Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Địa lý trường THPT Đa Phúc, Hà Nội (Lần 2)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Địa lý

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Địa lý trường THPT Đa Phúc, Hà Nội (Lần 2) có đáp án đi kèm, là tài liệu ôn thi THPT Quốc gia môn Địa hữu ích dành cho các bạn thí sinh, giúp các bạn củng cố và luyện tập kiến thức môn Địa, ôn thi đại học môn Địa khối C hiệu quả. Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Ngữ văn trường THPT Đa Phúc, Hà Nội (Lần 2)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Toán trường THPT Đa Phúc, Hà Nội (Lần 2)

SỞ GD & ĐT HÀ NỘI

TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC

ĐỀ THI THỬ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2016

Môn: ĐỊA LÍ

Thời gian: 180 phút

Câu I. (2,0 điểm)

  1. Nêu khái quát về biển Đông nước ta.
  2. Trình bày đặc điểm dân số của Việt Nam.

Câu II. (2,0 điểm)

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22 và trang 25, hãy:

  1. Kể tên các trung tâm công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng có quy mô rất lớn và lớn ở nước ta.
  2. Xác định các trung tâm du lịch quốc gia, các di sản thiên nhiên thế giới và di sản văn hóa thế giới của Việt Nam.

Câu III. (3,0 điểm) Cho bảng số liệu:

GDP (theo giá thực tế) phân theo thành phần kinh tế nước ta (đơn vị: tỉ đồng)

Năm

Thành phần

2000

2010

Kinh tế Nhà nước

170 141

668 300

Kinh tế ngoài Nhà nước

212 879

941 814

Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

58 626

370 800

Tổng số

441 646

1 980 914

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2010, Nhà xuất bản Thống kê 2011)

  1. Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện quy mô và cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế nước ta năm 2000 và 2010.
  2. Nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế nước ta trong giai đoạn trên. Giải thích tại sao thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới?

Câu IV. (3,0 điểm)

  1. Phân tích những thế mạnh về tự nhiên để phát triền nền nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta. Tại sao việc phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến là một trong những phương hướng lớn trong phát triển nông nghiệp ở nước ta?
  2. Chứng minh rằng vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có thế mạnh phát triển tổng hợp kinh tế biển. Giải thích tại sao tăng cường cơ sở hạ tầng giao thông có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để hình thành cơ cấu kinh tế của Duyên hải Nam Trung Bộ?

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Địa lý

Câu I. (2,0 điểm)

1. Nêu khái quát về biển Đông nước ta (1,0)

  1. Biển Đông là vùng biển rộng, có diện tích 3,477 triệu km2 (lớn thứ 2 trong các biển thuộc Thaí Bình Dương)
  2. Là biển tương đối kín, phía đông và đông nam bao bọc các vòng cung đảo.
  3. Biển Đông nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa
  4. Biển Đông ảnh hưởng mạnh mẽ đến thiên nhiên phần đất liền làm cho thiên nhiên nước ta có sự thống nhất giữa đất liền và biển.

2. Trình bày đặc điểm dân số của Việt Nam. (1,0)

  • Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc: DS VN: 87 triệu người (Atlat) có 54 dân tộc và 3,2 triệu Việt kiều.
  • Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ: Năm 2005 GTTN 1,3%, phần lớn trong và dưới tuổi lao động nhưng đang có xu hướng chuyển sang cơ cấu dân số già.
  • Phân bố dân cư chưa hợp lí
    • Giữa ĐB-TDMN (dẫn chứng)
    • Giữa thành thị - nông thôn (dẫn chứng)

Câu II. (2,0 điểm)

1. Kể tên các trung tâm công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng có quy mô rất lớn và lớn ở nước ta. (1,0)

  • Rất lớn: Hà Nội và TP Hồ Chí Minh (nêu đúng 2 trung tâm cho 0,5 điểm)
  • Lớn: Hải Phòng, Biên Hòa, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một (nêu đúng 2 trung tâm cho 0,25 điểm; đúng 3 - 4 trung tâm cho 0,5 điểm)

2. Xác định các trung tâm du lịch quốc gia, các di sản thiên nhiên thế giới và di sản văn hóa thế giới của Việt Nam. (1,0)

  • Trung tâm du lịch quốc gia: Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh (nêu đúng 2 trung tâm cho 0,25 điểm; đúng 3 - 4 trung tâm cho 0,5 điểm)
  • Di sản thiên nhiên thế giới: Vịnh Hạ Long, Phong Nha Kẻ Bàng (nêu đúng 2 trung tâm cho 0,25 điểm)

Di sản văn hóa thế giới: Cố đô Huế, di tích Mỹ Sơn, phố cổ Hội An (nêu đúng 2 trung tâm cho 0,25 đ)

Câu III. (3,0 điểm)

1. Bảng thể hiện cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế nước ta (đơn vị:%)

Năm

Thành phần

2000

2010

Kinh tế Nhà nước

38,5

33,7

Kinh tế ngoài Nhà nước

48,2

47,5

Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

13,3

18,7

Tổng số

100,0

100,0

Vẽ 2 biểu đồ hình tròn

Yêu cầu:

  • Chính xác về số liệu và khoảng cách
  • Đầy đủ: Kí hiệu, tên biểu đồ và chú giải (Thiếu hoặc sai mỗi tiêu chí trừ 0,25 điểm).

2. Nhận xét và giải thích. (1,0)

  • Nhận xét:
    • Cơ cấu KT Nhà nước có xu hướng giảm tỉ trọng (dẫn chứng)
    • Cơ cấu KT Ngoài Nhà nước có xu hướng giảm tỉ trọng (dẫn chứng)
    • Cơ cấu KT có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng tỉ trọng (dẫn chứng)
    • Cơ cấu KT Ngoài Nhà nước có tỉ trọng cao nhất cả 2 năm
  • Giải thích: Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới là do: Chính sách của Nhà nước thu hút vốn đầu tư nước ngoài để nâng cao cơ sở hạ tầng trong nước, tạo thêm nhiều việc làm mới, tạo ra khối lượng hàng hóa lớn và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Câu IV. (3,0 điểm)

1. Phân tích những thế mạnh về tự nhiên để phát triền nền nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta (0,75)

  • Khí hậu:
    • Mang tính nhiệt đới ẩm gió mùa, nền nhiệt cao, lượng mưa tương đối lớn, gió mùa (dẫn chứng)
    • Phân hóa: Theo vĩ độ, độ cao, theo mùa (dẫn chứng)
    • Thế mạnh trên có thuận lợi: Chế độ nhiệt ẩm phong phú cho phép cây trồng phát triển quanh năm, áp dụng luân canh, tăng canh, xen vụ. Mùa động lạnh cho phép phát triển tập đoàn cây trồng, vật nuôi đa dạng (nhiệt đới, ôn đới, cận nhiệt)
  • Địa hình và đất đai:
    • ¾ địa hình là núi và cao nguyên, 2 dạng địa hình chính là: đồi núi và đồng bằng
    • Đất đai có sự phân hóa giữa các vùng: Đất phù sa ở ĐB, đất feralit ở TDMN
    • Sự phân hóa về địa hình, đất đai tạo nên những thế mạnh về sản phẩm nông nghiệp mỗi vùng

Tại sao việc phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến là một trong những phương hướng lớn trong phát triển nông nghiệp ở nước ta là vì: (0,75)

  • Có điều kiện chế biến sản phẩm cây công nghiệp tại chỗ, thành những mặt hàng có giá trị kinh tế cao dễ bảo quản, dễ chuyên chở, dễ tiêu thụ và xuất khẩu, cho phép vùng chuyên canh mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp.
  • Xây dựng vùng chuyên canh gắn với CN chế biến tức là gắn liền SX nông nghiệp với CN tạo ra các liên hợp nông- công nghiệp nhằm hướng tới hiện đại hóa nông nghiệp.
  • Giảm cước phí vận chuyển, hạ giá thành sản phẩm cho phép cây CN nước ta xâm nhập vào thị trường TG.

2. Chứng minh rằng vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có thế mạnh phát triển tổng hợp kinh tế biển (1,0)

a. Nghề cá:

  • Tiềm năng:
    • Nhiều tôm, cá, nhiều ngư trường lớn (Bình Thuận- Ninh Thuận, Hoàng sa- Trường Sa, Bà Rịa- Vũng Tàu) để đánh bắt hải sản.
    • Nhiều vũng, vịnh, đầm phá để nuôi trồng thủy sản.
  • Tình hình phát triển:
    • Sản lượng thủy sản khai thác cao, nhiều hải sản quý.
    • Nghề nuôi tôm hùm, tôm sú, ngọc trai, hàu, hải sâm, ... phát triển
    • Chế biến hải sản; đông lạnh, nước mắm...

b. Du lịch biển:

  • Tiềm năng:
    • Nhiều bãi biển đẹp (dẫn chứng)
    • Nhiều cảnh quan đẹp ven bờ và các đảo ven bờ để phát triển du lịch.
  • Tình hình phát triển:
    • Đà Nẵng và Nha Trang là 2 TT du lịch lớn.
    • Phát triển nhiều loại hình du lịch: Du lịch biển đảo, an dưỡng, thể thao..

c. Dịch vụ hàng hải:

  • Tiềm năng:
    • Nhiều vịnh biển sâu thuận lợi XD các cản biển.
    • Nằm gần tuyến hàng hải quốc tế
  • Tình hình phát triển:
    • Nhiều cảng tổng hợp: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang...
    • Vịnh Vân Phong được XD là cảng trung chuyển quốc tế lớn.

d. Khai thác khoáng sản và làm muối:

  • Tiềm năng: Có tiềm năng về dầu khí ở quần đảo Phú Quý; Nước biển có hàm lượng muối cao.
  • Tình hình phát triển: Bắt đầu khai thác các mỏ dầu ở thềm lục địa và các vùng SX muối nổi tiếng: Sa Huỳnh, Cà Ná....

Giải thích tại sao tăng cường cơ sở hạ tầng giao thông có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để hình thành cơ cấu kinh tế của Duyên hải Nam Trung Bộ.

  • Cho phép khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên để hình thành cơ cấu KT của vùng.
  • Cho phép khai thác các thế mạnh nổi bật về KT biển của vùng.
  • Thúc đẩy mối liên hệ kinh tế với các vùng khác trong nước và quốc tế.
  • Thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở phía Tây của vùng.
Đánh giá bài viết
1 268
Sắp xếp theo

Môn Địa lý khối C

Xem thêm