Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2016 trường THPT Mỹ Đức B, Hà Nội

Đề thi thử THPT Quốc gia 2016 môn Sinh học

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2016 trường THPT Mỹ Đức B, Hà Nội được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải là đề thi thử hữu ích dành cho các bạn thí sinh, giúp các bạn củng cố và nâng cao kỹ năng làm bài môn Sinh hiệu quả. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học lần 1 năm 2016 trường THPT Chuyên Lào Cai

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2016 trường THPT Ngọc Tảo, Hà Nội

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội

SỞ GD&ĐT HÀ NỘI

Trường THPT Mỹ Đức B

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA

Môn thi: SINH HỌC. Năm học 2015 - 2016

(Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề)

(Đề thi gồm 06 trang)

Mã đề: 224

Câu 1: Quần thể giao phối có tính đa hình về di truyền là do:

A. Các cá thể giao phối tự do nên các gen được tổ hợp với nhau tạo ra nhiều loại kiểu gen
B. Quần thể dễ phát sinh các đột biến nên tạo ra tính đa hình về di truyền
C. Các cá thể giao phối tự do nên đã tạo điều kiện cho đột biến được nhân lên
D. Quần thể là đơn vị tiến hoá của loài nên phải có tính đa hình về di truyền

Câu 2: Khi nói về hoán vị gen những phát biểu nào sau đây là chính xác?

1. Hoán vị gen là hiện tượng di truyền trong nhân chủ yếu của sinh vật
2. Tần số hoán vị gen tỉ lệ nghịch với khoảng cách tương đối của các gen trên 1 NST
3. Tần số hoán vị gen tỉ lệ thuận với khoảng cách tương đối của các gen trên 1 NST
4. Hoán vị gen làm tăng tần số xuất hiện của biến dị tổ hợp cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống
5. Hoán vị gen đảm bảo tính ổn định cho loài qua nhiều thế hệ.
6. Tần số hoán vị gen 0% < f ≤ 50%.

A. 1, 3, 4 B. 2, 3, 5 C. 1, 5, 6 D. 3, 4, 6

Câu 3: Yếu tố nào không thay đổi ở các thế hệ trong quần thể tự phối?

A. Tần số của các alen B. Tần số kiểu gen và kiểu hình
C. Tần số kiểu gen D. Tần số kiểu hình

Câu 4: Khi nói về đột biến cấu trúc NST kết luận nào sau đây đúng?

A. Mất đoạn NST có độ dài giống nhau ở các NST khác nhau đều biểu hiện kiểu hình giống nhau
B. Mất đoạn NST có độ dài khác nhau ở cùng một vị trí trên một NST biểu hiện kiểu hình giống nhau
C. Các đột biến mất đoạn NST ở các vị trí khác nhau biểu hiện kiểu hình khác nhau
D. Mất đoạn NST ở các vị trí khác nhau trên cùng một NST đều biểu hiện kiểu hình giống nhau

Câu 5: Trường hợp nào sau đây không được xem là sinh vật đã bị biến đổi gen?

A. Chuối nhà có nguồn gốc từ chuối rừng 2n
B. Bò tạo ra nhiều hoocmôn sinh trưởng nên lớn nhanh, năng suất thịt và sữa đều tăng
C. Cây đậu tương có mang gen kháng thuốc diệt cỏ từ cây thuốc lá cảnh Pentunia
D. Cà chua bị bất hoạt gen gây chín sớm

Câu 6: Ở một loài thực vật lưỡng bội có 6 nhóm gen liên kết. Thể một nhiễm của loài có số NST đơn trong mỗi tế bào khi đang ở kì sau của nguyên phân là:

A. 11 B. 22 C. 12 D. 24

Câu 7: Theo quan điểm của thuyết tiến hóa tổng hợp quan niệm nào sau đây không đúng?

