Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2016 trường THPT Đa Phúc, Hà Nội (Lần 3)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2016

Nhằm giúp các bạn học sinh luyện đề, thử sức trước kì thi Quốc gia, kì thi đại học sắp tới, VnDoc.com xin giới thiệu Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2016 trường THPT Đa Phúc, Hà Nội (Lần 3) có đáp án kèm theo. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn thi đại học môn Địa, luyện thi THPT Quốc gia môn Địa hiệu quả. Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Địa lý trường THPT Đa Phúc, Hà Nội (Lần 2)

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Địa lý - Số 3

TRƯỜNG THPT ....................

ĐỀ THI THỬ
KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2016
Môn thi: Địa lí
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

Câu I (2,0 điểm)

  1. Ngập lụt thường diễn ra ở những vùng nào của nước ta? Phân tích nguyên nhân gây ngập lụt ở mỗi vùng.
  2. Chứng minh dân số nước ta đông và còn tăng nhanh. Tại sao dân số nước ta còn tăng nhanh?

Câu II (2,0 điểm)

Dựa vào trang 22 và trang 28 của Atlat Địa lý Việt Nam, hãy:

  1. Kể tên các trung tâm công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng quy mô lớn của nước ta.
  2. Lập bảng số liệu cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Nêu sự khác biệt về cơ cấu GDP giữa hai vùng.

Câu III (3,0 điểm)

Cho bảng số liệu:

GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU HÀNG DỆT-MAY CỦA DOANH NGHIỆP FDI VÀ DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚC, GIAI ĐOẠN 2005-2010

(Đơn vị: tỉ USD)

Năm200520062007200820092010
Doanh nghiệp FDI27,2,84,25,35,46,8
Doanh nghiệp trong nước2,13,13,63,94,14,4

Vẽ biểu đồ cột chồng thể hiện giá trị xuất khẩu hàng dệt-may của doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước, giai đoạn 2005-2010. Nhận xét và giải thích về tình hình giá trị hàng dệt-may của doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước qua các năm trong giai đoạn 2005-2010.

Câu IV (3,0 điểm)

  1. Cho biết điều kiện tự nhiên của nước ta có thuận lợi và khó khăn như thế nào đối với ngành giao thông vận tải đường biển? Nêu khái quát tình hình phát triển ngành giao thông vận tải đường biển nước ta hiện nay.
  2. Trình bày vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ. Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của vùng có ý nghĩa quan trọng như thế nào?

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2016

Câu I (2,0 điểm)

1. Ngập lụt thường diễn ra ở những vùng nào của nước ta? Phân tích nguyên nhân gây ngập lụt ở mỗi vùng. (1,0đ)

  • Các vùng ngập lụt: vùng châu thổ sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, hạ lưu các sông lớn của Trung Bộ.
  • Nguyên nhân gây ngập lụt của mỗi vùng:
    • Châu thổ sông Hồng: diện mưa bão rộng, mặt đất thấp, hệ thống đê sông, đê biển ngăn cản thoát nước, mật độ xây dựng cao...
    • Đồng bằng sông Cửu Long: mưa lớn và triều cường.
    • Hạ lưu các sông lớn của Trung Bộ: mưa bão, nước biển dâng và lũ nguồn.

2. Dân số nước ta đông, còn tăng nhanh. Tại sao dân số còn tăng nhanh? (1,0đ)

  • Dân số đông: quy mô dân số lớn, số dân trên 90 triệu người, đứng thứ 13 trên thế giới và thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á.
  • Dân số còn tăng nhanh: số dân tăng thêm mỗi năm còn khá lớn, trung bình khoảng 1 triệu người, tương đương với dân số của một tỉnh.
  • Dân số nước ta số còn tăng nhanh, do:
    • Dân số đông, quy mô dân số lớn (dc)
    • Tỉ lệ gia tăng dân số có giảm nhưng còn khá cao (1,7% mỗi năm)

Câu II (2,0 điểm)

1. Các trung tâm công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng quy mô lớn ở nước ta. (1,0đ)

  • Hải Phòng.
  • Vũng Tàu
  • Biên Hòa
  • Thủ Dầu Một

2. Lập bảng số liệu cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Nêu sự khác biệt về cơ cấu GDP giữa hai vùng. (1,0đ)

+ Bảng số liệu:

Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Duyên hải NTB và Tây Nguyên

(Đơn vị: %)

Khu vựcNông, lâm, thủy sảnCông nghiệp-xây dựngDịch vụ
Duyênhải NTB24,336,639,1
Tây nguyên47,622,030,4

+ Sự khác biệt về cơ cấu GDP giữa hai vùng.

  • Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP của Duyên hải Nam Trung Bộ là Dịch vụ (dc), thấp nhất là Nông-lâm-thủy sản (dc). Đối với Tây nguyên: chiếm tỉ trọng cao nhất là Nông-lâm-thủy sản, thấp nhất là công nghiệp-xây dựng.
  • Tây nguyên: tỉ trọng của Nông-lâm-thủy sản cao hơn Duyên hải Nam Trung Bộ (dc), nhưng tỉ trọng của Công nghiệp-xây dựng và Dịch vụ thấp hơn Duyên hải Nam Trung Bộ (dc).

Câu III (3,0 điểm)

1. Biểu đồ (2,0đ)

  • Vẽ biểu đồ:
    • Vẽ đúng dạng biểu đồ cột chồng, đúng tỉ lệ, đủ số liệu.
    • Có bảng chú giải
    • Tên biểu đồ (thiếu mỗi yêu cầu trừ 0,25 đ)
  • Tham khảo biểu đồ sau đây:

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2016 trường THPT Đa Phúc, Hà Nội (Lần 3)

Biểu đồ giá trị xuất khẩu hàng dệt-may của doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước, giai đoạn 2005-2010.

2. Nhận xét và giải thích về tình hình giá trị xuất khẩu hàng dệt-may qua các năm (1,0đ)

  • Nhận xét:
    • Tổng giá trị xuất khẩu hàng dệt may tăng nhanh và tăng liên tục qua các 0,25 năm, từ 4,8 tỉ USD lên 15,1 tỉ USD, tăng gấp hơn 3 lần.
    • Khu vực doanh nghiệp FDI và khu vực doanh nghiệp nhà nước đều có giá trị xuất khẩu tăng, trong đó khu vực doanh nghiệp FDI tăng nhanh hơn (dc).
  • Giải thích
    • Dệt-may là ngành công nghiệp truyền thống, là thế mạnh của nước ta do tận dụng được nguồn nguyên liệu tại chỗ, nguồn lao động và thị trường rộng.
    • Doanh nghiệp FDI tăng nhanh hơn do có lợi thế về thị trường, vốn đầu tư và công nghệ sản xuất hiện đại.

Câu IV (3,0 điểm)

1. Điều kiện tự nhiên có thuận lợi và khó khăn đối với ngành giao thông vận tải đường biển. Khái quát tình hình phát triển ngành giao thông vận tải đường biển nước ta hiện nay. (1,5đ)

  • Thuận lợi:
    • Đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh rộng, kín gió, nhiều đảo, quần đảo ven bờ thuận lợi để xây dựng cảng biển
    • Nằm trên đường hàng hải quốc tế đi từ Thái Bình dương xuống Ấn Độ dương (và ngược lại).
  • Khó khăn: thiên tai trên biển Đông (bão, mưa lớn, gió mùa Đông Bắc mạnh...)
  • Tình hình phát triển giao thông vận tải đường biển:
    • Thành lập được các tuyến đường biển nội địa theo hướng Bắc Nam, quan trọng nhất là tuyến Hải Phòng-Hồ Chí Minh.
    • Xây dựng được hệ thống cảng biển nội địa và quốc tế dọc theo bờ biển của tất cả các tỉnh ven biển nước ta từ Bắc vào Nam (dẫn chứng cảng biển).
    • Trên cả nước đã hình thành các cụm cảng quan trọng: Hải Phòng-Cái Lân; Đà Nẵng-Liên Chiểu-Chân Mây; Sài Gòn-Vũng Tàu-Thị Vải.

2. Vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ. Ý nghĩa quan trọng của việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở Bắc Trung Bộ. (1,5đ)

  • Xây dựng ơ sở hạ tầng:
    • Nâng cấp và hiện đại hóa mạng lưới đường bộ, gồm: quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh, các tuyến đường ngang: 7,8,9. Xây hầm đường bộ qua đèo Hải Vân.
    • Mở cửa khẩu, tăng cường giao thương với các nước láng giềng (Lao Bảo). Nâng cấp sân bay trong vùng (Phú Bài, Đồng Hới).
    • Đầu tư xây dựng và hoàn thiện cảng nước sâu (Nghi Sơn, Vũng Áng...) gắn liền với việc hình thành khu kinh tế biển
  • Ý nghĩa quan trọng của việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở Bắc Trung Bộ:
    • Thúc đẩy kinh tế phát triển ở vùng đồi núi phía Tây, phân bố lại dân cư và hình thành mạng lưới đô thị.
    • Tăng khả năng vận chuyển trên quốc lộ 1, tạo sức hút lớn cho các luồng vận tải tới cảng Đà Nẵng.
    • Thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa và thu hút khách du lịch.
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Địa lý khối C

    Xem thêm