Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT quốc gia 2021 môn Lịch sử trường Đoàn Thượng, Hải Dương lần 2 có đáp án

Đề thi thử tốt nghiệp THPT quốc gia 2021 môn Sử

Đề thi thử THPT 2021 môn Lịch sử trường Đoàn Thượng, Hải Dương lần 2 được VnDoc.com sưu tầm và gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Đề thi với cấu trúc 40 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án, là tài liệu tham khảo hữu ích cho các em ôn thi THPT Quốc gia.

Nhằm mang đến cho các em học sinh tài liệu luyện thi THPT Quốc gia, VnDoc giới thiệu Chuyên mục Ôn thi THPT Quốc gia bao gồm nhiều đề thi khác nhau được sưu tầm từ nhiều trường THPT và các tỉnh thành trên cả nước, là tài liệu hữu ích cho các em ôn tập, củng cố kiến thức, chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt kết quả cao.

Câu 1. Từ cuộc đấu tranh ngoại giao của ta sau cách mạng tháng Tám năm 1945 có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền Tổ quốc hiện nay?

A. Nhân nhượng với kẻ thù.

B. Cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược.

C. Luôn mềm dẻo trong đấu tranh.

D. Cứng rắn về sách lược, mềm dẻo về nguyên tắc.

Câu 2. Điểm chung về hoạt động quân sự của quân dân Việt Nam trong các chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947, Biên giới thu - đông năm 1950 và Điện Biên Phủ năm 1954 là có sự kết hợp giữa

A. Tiến công quân sự và nổi dậy của nhân dân.

B. Đánh điểm, diệt viện và đánhvận động.

C. Bao vây, đánh lấn và đánh công kiên.

D. Chiến trường chính và vùng sau lưng địch.

Câu 3. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, sự kiện nào thể hiện quyền làm chủ của nhân dân Việt Nam?

A. Phát hành tiền Việt Nam thay cho tiền Đông Dương.

B. Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên.

C. Thành lập Quân đội quốc gia Việt Nam.

D. Bản Hiến pháp đầu tiên được Quốc hội thông qua.

Câu 4. Đâu là thắng lợi ngoại giao quan trọng của Việt Nam trong năm 1950?

A. Các nước Đông Âu và Nam Âu công nhận và đặt quan hệ ngoại giao.

B. Mĩ ngày càng can thiệp sâu vào chiến trường Đông Dương.

C. Các nước trong phe xã hội chủ nghĩa lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao.

D. Các nước Đông Nam Á công nhận và đặt quan hệ ngoại giao.

Câu 5. Sau cuộc kháng chiến chống pháp kết thúc, Miền Bắc đã căn bản hoàn thành cuộc cánh mạng nào?

A. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

B. Cách mạng ruộng đất.

C. Cách mạng xã hội chủ nghĩA.

D. Cách mạng xanh trong nông nghiệp.

Câu 6. Chủ trương giải phóng miền Nam mà Bộ Chính trị đề ra cuối năm 1974 đầu năm 1975 là gì?

A. Đánh từ Bắc đến Nam.

B. Đánh từng gói nhỏ.

C. Đánh chắc thắng chắC.

D. Đánh nhanh thắng nhanh.

Câu 7. Tổng thống nào của Mĩ đề ra chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" ở miền Nam Việt Nam?

A. Ai-xen-hao

B. Ken-nơ-đi

C. Giôn-xơn

D. Ru-dơ-ven

Câu 8. Khó khăn lớn nhất của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Các đảng phái tranh giành quyền lựC.

B. Kinh tế kém phát triển.

C. Gánh chịu những hậu quả hết sức nặng nề.

D. Nhân dân nổi dậy ở nhiều nhiều nơi.

Câu 9. Điểm khác biệt cơ bản giữa con đường giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc (hình thành trong những năm 20 của thế kỉ XX) so với các con đường cứu nước trước đó là gì?

A. Khuynh hướng cách mạng.

B. Đối tượng cách mạng.

C. Mục tiêu trước mắt.

D. Lực lượng cách mạng.

Câu 10. Sự kiện nào dưới đây có ảnh hưởng tích cực đến phong trào cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX?

A. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.

B. Trật tự Véc xai - Oa sin tơn thiết lập.

C. Cách mạng tháng Mười Nga 1917 thành công.

D. Pháp bị thiệt hại nặng nề trong chiến tranh.

Câu 11. Quốc gia nào được coi là lá cờ đầu của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Mĩ La Tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Brazil.

B. Urugoay.

C. Mêhicô.

D. Cu Ba.

Câu 12. Nhân tố chi phối quan hệ quốc tế trong phần lớn nửa sau thế kỉ XX là gì?

A. Xu thế toàn cầu hóA.

B. Sự hình thành các liên minh khu vực.

C. Cục diện "Chiến tranh lạnh".

D. Sự ra đời các khối quân sự đối lập.

Câu 13. Nguyên nhân nào là quan trọng nhất để Đảng ta chủ trương khi thì tạm thời hoà hoãn với Trung Hoa Dân quốc để đánh Pháp, khi thì hoà hoãn với Pháp để đuổi Trung Hoa Dân quốc?

A. Tưởng dùng bọn tay sai Việt Quốc, Việt Cách để phá ta từ bên trong.

B. Chính quyền của ta còn non trẻ, không thể cùng một lúc đối phó với nhiều kẻ thù.

C. Thực dân Pháp được sự giúp đỡ, hậu thuẫn của Anh.

D. Tưởng có nhiều âm mưu chống phá cách mạng.

Câu 14. Từ nửa sau những năm 70 của thế kỷ XX, Nhật Bản thực hiện chính sách đối ngoại trở về châu Á dựa trên cơ sở nào?

A. Nền kinh tế đứng đầu thế giới.

B. Mỹ bắt đầu bảo trợ về vấn đề hạt nhân.

C. Lực lượng quân đội phát triển nhanh.

D. Tiềm lực kinh tế - tài chính hùng hậu.

Câu 15. "Thành cổ Quảng Trị" là địa danh được gắn liền với sự kiện nào sau đây?

A. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.

B. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.

C. Trận "Điện Biên Phủ trên không" cuối 1972.

D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

Câu 16. Đâu là cuộc khởi nghĩa vũ trang lớn và kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ở Việt Nam?

A. Khởi nghĩa Bãi Sậy.

B. Khởi nghĩa Yên Thế.

C. Khởi nghĩa Hương Khê.

D. Khởi nghĩa Ba Đình.

Câu 17. Yếu tố nào dưới đây phản ánh không đúng nguyên nhân phát triển của nền kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Tài nguyên thiên phong phú.

B. Chi phí cho quốc phòng thấp.

C. Áp dụng khoa học kỹ thuật.

D. Vai trò điều tiết của nhà nước.

Câu 18. Vì sao sự ra đời các Xô viết ở Nghệ - Tĩnh được đánh giá là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 - 1931?

A. Đã hoàn thành mục tiêu đề ra trong Luận cương chính trị của Đảng (10 - 1930).

B. Đây là hình thức chính quyền giống các Xô Viết ở nước Nga (1917).

C. Giải quyết được những vấn đề cơ bản của một cuộc cách mạng xã hội.

D. Đây là mốc đánh dấu sự tan rã của bộ máy chính quyền thực dân, phong kiến.

Câu 19. Đặc điểm nổi bật của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam đầu thế kỉ XX là gì?

A. sự chuyển biến về tư tưởng của giai cấp tiểu tư sản trước tác động của chủ nghĩa Mác- Lênin.

B. sự phát triển mạnh mẽ của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản.

C. Cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo giữa khuynh hướng CM vô sản và khuynh hướng CM dân chủ tư sản.

D. sự phát triển của phong trào công nhân từ tự phát sang tự giác.

Câu 20. Hiệp định nào đã công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương?

A. Hiệp định Giơnevơ 1954.

B. Hiệp định Viêng Chăn 1973.

C. Hiệp định Sơ bộ 1946.

D. Hiệp định Pari 1973.

Câu 21. Ý nào sau đây không phải là điểm chung của chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất 1873 và chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai 1883?

A. Đều thể hiện rõ quyết tâm tiêu diệt giặc của nhân dân ta.

B. Đều khiến cho thực dân Pháp hoang mang, lo sợ và tìm cách thương lượng với triều đình Nguyễn.

C. Đều giết chết được tướng giặc ngay tại trận.

D. Đều do nghĩa quân của Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc thực hiện.

Câu 22. Sự kiện nào sau đây đánh dấu cách mạng nước ta đã hoàn thành mục tiêu "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một"?

A. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

B. Đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng miền Nam.

C. Cả nước tiến lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội.

D. Mỹ ký Hiệp định Pari 1973 rút quân hoàn toàn về nước.

Câu 23. Trải qua 8 năm tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp lâm vào hoàn cảnh như thế nào?

A. Thiệt hại ngày càng nặng nề, vùng chiếm đóng bị thu hẹp.

B. Phụ thuộc hoàn toàn vào Mĩ.

C. Bước đầu gặp những khó khăn về tài chính.

D. Vùng chiếm đóng ngày càng mở rộng.

Câu 24. Mặt trận nào có vai trò chuẩn bị trực tiếp cho Cách mạng tháng Tám 1945?

A. Mặt trận Thống nhất Dân tộc phản đế Đông Dương.

B. Mặt trận Việt Minh.

C. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.

D. Mặt trận Liên Việt.

Câu 25. Điểm khác biệt cơ bản của phong trào cách mạng 1930 - 1931 so với phong trào dân tộc dân chủ trước năm 1930?

A. Lôi cuốn đông đảo quần chúng nhân dân tham gia.

B. Phong trào cách mạng đầu tiên do Đảng Cộng sản lãnh đạo.

C. Hình thức đấu tranh quyết liệt và triệt để hơn.

D. Quy mô phong trào rộng lớn trên cả nước.

Câu 26. Đâu là một trong những biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa hiện nay?

A. Sự chuyển biến về cơ cấu kinh tế các nước trên thế giới.

B. Sự tăng trưởng cao của các nền kinh tế.

C. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.

D. Sự phát triển và xã hội hóa lực lượng sản xuất.

Câu 27. Hội nghị Ianta (2-1945) diễn ra trong hoàn cảnh nào?

A. Phát xít Đức đầu hàng quân Đồng minh không điều kiện.

B. Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

C. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc.

D. Phát xít Đức chuẩn bị tấn công Liên Xô.

Câu 28. Tổ chức nào dưới đây là hạt nhân đưa tới sự ra đời của Đông Dương Cộng sản Đảng (6-1929)?

A. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

B. Việt Nam Quốc dân đảng.

C. Tân Việt Cách mạng đảng.

D. Hội Việt Nam Nghĩa đoàn.

Câu 29. Nguyên nhân nào dưới đây làm cho nền kinh tế Mỹ, Nhật, Tây Âu bị suy thoái từ nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX?

A. Tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới.

B. Phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ Latinh giành thắng lợi.

C. Các nước đồng minh không có khả năng trả nợ cho Mĩ.

D. Sự vươn lên của các nền kinh tế mới nổi.

Câu 30. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam, thái độ chính trị của giai cấp tư sản dân tộc như thế nào?

A. Có thái độ kiên quyết trong việc đấu tranh chống Pháp.

B. Có tinh thần đấu tranh cách mạng triệt để.

C. Có thái độ không kiên quyết dễ thỏa hiệp khi Pháp mạnh.

D. Có thái độ phản đối đấu tranh cách mạng.

Câu 31. Chủ trương của Đảng là giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất trong giai đoạn 1939 - 1945 đã chứng tỏ điều gì?

A. Đáp ứng đúng nguyện vọng số một của giai cấp nông dân Việt Nam.

B. Thực hiện đúng chủ trương của Luận cương chính trị tháng 10 - 1930.

C. Bắt đầu nhận ra khả năng chống đế quốc của trung và tiểu địa chủ.

D. Tập trung giải quyết mâu thuẫn cơ bản hàng đầu của xã hội Việt Nam.

Câu 32. Nhiệm vụ trọng tâm của các kế hoạch 5 năm ở Liên Xô từ 1950 đến những năm 1970 là gì?

A. Tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.

B. Xây dựng khối chủ nghĩa xã hội vững mạnh, đối trọng với Mĩ và Tây Âu.

C. Viện trợ cho các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.

D. Xây dựng hợp tác hóa nông nghệp và quốc hữu hóa nền công nghiệp quốc gia.

Câu 33. Mục tiêu đấu tranh của phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam là gì?

