiệp |
- Trong lĩnh vực nhận thức thiên về lối tư duy phân tích (theo lối khách quan, lí tính và thực nghiệm, dẫn đến kết quả là khoa học phương Tây phát triển) - Chú trọng các yếu tố (sống thực dụng, thiên về vật chất) - Chấp hành nghiêm những quy định, trật tự, luật lệ xã hội mà tư duy đề ra. | Về mặt nhận thức hình thành lối tư duy tổng hợp. - Tổng hợp kéo theo biện chứng - cái mà nông nghiệp quan tâm không phải là yếu tô riêng lẻ mà là những mối quan hệ qua lại giữa chúng. - Tích lũy được nhiều kinh nghiệm sống phong phú. |
----------------------
Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Đề thi kết thúc học phần môn Cơ sở Văn hóa Việt Nam - Đề 3. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.