Đề thi Olympic cụm trường THPT Ba Đình - Tây Hồ năm học 2011 - 2012 môn Vật lý lớp 10
Vndoc.com xin gửi đến các bạn: Đề thi Olympic cụm trường THPT Ba Đình - Tây Hồ năm học 2011 - 2012 môn Vật lý lớp 10.
Đề thi Olympic môn Vật lý lớp 10:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI | ĐỀ THI OLYMPIC NĂM HỌC 2011- 2012 |
Bài 1: (2điểm)
Có 2 xe cùng khởi hành từ A về B. Vận tốc xe 1 trên nửa đoạn đường đầu là 45 km/h, nửa đoạn đường còn lại là 30 km/h. Vận tốc xe 2 trong nửa thời gian đầu là 45 km/h và trong nửa thời gian còn lại 30 km/h .Tính:
a. Vận tốc trung bình mỗi xe? từ đó cho biết xe nào đến B sớm hơn?
b. Chiều dài quãng đường AB và thời gian chuyển động mỗi xe? Biết xe này đến sớm hơn xe kia 6 phút .
Bài 2: (3điểm)
Một người đi trên một chiếc thang cuốn. Nếu:
- Người đó đi với vận tốc v thì phải bước 50 bậc mới hết thang.
- Người đó đi với vận tốc 2v thì phải bước 60 bậc mới hết thang
Hỏi: Nếu thang không chuyển động thì người đó phải bước bao nhiêu bậc mới hết thang?
Bài 3: (3điểm)
Con lắc lò xo gồm: lò xo nhẹ có k = 10 N/m , vật m = 20g dao động tắt dần chậm trên mặt phẳng nằm ngang, hệ số ma sát μ =0,1. Ban đầu giữ vật sao cho lò xo bị nén 10 cm rồi thả nhẹ (g= 10 m/s2). Xác định:
Vận tốc của vật khi đi qua vị trí lò xo không biến dạng lần đầu tiên?
Bài 4: (4điểm)
Một bán cầu tâm o bán kính R = 1m cố định trên mặt ngang, một vật nhỏ trượt xuống không vận tốc ban đầu từ đỉnh A (Coi mọi lực cản không đáng kể) (Hình 1).
Xác định:
a. Vị trí của điểm M để vật bắt đầu rời khỏi bán cầu?
b. Coi va chạm giữa vật và sàn là hoàn toàn đàn hồi. Hãy xác định độ cao tối đa mà vật đạt được sau va chạm với mặt đất? (g = 10m/s2) (Biết véc tơ vận tốc đập xuống đất và véc tơ vận tốc nảy lên đối xứng nhau qua mặt phẳng va chạm)
Bài 5: (4điểm)
Cho vật m = 2kg có thể trượt có ma sát (μ = 0,1) trên mặt phẳng ngang (g= 10 m/s2) (hình 2)
a. Truyền cho vật vận tốc ban đầu v0 = 1 m/s theo phương ngang. Xác định: Thời gian và quãng đường vật chuyển động cho đến khi dừng lại?
b. Tác dụng lực F tạo với phương ngang góc α = 300 làm vật chuyển động đều. Xác định: Lực F?
c. Góc α phải bằng bao nhiêu để vật trượt đều Với lực F nhỏ nhất?
Câu 6: (4điểm)
Chiếc thang có khối lượng m = 20 kg, chiểu dài L = 4m, dựa vào tường nhẵn, thang hợp với mặt sàn góc α. Biết hệ số ma sát giữa thang và mặt sàn μ = 0,5.
a) Thang đứng yên cân bằng, Tìm các lực tác dụng lên thang? (Cho α = 600)
b) Tìm điều kiện của góc α để thang đứng yên không trượt ?
c) Một người có khối lượng M=50 kg leo lên thang (với α = 600) .Tìm vị trí cao nhất của người đó ở trên thang để thang không trượt? (g = 10 m/s2) và hệ số ma sát lúc này chỉ còn là :0,4