Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2016 tỉnh Quảng Nam

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Địa lý

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2016 tỉnh Quảng Nam là đề thi khảo sát lớp 12 nhằm đánh giá chất lượng học tập cũng như chất lượng ôn thi đại học, ôn thi THPT Quốc gia năm 2016 môn Địa lý. Đề thi môn Địa có đáp án đi kèm, hi vọng sẽ giúp các bạn củng cố kiến thức hiệu quả nhất. Mời các bạn tham khảo.

Đề cương ôn thi THPT Quốc gia năm 2016 môn Địa lý

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Địa lý trường THPT Lê Quý Đôn, Hải Phòng (Lần 1)

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
QUẢNG NAM


KỲ THi KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 12
THPT NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn thi: Địa lí
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu I (2,0 điểm)

  1. Nêu đặc điểm địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc Việt Nam.
  2. Trình bày chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của nước ta.

Câu II (2,0 điểm)

Dựa vào trang 21 và trang 23 của Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

  1. Nhận xét sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo nhóm ngành ở nước ta?
  2. Kế tên các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam với nước bạn Campuchia.

Câu III (3,0 điểm)

Cho bảng số liệu:

NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH CÁC THÁNG TRONG NĂM TẠI HUẾ VÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.

Đơn vị: độ C

Tháng123456789101112
Huế19,720,923,226,028,029,229,428,827,025,123,220,8
Thành phố Hồ Chí Minh25,826,727,928,928,327,527,127,126,826,726,425,7
  1. Vẽ biểu đồ đường thể hiện nhiệt độ các tháng trong năm của Huế và Thành phố Hồ Chí Minh
  2. Nhận xét và giải thích sự khác biệt trong chế độ nhiệt của hai địa điểm nói trên.

Câu IV (3,0 điểm)

  1. Phân tích những khó khăn trong việc phát triển ngành thủy sản của nước ta hiện nay. Tại sao nhà nước cần phải có chính sách hỗ trợ vốn, khuyến khích ngư dân khai thác thủy hải sản xa bờ?
  2. Chứng minh Tây Nguyên có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây công nghiệp lâu năm, khai thác và chế biến lâm sản. Tại sao trong khai thác rừng ở Tây Nguyên cần chú trọng khai thác đi đôi với tu bổ bảo vệ vốn rừng.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Địa lý

Câu I (2,0 điểm)

1) Đặc điểm địa hình vùng núi rường ơn Bắc.

  • Giới hạn từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã.
  • Gồm các dãy núi song song và so le nhau theo hướng tây bắc – đông nam
  • Địa hình thấp và hẹp ngang được nâng cao ở hai đầu, phía bắc là vùng núi Tây Nghệ An, phía nam là vùng núi Tây Thừa Thiên Huế, ở giữa thấp trũng là vùng núi đá vôi từ Quảng Bình đến Quảng Trị
  • Mạch núi cuối cùng là dãy Bạch Mã đâm ngang ra biển.

2) Chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của nước ta:

  • Tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế tốc độ tăng dân số, đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương chính sách, pháp luật về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
  • Xây dựng chính sách chuyển cư phù hợp để thúc đẩy sự phân bố dân cư lao động giữa các vùng. Xây dựng quy hoạch và chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị.
  • Đưa xuất khẩu lao động thành một chương trình lớn, có giải pháp và chính sách mở rộng thị trường xuất khẩu lao động, đổi mới mạnh mẽ công tác đào tạo người lao động xuất khẩu.
  • Đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi và các vùng nông thôn.

Câu II (2,0 điểm)

1) Những thay đổi trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo nhóm ngành ở nước ta

  • Trong cơ cấu ngành công nghiệp nổi lên một số ngành trọng điểm như: công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, công nghiệp dệt – may, công nghiệp hóa chất - phân bón – cao su...
  • Năm 2007 so với năm 2000:
    • Nhóm công nghiệp khai thác tỉ trọng giảm 6,1 %
    • Nhóm công nghiệp chế biến tỉ trọng tăng 6,7 %
    • Nhóm công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước tỉ trọng giảm 0,6 %

2) Các cửa khẩu quốc tế giữa nước ta với nước bạn Campuchia: 8 cửa khẩu, kể trung bình 2 của khẩu được 0,25 điểm, một cửa khẩu không cho điểm.

Lệ Thanh, Hoa Lư, Xa Mát, Mộc Bài, Dinh Bà, Vĩnh Xương, Tịnh Biên, Xà Xía.

