Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học lần 2 năm 2016 trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học lần 2 năm 2016 trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang là đề thi thử đại học môn Sinh dành cho các bạn tham khảo hệ thống kiến thức Sinh học, luyện thi đại học môn Sinh, ôn thi đại học khối B, chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia môn Sinh được chắc chắn và tốt nhất. Đề thi có đáp án đi kèm, mời các bạn cùng tham khảo.
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán lần 2 năm 2016 trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học lần 2 năm 2016 trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học lần 1 năm 2016 trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh
SỞ GD&ĐT BẮC GIANG TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN | ĐỀ THI THỬ KỲ THI THPT QUỐC GIA LẦN 2 Năm học 2015- 2016 Môn: SINH HỌC LỚP 12 THPT Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) | |
| Mã đề thi 132 |
Câu 1: Ở một loài sinh vật số nhóm gen liên kết bằng 7. Theo lí thuyết số NST trong một tế bào thể ba ở loài này là
A. 8 B. 21 C. 15 D. 13
Câu 2: Quần thể nào sau đây có thành phần kiểu gen đạt trạng thái cân bằng?
A. 16%AA: 20%Aa: 64%aa B. 2,25%AA: 25,5%Aa: 72,25%aa
C. 25%AA: 11%Aa: 64%aa D. 36%AA: 28%Aa: 36%aa
Câu 3: Đột biến NST là:
A. Những biến đổi trong cấu trúc của NST.
B. Những biến đổi về số lượng NST.
C. Những biến đổi về cấu trúc và số lượng AND.
D. Những biến đổi trong cấu trúc và số lượng NST.
Câu 4: Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực mà không có ở phiên mã của sinh vật nhân sơ?
A. chỉ có một mạch gốc của gen được dung làm khuôn để tổng hợp ARN.
B. diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.
C. chịu sự điều khiển của hệ thống điều hòa phiên mã.
D. sau khi phiên mã phân tử mARN được cắt bỏ đoạn intron.
Câu 5: Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Cho hai cây có kiểu hình khác nhau giao phấn với nhau, thu được F1. Cho các cây F1 giao phấn ngẫu nhiên, thu được F2 gồm 56,25% cây hoa trắng và 43,75% cây hoa đỏ. Biết rằng không xảy ra đột biến, trong tổng số cây thu được ở F2, số cây hoa đỏ dị hợp tử chiếm tỉ lệ
A. 18,55% B. 25% C. 37,5% D. 12,5%.
Câu 6: Trong các phát biểu sau đây có bao nhiêu phát biểu khi nói về đột biến gen là đúng đây đúng?
- Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã.
- Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
- Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nuclêôtit
- Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến
- Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 7: Cho các phát biểu sau:
(a) Số nhóm gen liên kết tương ứng với số nhóm tính trạng di truyền liên kết.
(b) Tần số hoán vị gen phản ánh khoảng cách tương đối giữa hai gen trên nhiễm sắc thể theo tương quan nghịch.
(c) Liên kết gen và hoán vị gen đều làm tăng số biến dị tổ hợp.
(d) Tần số hoán vị giữa 2 gen luôn nhỏ hơn 50% cho dù giữa hai gen có xảy ra bao nhiêu trao đổi chéo.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 8: Một phép lai hai cặp tính trạng, trong đó cặp tính trạng thứ nhất có tỉ lệ phân li kiểu hình là 3: 1, cặp tính trạng thứ 2 có tỉ lệ phân li kiểu hình là 1: 2: 1. Hai cặp tính trạng này di truyền phân li độc lập với nhau nếu tỉ lệ kiểu hình của phép lai là:
A. 1: 2: 1 B. 9: 3: 3: 1 C. 6: 3: 3: 2: 2: 1 D. 6: 3: 3: 2: 1: 1
Câu 9: Cơ thể mang kiểu gen nào dưới đây được gọi là cơ thể thuần chủng?
(1) AABB; (2) AaBB; (3) AAbb; (4) aabb; (5) AABb; (6) aaBb
A. (1), (3), (4) B. (1), (2), (4) C. (2), (5), (6) D. (3), (4), (6)
Câu 10: Nhận định nào dưới đây là đúng khi xét một gen gồm 2 alen (A, a) nằm trên nhiễm sắc thể thường. Tần số của alen a trong giao tử đực của quần thể ban đầu là 0,5. Qua ngẫu phối, quần thể F2 đạt cân bằng với cấu trúc di truyền là 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa.
A. Tần số alen A,a trong giao tử cái ở quần thể ban đầu lần lượt là: 0,6: 0,4
B. Tần số alen A,a trong giao tử cái ở quần thể ban đầu lần lượt là: 0,3: 0,7
C. Tần số kiểu gen Aa ở quần thể cái ban đầu là: 0,4
D. Tần số kiểu gen Aa ở quần thể cái ban đầu là: 0,2
Câu 11: Khi nói về mức phản ứng, điều nào sau đây không đúng?
A. Mức phản ứng là giới hạn thường biến của cùng một kiểu gen.
B. Ở giống thuần chủng, các gen đều có mức phản ứng giống nhau.
C. Mức phản ứng do kiểu gen quy định nên di truyền được.
D. Tính trạng chất lượng thường có mức phản ứng hẹp.
Câu 12: Ở một loài thực vật, xét cặp gen Aa nằm trên nhiễm sắc thể thường. Do đột biến đã tạo thành cơ thể lệch bội. Theo lí thuyết kiểu gen của cơ thể lệch bội là một trong (x) kiểu gen. (x) là:
A. 3 B. 4 C. 6 D. 12
Câu 13: Trong số các xu hướng sau:
(1) Tần số các alen không đổi qua các thế hệ.; (4) Quần thể phân hóa thành các dòng thuần.
(2) Tần số các alen biến đổi qua các thế hệ. (5) Đa dạng về kiểu gen.
(3) Thành phần kiểu gen biến đổi qua các thế hệ; (6) Thành phần kiểu gen không đổi qua các thế hệ.
(7) Các alen lặn có xu hướng được biểu hiện thành thể đột biến.
Số xu hướng xuất hiện trong quần thể tự thụ phấn và giao phối cận huyết là:
A. 6 B. 5 C. 3 D. 4
Câu 14: Có 3 tế bào sinh tinh của một cá thể có kiểu gen AaBbddEe tiến hành giảm phân bình thường hình thành tinh trùng. Số loại tinh trùng tối đa có thể tạo ra là:
A. 2 B. 4 C. 8 D. 6
Câu 15: Trong chọn giống, để tạo được giống có ưu thế lai cao, người ta làm theo quy trình:
(1) Cho lai giữa các dòng thuần chủng với nhau (lai khác dòng đơn, lai khác dòng kép; lai thuận nghịch; lai xa...
(2) Chọn tổ hợp lai có ưu thế lai cao.
(3) Tạo dòng thuần chủng bằng cách cho tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết qua nhiều đời.
A. (3), (2), (1) B. (1), (2), (3) C. (3), (1), (2) D. (2), (1), (3)
Câu 16: Điều không đúng về ý nghĩa của định luật Hacđi-Vanbec là
A. Từ tần số các alen có thể dự đoán được tỉ lệ các loại kiể gen và kiểu hình.
B. Các quần thể trong tự nhiên luôn đạt trạng thái cân bằng.
C. Từ tỉ lệ các loại kiểu hình trong quần thể có thể suy ra tỉ lệ các loại kiểu gen và tần số các alen.
D. Giải thích vì sao trong tự nhiên có nhiều quần thể đã duy trì ổn định qua thời gian dài.
Câu 17: Vai trò của enzim AND polimeraza trong quá trình nhân đôi AND là:
A. Tháo xắn phân tử AND.
B. Bẻ gẫy liên kết hidro giữa 2 mạch AND.
B. Lắp ráp các nucleotit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của AND.
D. Cả A, B và C
Câu 18: Cơ chế di truyền nào sau đây không phải là cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử?
A. Nguyên phân. B. Điều hòa hoạt động của gen. C. Nhân đôi AND D. Dịch mã
Câu 19: Ở một loài động vật, xét hai lôcut gen trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y, lôcut I có 2 alen, lôcut II có 3 alen. Trên nhiễm sắc thể thường, xét lôcut III có 4 alen. Quá trình ngẫu phối có thể tạo ra trong quần thể của loài này tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về ba lôcut trên?
A. 210 B. 570 C. 270 D. 180
Câu 20: Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do 1 cặp gen qui định. Cho lai giữa cây hoa đỏ với cây hoa trắng F1 thu được 100% cây hoa đỏ. Cho cây hoa đỏ ở đời F1 lai với cây hoa trắng P thu được Fa. Cho các cây Fa tạp giao với nhau, ở F2 thu được tỉ lệ kiểu hình 56,25% cây hoa trắng: 43,75% cây hoa đỏ. Tính xác suất để chọn được 4 cây hoa đỏ ở F2 mà khi cho các cây này tự thụ phấn thì tỉ lệ hạt mọc thành cây hoa trắng chiếm 6,25%.
A. 32/81. B. 6/2401. C. 24/2401. D. 8/81.
Câu 21: Để tạo giống cây trồng có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen, người ta sử dụng phương pháp nào sau đây?
A. Lai khác dòng B. Công nghệ gen
C. Lai tế bào xôma khác loài D. Nuôi cây hạt phấn sau đó lưỡng bội hóa.
Câu 22: Cho cây lưỡng bội có kiểu gen Bb và bb lai với nhau, ở đời con thu được một cây tứ bội có kiểu gen Bbbb. Đột biến tứ bội này xảy ra ở?
A. Lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử Bb
B. Lần giảm phân 1 của cơ thể Bb và giảm phân 1 hoặc 2 của bb
C. Lần giảm phân II của cả bố và mẹ.
D. Lần giảm phân I hoặc II của cả bố và mẹ.
Câu 23: Biết mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Nếu xảy ra hoán vị gen ở cả bố và mẹ với tần số 40% thì ở đời con của phép lai Dd x Dd, loại kiểu hình A- bb D- có tỉ lệ bao nhiêu?
A. 14.25% B. 12% C. 4.5% D. 15.75%
Câu 24: Một quần thể có tỉ lệ của 3 loại kiểu gen tương ứng là AA: Aa: aa = 1: 6: 9. Tần số tương đối của mỗi alen trong quần thể là bao nhiêu?
A. A = 0,4375; a = 0,5625 B. A = 0,5625; a = 0,4375
C. A = 0,25; a = 0,75 D. A = 0,75; a = 0,25
Câu 25: Cơ thể lưỡng bội (2n) có kiểu sắp xếp NST AABBDDEE. Có một thể đột biến số lượng NST có kiểu sắp xếp AABBBDDEE. Thể đột biến này thuộc dạng
A. Thể tam bội B. Thể ba C. Thể bốn D. Thể ba kép
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học
Đáp án mã đề 132
1 | C | 11 | B | 21 | D | 31 | B | 41 | A |
2 | B | 12 | D | 22 | B | 32 | B | 42 | C |
3 | D | 13 | D | 23 | A | 33 | B | 43 | B |
4 | D | 14 | D | 24 | C | 34 | C | 44 | A |
5 | C | 15 | C | 25 | B | 35 | D | 45 | B |
6 | B | 16 | B | 26 | D | 36 | C | 46 | B |
7 | D | 17 | C | 27 | C | 37 | B | 47 | D |
8 | D | 18 | A | 28 | C | 38 | B | 48 | C |
9 | A | 19 | B | 29 | B | 39 | C | 49 | D |
10 | D | 20 | C | 30 | A | 40 | C | 50 | B |