Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

40 đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2019 có đáp án

Trang 1/6 – Mã đề thi 101
TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC NINH
TỔ SINH – TD
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1
NĂM HỌC 2018 - 2019
MÔN: SINH
Thi gian làm bài : 50 Phút (không k thi gian giao đề)
(Đề thi gm có 06 trang)
Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ...............................
Câu 1: Ở ruồi giấm, xét 3 gen A, B, D quy định 3 tính trạng khác nhau và alen trội là trội hoàn toàn. Phép lai P:
A
B
ab
Dd ×
A
B
ab
Dd thu được F
1
có tỉ lệ kiểu hình lặn về cả 3 tính trạng chiếm tỉ lệ 4%. Có bao nhiêu dự đoán
sau đây là đúng với kết quả ở F
1
?
(1). Có 21 loại kiểu gen và 8 loại kiểu hình.
(2). Kiểu hình có 2 trong 3 tính trạng trội chiếm tỉ lệ 30%.
(3). Tần số hoán vị gen là 36%.
(4). Tỉ lệ kiểu hình mang 1 trong 3 tính trạng trội chiếm 16,5%.
(5). Kiểu gen dị hợp về 3 cặp gen chiếm tỉ lệ 16%.
(6). Xác suất để 1 cá thể A-B-D- có kiểu gen thuần chủng là 8/99.
A. 5. B. 4. C. 3. D. 6.
Câu 2: Giả sử trong quần thể của một loài động vật phát sinh một đột biến lặn, trường hợp nào sau đây đột biến
sẽ nhanh chóng trở thành nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên?
A. Đột biến xuất hiện ở loài sinh sản hữu tính, các cá thể giao phối có lựa chọn.
B. Đột biến xuất hiện ở loài sinh sản hữu tính, các cá thể giao phối cận huyết.
C. Đột biến xuất hiện ở quần thể của loài sinh sản hữu tính, các cá thể tự thụ tinh.
D. Đột biến xuất hiện ở loài sinh sản vô tính, cá thể con được sinh ra từ cá thể mẹ.
Câu 3: Có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?
(1). Liên kết gen làm hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp.
(2). Các cặp gen càng nằm ở vị trí gần nhau thì tần số hoán vị gen càng cao.
(3). Số lượng gen nhiều hơn số lượng NST nên liên kết gen là phổ biến.
(4). Hai cặp gen nằm trên 2 cặp NST khác nhau thì không liên kết với nhau.
(5). Số nhóm gen liên kết bằng số NST đơn có trong tế bào sinh dưỡng.
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 4: gà, gen quy định màu sắc lông nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thgiới tính X hai
alen: alen A quy định lông vàng trội hoàn toàn so với alen a quy định lông đen. Cho trống lông vàng thuần
chủng giao phối với mái lông đen thu được F
1
. Cho F
1
giao phối với nhau thu được F
2
. Xét các kết luận sau
đây về kiểu gen và kiểu hình ở F
2
.
(1). Gà trống lông vàng có tỉ lệ gấp đôi gà mái lông đen.
(2). Gà trống lông vàng có tỉ lệ gấp đôi gà mái lông vàng.
(3). Tất cả các gà lông đen đều là gà mái.
(4). Gà lông vàng và gà lông đen có tỉ lệ bằng nhau.
(5). Có 2 kiểu gen quy định gà trống lông vàng.
(6). Ở F
2
có 4 loại kiểu gen khác nhau.
Có bao nhiêu kết luận đúng?
A. 5. B. 4. C. 3. D. 6.
Câu 5: một loài thực vật, tính trạng khối lượng quả do nhiều cặp gen nằm trên các cặp NST khác nhau di
truyền theo kiểu tương tác cộng gộp. Cho cây quả nặng nhất lai với cây quả nhnhất được F
1
. Cho F
1
giao phấn tự do được F
2
15 loại kiểu hình về tính trạng khối lượng quả. Tính trạng khối lượng quả do bao
nhiêu cặp gen quy định?
A. Do 7 cặp gen quy định. B. Do 5 cặp gen quy định.
C. Do 8 cặp gen quy định. D. Do 6 cặp gen quy định.
Câu 6: Giả sử thế hệ thứ nhất của một quần thể thực vật ở trạng thái cân bằng di truyền có
q(a) 0,2
;
Mã đề 101
Trang 2/6 – Mã đề thi 101
p(A) 0,8
. Thế hệ thứ hai của quần thể có cấu trúc 0,72AA : 0,16Aa : 0,12aa. Cấu trúc di truyền của quần thể
ở thể hệ thứ ba sẽ như thế nào? Biết rằng cách thức sinh sản tạo ra thế hệ thứ ba cũng giống như cách thức sinh
sản tạo ra thế hệ thứ hai.
A. 0,64AA + 0,32Aa + 0,04aa B. 0,72AA + 0,16Aa + 0,12aa
C. 0,78AA + 0,04Aa + 0,18aa D. 0,76AA + 0,08Aa + 0,16aa
Câu 7: Phương pháp nghiên cứu di truyền người nào dưới đây cho phép phát hiện hội chứng Claiphentơ?
A. Nghiên cứu trẻ đồng sinh. B. Nghiên cứu tế bào.
C. Di truyền hoá sinh. D. Nghiên cứu phả hệ.
Câu 8: Một loài thực vật, mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, alen trội trội hoàn toàn. Cho cây thân