Câu III (3,0 điểm)

1) Vẽ biểu đồ đường:

  • Đúng đẹp, có chú thích 2 đường, có tên biểu đồ.
  • Chia sai tỉ lệ, không có chú thích, không ghi tên biểu đồ trừ 0,25 điểm trên ý

2) Nhận xét và giải thích:

a. Nhận xét:

  • Huế có nhiệt độ trung bình năm thấp hơn Thành phố Hồ Chí Minh dẫn chứng
  • Huế có biên độ nhiệt độ trung bình năm cao hơn Thành phố Hồ Chí Minh
  • Huế có 1 tháng nhiệt độ thấp dưới 20 độ C, Thành phố Hồ Chí Minh quanh năm nóng, tháng thấp nhất đạt 25,7 độ C, có 4 tháng nhiệt độ thấp hơn Huế

b. Giải thích:

  • Huế có vĩ độ cao hơn, Thành phố Hồ Chí Minh ở gần xích đạo nên có góc nhập xạ lớn hơn...
  • Huế chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc lạnh nên các tháng mùa đông nhiệt độ thấp, Thành phố Hồ Chí Minh không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên quanh năm nóng.
  • Huế có các tháng 6, 7, 8, 9 nhiệt độ cao hơn Thành phố Hồ Chí Minh do nằm gần chí tuyến Bắc thời gian giữa hai lần mặt trời lên thiên đỉnh ngắn hơn, Huế chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam trong mùa hạ.

Câu IV (3,0 điểm)

1) Những khó khăn trong việc phát triển ngành thủy sản

  • Hàng năm có tới 9 – 10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông và khoảng 30 – 35 đợt gió mùa Đông Bắc, nhiều khi gây thiệt hại về người và tài sản của ngư dân, hạn chế số ngày ra khơi.
  • Tàu thuyền, các phương tiện đánh bắt nói chung còn chậm được đổi mới, do vậy năng suất lao động còn thấp, hệ thống các cảng cá chưa đáp ứng được yêu cầu.
  • Việc chế biến thủy sản, nâng cao chất lượng thương phẩm còn nhiều hạn chế.
  • Ở một số vùng ven biển, môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thủy sản bị suy giảm nghiêm trọng.

Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ vốn, khuyến khích ngư dân đánh bắt xa bờ vì:

  • Ngư dân thiếu vốn để trang bị tàu thuyền, ngư cụ hiện đại ra khơi đánh bắt.
  • Khai thác thủy sản xa bờ cho năng suất cao, bảo vệ được nguồn lợi thủy sản ven bờ, giữ vững chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

2. Tây Nguyên có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây công nghiệp lâu năm, khai thác và chế biến lâm sản.

  • Phát triển cây công nghiệp lâu năm:
    • Đất: Có diện tích đất đỏ badan màu mỡ, phân bố trên những mặt bằng rộng thuận lợi phát triển cây công nghiệp lâu năm.
    • Khí hậu: Có tính chất cận xích đạo với một mùa mưa và mùa khô rõ rệt, khí hậu phân hóa theo độ cao thuận lợi phát triển cây công nghiệp lâu năm.
  • Khai thác và chế biến lâm sản:
    • Vào đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX ở Tây Nguyên rừng vẫn che phủ 60 % diện tích lãnh thổ, trong rừng có nhiều loại gỗ quý (cẩm lai, gụ mật, nghiến, trắc, sến... ), lâm sản.
    • Rừng Tây Nguyên chiếm tới 36 % diện tích đất rừng và 52 % sản lượng gỗ có thể khai thác của cả nước.

Khai thác rừng ở ây Nguyên cần chú trọng khai thác đi đôi với tu bổ bảo vệ vốn rừng vì:

  • Thời gian gần đây do nạn phá rừng gia tăng, làm giảm nhanh lớp phủ rừng, giảm sút trữ lượng các loại gỗ quý, đe dọa môi trường sống của các loài chim, thú quý, làm hạ thấp mực nước ngầm về mùa khô gây khó khăn cho sản xuất và đời sống nhân dân.
  • Khai thác rừng hợp lý, đi đôi với việc tu bổ bảo vệ vốn rừng, để bảo vệ diện tích rừng, bảo vệ trữ lượng các loại gỗ quý, các loài chim thú quý, khỏi nguy cơ tuyệt chủng, giảm bớt hạn hán trong mùa khô.
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Địa lý khối C

    Xem thêm