Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi kết thúc học phần môn Cơ sở Văn hóa Việt Nam - Đề 4

Đề thi môn Cơ sở Văn hóa Việt Nam - Đề 4

Đề thi kết thúc học phần môn Cơ sở Văn hóa Việt Nam - Đề 4 được sưu tầm từ các trường ĐH-CĐ khác nhau với hình thức thi tự luận sẽ giúp cho các bạn có thêm tài liệu tham khảo, chuẩn bị thật tốt cho kì thi kết thúc môn Cơ sở văn hóa. Chúc các bạn ôn thi thật tốt.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu 1: Triết lí Âm Dương là gì? Triết lí Âm Dương có quan hệ như thế nào đến tính cách người Việt cổ?

Đáp án

Triết lí âm dương được cấu thành từ hai cặp yếu tố: đất - trời và mẹ - cha, đó là sự khái quát đầu tiên trên con đường dẫn đến triết lí âm dương. Người ta dùng hai vạch ngắn -- để kí hiệu cho âm và - vạch dải để kí hiệu cho dương.

Triết lí âm dương có hai quy luật, đó là:

  • Quy luật về thành tố: không có gì hoàn toàn dương hoặc hoàn toàn âm, trong âm có dương và trong dương có âm.
  • Quy luật về quan hệ: âm và dương luôn gắn bó mật thiết với nhau và chuyển hóa cho nhau: âm cực sinh dương, dương cực sinh âm.

Triết lí âm dương và tính cách người Việt:

  • Tư duy lưỡng hợp bộc lộ rất rõ nét qua khuynh hướng cặp đôi xuất hiện ở khắp nơi, từ tư duy đến lối sống, dấu vết cổ xưa đến thói quen hiện đại. VD: vật tổ người Việt là một cặp Tiên - Rồng..
  • Người Việt Nam nhận thức rất rõ về hai quy luật của triết lí âm dương, có triết lí sống quân bình, khả năng thích nghi cao và lạc quan với hoàn cảnh.

Câu 2: Việt Nam thời kì tiền sử và sơ sử có những nền văn hóa cổ nào? Cho biết về sự khoanh vùng địa lí của các nền văn hóa cổ ấy?

Đáp án

Có 3 nền văn hóa cổ:

  • Văn hóa Đông Sơn: hình thành trực tiếp từ 3 nền văn hóa: sông Hồng, sông Mã, sông Cả (Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun), thuộc giai đoạn đồng thau. Tính thống nhất văn hóa được thể hiện từ một vùng rộng lớn từ bờ sông Gianh đến Quảng Bình.
  • Văn hóa Sa Huỳnh: từ Đèo Ngang đến Đồng Nai (gọi tên theo một đặc điểm khảo cổ học ven biển thuộc tỉnh Quãng Ngãi), chủ nhân là người tiền Mã lai, mang nhiều yếu tố Nam Á.
  • Văn hóa Đồng Nai phân bố ở Đông Nam Bộ.

Câu 3: Vì sao ý thức giữ gìn môi trường của người phương Tây cao hơn người phương Đông chúng ta?

Đáp án

  • Do các nước phương Đông phát triển thu kém phương Tây về mặt vật chất. Đa phần các nước phương Đông là những nước đang phát triển, đời sống còn nhiều khó khăn nên dẫn đến ý thức bảo vệ môi trường kém.
  • Người phương Đông xem mục tiêu phát triển đời sống vật chất là số một nên hủy hoại thiên nhiên vì lợi ích cá nhân
  • Đối với người phương Tây thì môi trường là yếu tố quyết định sự sống còn nên họ có ý thức bảo vệ môi trường rất nghiêm ngặc, ý thức của họ về môi trường rất cao,
  • Người phương Đông cho rằng mình có khả năng hòa hợp với môi trường tự nhiên nên cứ tàn phá mà không nghĩ đến hậu quả về sau.
    Pháp luật phương Đông chưa xử lí nghiêm các hình thức phá hoại môi trường.

----------------------

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Đề thi kết thúc học phần môn Cơ sở Văn hóa Việt Nam - Đề 4. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm