Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2016 trường THPT Krông Nô, Đắk Nông

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2016

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2016 trường THPT Krông Nô, Đắk Nông là đề thi thử đại học môn Sinh có chất lượng được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải. Đề thi môn Sinh gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm sẽ giúp các bạn ôn thi THPT Quốc gia môn Sinh hiệu quả. Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2016 trường THPT Chuyên Nguyễn Chí Thanh, Đắk Nông (Lần 2)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2016 trường THPT Ngọc Tảo, Hà Nội

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TỈNH ĐĂK NÔNG

TRƯỜNG THPT KRÔNG NÔ

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 2 NĂM HỌC 2015 - 2016

Môn: Sinh học

Thời gian làm bài: 90 phút; (50 câu trắc nghiệm)

Mã đề thi 215

Câu 1: Một loài thực vật lưỡng bội có 6 nhóm gen liên kết. Giả sử có 6 thể đột biến được kí hiệu từ (1) đến (6) mà số NST ở trạng thái chưa nhân đôi có trong mỗi tế bào sinh dưỡng của mỗi thể đột biến là:

(1) 21 NST; (2) 18 NST; (3) 9 NST; (4) 15 NST; (5) 42 NST; (6) 54 NST.

Số đáp áp đúng cho thể đột biến đa bội lẻ là:

A. 3. B. 5. C. 2. D. 4.

Câu 2: Ở một loài thực vật, mỗi gen quy định một tính trạng nằm trên 4 cặp NST thường khác nhau. Thực hiện phép lai giữa 2 cây P: AaBbddEe x AABbddEe. Tỉ lệ phân li kiểu hình thu được ở đời con là:

A. 9:3:3:1. B. 1:6:9:9:6:1. C. 1:5:10:10:5:1. D. 1:4:6:4:1.

Câu 3: Hạt phấn của hoa mướp rơi lên đầu nhụy của hoa bí, sau đó hạt phấn nảy mầm thành ống phấn nhưng độ dài ống phấn ngắn hơn vòi nhụy của bí nên giao tử đực của mướp không tới được noãn của hoa bí để thụ tinh. Đây là loại cách li nào?

A. Cách li cơ học. B. Cách li sinh thái. C. Cách li tập tính. D. Cách li không gian.

Câu 4: Cho các cơ thể có kiểu gen dị hợp 2 cặp gen (mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng) lai với nhau tạo ra 4 loại kiểu hình, trong đó loại kiểu hình lặn về 2 tính trạng chiếm 0,09. Phép lai nào sau đây không giải thích đúng kết quả trên?

A. P đều có kiểu gen AB/ab với f = 40% xảy ra cả 2 bên.

B. Bố có kiểu gen AB/ab với f = 28%, mẹ có kiểu gen Ab/aB với f = 50%.

C. P đều có kiểu gen Ab/aB, xảy ra hoán vị gen ở 1 bên với f = 36%.

D. Bố có kiểu gen Ab/aB với f = 36%, mẹ có kiểu gen AB/ab không xảy ra hoán vị gen.

Câu 5: Ở một loài thực vật giao phấn, xét một gen có 2 alen, alen A quy định hoa màu đỏ trội không hoàn toàn so với alen a quy định hoa màu trắng, thể dị hợp về cặp gen này có hoa màu hồng. Quần thể nào sau đây của loài trên đang ở trạng thái cân bằng di truyền?

A. Quần thể gồm các cây có hoa màu đỏ và các cây có hoa màu trắng.

B. Quần thể gồm tất cả các cây đều có hoa màu đỏ.

C. Quần thể gồm các cây có hoa màu đỏ và các cây có hoa màu hồng.

D. Quần thể gồm tất cả các cây đều có hoa màu hồng.

Câu 6: Tỉ lệ phân li kiểu hình là 1 : 1 : 1 : 1 không thể xuất hiện trong phép lai thuộc quy luật di truyền nào sau đây?

A. phân li độc lập. B. tương tác gen.

C. phân li. D. liên kết gen và hoán vị gen.

Câu 7: Một đoạn mạch gốc của một gen ở một loài sinh vật nhân thực có trình tự các nucleotit là 5'GTAXTTAAAGGXTTX3'. Nếu đoạn mạch gốc này tham gia phiên mã thì đoạn phân tử mARN được tổng hợp từ đoạn mạch gốc của gen trên có trình tự nucleotit tương ứng là:

A. 5'GAAGXXUUUAAGUAX3'. B. 3'XAUGAAUUUXXGAAG5'.

C. 3'GUAXUUAAAGGXUUX5'. D. 5'GUAXUUAAAGGXUUX3'.

Câu 8: Bệnh mù màu đỏ và lục ở người do gen đột biến lặn nằm trên NST X không có alen tương ứng trên Y. Bệnh pheniketo niệu lại do một gen lặn khác nằm trên NST thường quy định. Một cặp vợ chồng đều không mắc cả 2 bệnh trên, người chồng có bố và mẹ đều bình thường nhưng có cô em gái bị pheniketo niệu. Người vợ có bố bị mù màu và mẹ bình thường nhưng em trai thì bị bệnh pheniketo niệu. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh 1 con trai đầu lòng mà không mắc 2 bệnh trên

A. 2/9. B. 1/3. C. 1/9. D. 2/3.

Câu 9: Trong công nghệ tế bào ở động vật do đặc điểm quan trọng nào mà người ta không sử dụng tế bào sinh dưỡng đã phân hóa như ở thực vật để tạo ra cá thể mới?

A. Ở động vật có quá trình phân hóa.

B. Tế bào sinh dưỡng ở động vật không có tính toàn năng.

C. Tế bào sinh dưỡng ở động vật không phân bào.

D. Ở động vật không có quá trình phân hóa.

Câu 10: Ở một loài động vật khi cho các con đực (XY) có kiểu hình mắt trắng giao phối với những con cái mắt đỏ được F1 đồng loạt mắt đỏ. Cho F1 giao phối với nhau F2 thu được tỉ lệ kiểu hình 18,75% con đực mắt đỏ; 25% con đực mắt vàng: 6,25% con đực mắt trắng: 37,5% con cái mắt đỏ: 12,5% con cái mắt vàng. Nếu cho các con cái và đực mắt vàng ở F2 giao phối với nhau thì theo lý thuyết tỉ lệ con đực mắt đỏ thu được ở đời con là bao nhiêu?

A. 1/6. B. 3/8. C. 3/16. D. 7/9.

Câu 11: Gen A nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen trên Y có 5 alen, gen B nằm trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen, gen D nằm trên nhiễm sắc thể Y không có alen trên X có 2 alen. Số kiểu gen và số kiểu giao phối tối đa trong quần thể về 3 gen này là:

A. 75 và 2850. B. 135 và 1350. C. 75 và 1350. D. 135 và 2850.

Câu 12: Kết luận nào sau đây thuộc về yếu tố ngẫu nhiên?

(1) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen một cách đột ngột không theo một hướng xác định.

(2) Hiệu quả tác động thường phụ thuộc vào kích thước quần thể.

(3) Một alen nào đó cũng có thể bị loại thải hoàn toàn và một alen bất kì có thể trở nên phổ biến trong quần thể.

(4) Kết quả hình thành quần thể thích nghi và hình thành loài mới.

(5) Làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể.

A. (1), (2), (3). B. (1), (3), (4). C. (2), (3), (4), (5). D. (1), (3), (5).

Câu 13: Phát biểu nào sau đây chưa chính xác?

A. Tất cả các bệnh di truyền do cha mẹ truyền cho con.

B. NST có số lượng gen càng nhiều thì thể đột biến số lượng NST đó càng hiếm gặp hoặc không gặp.

C. Một số bệnh di truyền phân tử có thể phát sinh trong đời sống cá thể và không di truyền.

D. Bệnh tật di truyền là bệnh của bộ máy di truyền.

Câu 14: Nếu kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì

A. số lượng cá thể trong quần thể ít, cơ hội gặp nhau của các cá thể đực và cái tăng lên dẫn tới làm tăng tỉ lệ sinh sản, làm số lượng cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng.

B. mật độ cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng, làm cho sự cạnh tranh cùng loài diễn ra khốc liệt hơn.

C. sự cạnh tranh về nơi ở giữa các cá thể giảm nên số lượng cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng.

D. sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể và khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường của quần thể giảm.

Câu 15: Phát biểu nào sau đây về quần thể ngẫu phối chưa đúng:

A. Quần thể ngẫu phối qua nhiều thế hệ tạo ra các dòng thuần chủng khác nhau về các cặp gen.

B. Trong quần thể ngẫu phối khi không có tác động của các nhân tố tiến hóa thì có thể duy trì trạng thái cấu trúc di truyền qua một số thế hệ.

C. Ở trạng thái cân bằng cấu trúc di truyền quần thể tuân theo công thức (p + q) = 1 với p và q là tần số tương đối của hai alen khác của một gen.

D. Nếu tần số alen ở phần đực và cái bằng nhau và cấu trúc quần thể chưa cân bằng nhưng chỉ sau môt thế hệ ngẫu phối quần thể sẽ đạt trạng thái cân bằng di truyền.

(Còn tiếp)

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Sinh khối B

    Xem thêm