A. Chống chế độ phản động thuộc địA.

B. Chống phát xít Nhật và tay sai.

C. Chống đế quốc Pháp - phát xít Nhật.

D. Chống đế quốc và phong kiến.

Câu 34. Nhận định nào đúng nhất về mối quan hệ giữa chiến thắng Điện Biên Phủ với Hiệp định Giơ nevơ năm 1954?

A. Thắng lợi ở Điện Biên Phủ buộc Pháp kí kết Hiệp định Giơnevơ.

B. Hiệp định Giơnevơ là biểu hiện sự lớn mạnh của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

C. Đó là sự phối hợp chặt chẽ giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao.

D. Cùng đưa đến sự kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

Câu 35. Thực tế lịch sử nước ta trong năm đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám đã làm rõ luận điểm nào của Chủ nghĩa Mác - Lênin?

A. Sự nghiệp giải phóng dân tộc phải do dân tộc mình tự quyết định.

B. Giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp.

C. Giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền càng khó hơn.

D. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Câu 36. Thất bại trong chiến lược chiến tranh nào buộc Mĩ phải chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán với ta ở hội nghị Pari?

A. Trong Việt Nam hóa chiến tranh.

B. Trong chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai.

C. Trong chiến tranh đặc biệt.

D. Trong chiến tranh cục bộ.

Câu 37. Bài học kinh nghiệm quan trọng nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam được rút ra trong việc lãnh đạo Cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì?

A. Xây dựng khối liên minh công - nông và mặt trận dân tộc thống nhất.

B. Phân hóa, cô lập cao độ kẻ thù để thực hiện các giải pháp cụ thể.

C. Phải có chủ trương và biện pháp phù hợp với tình hình thực tiễn cách mạng.

D. Tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh bằng nhiều hình thức.

Câu 38. Vì sao việc thành lập mặt trận Việt Minh (5 - 1941) được coi là một chủ trương sáng tạo của Đảng Cộng sản Đông Dương?

A. Giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.

B. Hạn chế tối đa sự chống phá của các thế lực thù địch.

C. Giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương.

D. Tập hợp hết thảy các lực lượng vào mặt trận đấu tranh chống đế quốc.

Câu 39. Vì sao trong những năm 1936 - 1939, ta lại có điều kiện để đấu tranh công khai, hợp pháp?

A. Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp lên nắm quyền, cho phép nhân dân thuộc địa được tự do đấu tranh.

B. Bọn phát xít lên cầm quyền ở Pháp, thực hiện một số cải cách tiến bộ ở thuộc địa.

C. Chủ nghĩa Phát xít xuất hiện, đe dọa nền hòa bình, an ninh thế giới.

D. Chính phủ Mặt trận nhân dân lên nắm quyền ở Pháp đã cho thi hành một số chính sách tiến bộ ở thuộc địa.

Câu 40. Phong trào nào dưới đây là phong trào đấu tranh tiêu biểu của tiểu tư sản Việt Nam trong những năm 1919-1925?

A. Chống độc quyền cảng Sài Gòn.

B. Đòi Pháp trả tự do cho Phan Bội Châu.

C. "Bài trừ ngoại hóa".

D. "Chấn hưng nội hóa".

------Hết------

Đáp án đề thi thử THPT quốc gia 2021 môn Lịch sử trường Đoàn Thượng, Hải Dương lần 2

TRƯỜNG THPT ĐOÀN THƯỢNG

Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI

Môn thi thành phần: Lịch sử

Đáp án mã đề: 132

01. B; 02. D; 03. B; 04. C; 05. A; 06. D; 07. B; 08. C; 09. A; 10. C; 11. D; 12. C; 13. B; 14. D; 15. A; 16. B; 17. B; 18. C; 19. C; 20. A; 21. B; 22. A; 23. A; 24. B; 25. B; 26. C; 27. C; 28. A; 29. A; 30. C; 31. D; 32. A; 33. D; 34. C; 35. C; 36. D; 37. C; 38. C; 39. D; 40. B

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Đề thi thử THPT quốc gia 2021 môn Lịch sử trường Đoàn Thượng, Hải Dương lần 2 có đáp án. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Ngữ văn 12, tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12... được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 12 của VnDoc.com để có thêm tài liệu học tập nhé

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Thi THPT Quốc gia môn Lịch sử

    Xem thêm