cao, hoa đỏ giao phấn với cây thân thấp, hoa trắng (P), thu được F
1
có 100% cây thân cao, hoa đỏ. Cho F
1
giao
phấn với nhau, thu được F
2
4 loại kiểu hình, trong đó cây thân cao, hoa trắng chiếm 16%. Biết không xảy ra
đột biến nhưng có hoán vị gen cđực cái với tần số bằng nhau. Theo thuyết, bao nhiêu phát biểu sau
đây đúng?
(1). Nếu cho F
1
lai phân tích thì sẽ thu được F
a
có 4 kiểu hình, trong đó cây thân cao, hoa trắng chiếm 20%.
(2).Trong quá trình phát sinh giao tử của cơ thể F
1
đã xảy ra hoán vị gen với tần số 40%.
(3). Lấy ngẫu nhiên một cây thân thấp, hoa đỏ ở F
2
, xác suất thu được cây thuần chủng là 1/3.
(4). Lấy ngẫu nhiên một cây thân cao, hoa đỏ ở F
2
, xác suất thu được cây thuần chủng là 2/7.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 9: Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất
A. khi tế bào nguyên thủy được hình thành thì tiến hóa sinh học sẽ kết thúc.
B. các đại phân tử hữu cơ đã được hình thành trong giai đoạn tiến hóa sinh học.
C. các tế bào sơ khai là khởi đầu của giai đoạn tiến hóa tiền sinh học.
D. các chất hữu cơ đơn giản đã được hình thành trong giai đoạn tiến hóa hóa học.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về quá trình phiên của gen trong nhân ở tế bào
nhân thực?
A. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung: A - U, T – A, X – G, G – X.
B. mARN được tổng hợp xong tham gia ngay vào quá trình dịch mã tổng hợp protein.
C. Enzim ARN pôlimeraza tổng hợp mARN theo chi
ều 5’ →
3.
D. Chỉ có một mạch của gen tham gia vào quá trình phiên mã tổng hợp mARN.
Câu 11: Giả sử 5 tế bào sinh tinh của cơ thể có kiểu gen
AB
ab
tiến hành giảm phân bình thường. Theo lí thuyết,
có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1). Nếu cả 5 tế bào đều xảy ra hoán vị gen thì loại giao tử aB chiếm 25%.
(2). Nếu chỉ 2 tế bào xảy ra hoán vị gen thì loại giao tử Ab chiếm 10%.
(3). Nếu chỉ có 3 tế bào xảy ra hoán vị gen thì sẽ tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ 7:7:3:3.
(4). Nếu chỉ có 1 tế bào xảy ra hoán vị gen thì sẽ tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ 4:4:1:1.
A. 2 B. 1 C. 3 D. 4
Câu 12: Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Với quần thể có kích thước càng lớn thì các yếu tố ngẫu nhiên càng dễ làm thay đổi tần số alen của quần
thể và ngược lại.
B. Khi không xảy ra đột biến, không có CLTN, không có di - nhập gen, nếu thành phần kiểu gen và tần số
alen của quần thể có biến đổi thì đó là do tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.
C. Một quần thể đang có kích thước lớn nhưng do các yếu tố thiên tai hoặc bất kì các yếu tố nào khác làm
giảm kích thước của quần thể một cách đáng kể thì những cá thể sống sót có thể có vốn gen khác biệt hẳn với
vốn gen của quần thể ban đầu.
D. Kết quả tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thường dẫn tới làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa
dạng di truyền và có thể dẫn tới làm suy thoái quần thể.
Câu 13: Khi cho cây cao, hoa đỏ thuần chủng lai với cây thấp, hoa trắng thuần chủng thu được F
1
có 100% cây
cao, hoa đỏ. c cây F
1
giao phấn ngẫu nhiên thu được F
2
tỉ lệ kiểu hình 75% cây cao, hoa đỏ : 25% cây
thấp, hoa trắng. Có bao nhiêu dự đoán sau đây là phù hợp với kết quả của phép lai nói trên?
(1). Có hiện tượng 1 gen quy định 2 tính trạng, trong đó thân cao, hoa đỏ là trội so với thân thấp, hoa trắng.
(2). Đời F
2
chỉ có 3 kiểu gen.
(3). Nếu cho F
1
lai phân tích thì đời con sẽ có tỉ lệ kiểu hình 50% cây cao, hoa đỏ : 50% cây thấp, hoa trắng.
(4). Có hiện tượng mỗi tính trạng do một cặp gen quy định và di truyền liên kết hoàn toàn.
Trang 3/6 – Mã đề thi 101
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 14: Xét các quá trình sau:
(1). Tạo cừu Dolly.
(2).Tạo giống dâu tằm tam bội.
(3).Tạo giống bông kháng sâu hại.
(4).Tạo chuột bạch có gen của chuột cống.
Những quá trình nào thuộc ứng dụng của công nghệ gen?
A. 3, 4. B. 1, 2. C. 1, 3, 4. D. 2, 3, 4.
Câu 15: Để tìm hiểu hiện tượng kháng thuốc sâu bọ, người ta đã làm thí nghiệm dùng DDT để xử các dòng
ruồi giấm được tạo ra trong phòng thí nghiệm. Ngay từ lần xử đầu tiên, tỉ lệ sống sót của các dòng đã rất khác
nhau (thay đổi từ 0% đến 100% tuỳ dòng). Kết quả thí nghiệm chứng tỏ khả năng kháng DDT
A. không liên quan đến đột biến hoặc tổ hợp đột biến đã phát sinh trong quần thể.
B. liên quan đến những đột biến và tổ hợp đột biến phát sinh ngẫu nhiên từ trước.
C. chỉ xuất hiện tạm thời do tác động trực tiếp của DDT.
D. là sự biến đổi đồng loạt để thích ứng trực tiếp với môi trường có DDT.
Câu 16: Bệnh do gen trội trên nhiễm sắc thể X ở người gây ra có đặc điểm di truyền nào sau đây?
A. Mẹ mắc bệnh thì tất cả các con trai đều mắc bệnh.
B. Bố mắc bệnh thì tất cả các con gái đều mắc bệnh.
C. Bố mẹ không mắc bệnh có thể sinh ra con mắc bệnh.
D. Bệnh thường biểu hiện ở nam nhiều hơn nữ.
Câu 17: Hiện nay, một trong những biện pháp ứng dụng liệu pháp gen đang được các nhà khoa học nghiên cứu
nhằm tìm cách chữa trị các bệnh di truyền ở người là
A. loại bỏ ra khỏi cơ thể người bệnh các sản phẩm dịch mã của gen gây bệnh.
B. đưa các prôtêin ức chế vào trong cơ thể người để ức chế hoạt động của gen gây bệnh.
C. làm biến đổi các gen gây bệnh trong cơ thể thành các gen lành.
D. bổ sung gen lành vào cơ thể người bệnh.
Câu 18: Chất cônxixin thường được dùng để gây đột biến đa bội ở thực vật, do cônxixin có khả năng
A. kích thích cơ quan sinh dưỡng phát triển.
B. tăng cường sự trao đổi chất ở tế bào.
C. tăng cường quá trình sinh tổng hợp chất hữu cơ.
D. cản trở sự hình thành thoi phân bào làm cho nhiễm sắc thể không phân li.
Câu 19: Sự kiện nào sau đây sau đây có nội dung không đúng với quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân
thực?
A. Trong mỗi phân tử ADN được tạo thành thì một mạch là mới được tổng hợp, còn mạch kia là của ADN
ban đầu (nguyên tắc bán bảo toàn).
B. Vì enzim ADN–pôlimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’–3’, nên trên mạch khuôn 5’-3’ mạch
mới được tổng hợp liên tục, còn trên mạch khuôn 3’– 5’ mạch mới được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn
ngắn rồi được nối lại nhờ enzim nối.
C. Nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của phân tử ADN tách dần tạo nên chạc 3 tái bản và để lộ ra hai
mạch khuôn.
D. Enzim ADN – pôlimeraza sử dụng một mạch làm khuôn tổng hợp nên mạch mới theo nguyên tắc bổ
sung, trong đó A liên kết với T và ngược lại; G luôn liên kết với X và ngược lại.
Câu 20: Ở kì đầu của giảm phân 1, sự tiếp hợp và trao đổi chéo không n giữa các đoạn crômatit cùng nguồn
gốc trong cặp NST tương đồng sẽ dẫn tới dạng đột biến
A. mất cặp và thêm cặp nuclêôtit. B. đảo đoạn NST.
C. chuyển đoạn NST. D. mất đoạn và lặp đoạn NST.
Câu 21: một loài thực vật lưỡng bội sinh sản bằng tự thụ phấn, gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với
a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát của một quần thtỉ lkiểu hình 9 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.
thế hệ F
2
, tỉ lệ cây hoa trắng 40%. Nếu ở F
2
, các thể giao phấn ngẫu nhiên thì theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình
ở F
3
sẽ là
A. 35 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. B. 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.
C. 99 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. D. 21 cây hoa đỏ : 4 cây hoa trắng.
Câu 22: Khi nói về nhiễm sắc thể giới tính ở người, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y, gen tồn tại thành từng cặp alen.

Đề thi thử môn Sinh học 2019

VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc Đề thi Trắc nghiệm Sinh học 12, 40 đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2019 có đáp án. Tài liệu chắc chắn sẽ là nguồn thông tin hữu ích để phục vụ công việc học tập của các bạn học sinh được tốt hơn. Mời các bạn học sinh tham khảo.

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới bạn đọc 40 đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2019 có đáp án. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Thi thpt Quốc gia môn Toán, Thi thpt Quốc gia môn Hóa học, Thi thpt Quốc gia môn Vật Lý, Thi thpt Quốc gia môn Sinh học, Soạn bài lớp 12VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Thi THPT Quốc gia môn Sinh học

    Xem thêm