A. Tiến hóa nhỏ là quá trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể
B. Tiến hóa nhỏ sẽ không xảy ra nếu tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể được duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác
C. Yếu tố ngẫu nhiên dẫn đến làm tăng đa dạng di truyền của quần thể
D. Lai xa và đa bội hóa có thể nhanh chóng hình thành loài mới ở thực vật

Câu 8: Yếu tố quan trọng nhất chi phối cơ chế tự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể là:

A. Sức sinh sản
B. Các yếu tố không phụ thuộc mật độ
C. Sức tăng trưởng của quần thể
D. Nguồn thức ăn từ môi trường

Câu 9: Đột biến gen chỉ xuất hiện do:

A. Có sự rối loạn trong quá trình nhân đôi của NST
B. Các tác nhân đột biến từ bên ngoài
C. Các tác nhân đột biến xuất hiện ngay trong cơ thể sinh vật
D. Tác nhân đột biến bên trong và bên ngoài cơ thể làm rối loạn quá trình nhân đôi ADN

Câu 10: Trong quá trình tiến hoá nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể chậm nhất là:

A. Đột biến
B. Giao phối không ngẫu nhiên
C. Chọn lọc tự nhiên
D. Các cơ chế cách ly

Câu 11: Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ hợp tác giữa các loài?

A. Vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu
B. Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng
C. Cây phong lan bám trên thân cây gỗ
D. Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ

Câu 12: Ở sinh vật nhân sơ, có nhiều trường hợp gen bị đột biến nhưng chuỗi polypeptit do gen quy định tổng hợp không bị thay đổi. Nguyên nhân là do:

A. Mã di truyền có tính thoái hóa
B. Mã di truyền có tính đặc hiệu
C. ADN của vi khuẩn dạng vòng
D. Gen của vi khuẩn có cấu trúc theo operon.

Câu 13: Cho các hiện tượng sau:

1. Một số loài cá sống ở mức nước sâu có hiện tượng kí sinh cùng loài giữa cá thể đực kích thước nhỏ với cá thế cái kích thước lớn
2. Cá mập con khi mới nở ra lấy ngay các trứng chưa nở làm thức ăn
3. Hiện tượng liền rễ ở các cây thông nhựa
4. Nấm, vi khuẩn và tảo đơn bào sống cùng nhau tạo thành địa Y
5. Lúa và cỏ dại tranh dành ánh sáng, nước và muối khoáng trong cùng một thửa ruộng

Có bao nhiêu hiện tượng là cạnh tranh cùng loài.

A. 3 B. 2 C. 5 D. 4

Câu 14: Đặc điểm di truyền các tính trạng được quy định bởi gen lặn nằm trên NST Y là:

A. Chỉ biểu hiện ở cơ thể đực
B. Có hiện tượng di truyền thẳng từ mẹ cho con gái
C. Tính trạng có sự di truyền chéo
D. Chỉ biểu hiện ở cơ thể chứa cặp NST XY

Câu 15: Enzim giới hạn (restrictaza) dùng trong kĩ thuật chuyển gen có tác dụng gì?

A. Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận
B. Cắt và nối ADN của plasmit ở những điểm xác định
C. Mở vòng plasmit và cắt phân tử ADN tại những điểm xác định
D. Nối đoạn gen cho vào plasmit

Câu 16: Cho các thành tựu sau:

(1) Tạo giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt;
(2) Tạo giống dâu tằm tam bội 3n;
(3) Tạo giống lúa gạo vàng có khả năng tổng hợp -caroten trong hạt;
(4) Tạo giống nho không hạt;
(5) Tạo cừu Đôly;
(6) Tạo cừu sản xuất protein huyết thanh của người.

Các thành tựu được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến là:

A. (2) và (6)
B. (1) và (3)
C. (2) và (4)
D. (5) và (6)

Câu 17: Trong sinh sản hữu tính, cấu trúc nào sau đây được truyền đạt nguyên vẹn từ đời bố mẹ cho đời con?

A. Nhiễm sắc thể
B. Tính trạng
C. Alen
D. Nhân tế bào

Câu 18: Nghiên cứu sinh vật hoá thạch có ý nghĩa suy đoán:

A. Tuổi của các lớp đất chứa chúng
B. Lịch sử xuất hiện, phát triển và diệt vong của chúng
C. Lịch sử phát triển của quả đất
D. Diễn biến khí hậu qua các thời đại

Câu 19: Trong kĩ thuật chuyển gen, để chuyển gen vào tế bào vi khuẩn, người ta không sử dụng những cấu trúc nào sau đây làm thể truyền?

(1) Plasmit (2) ARN (3) Ribôxôm (4) ADN thể thực khuẩn

A. (1), (2) B. (2), (3) C. (3), (4) D. (1), (4)

Câu 20: Giải thích nào sau đây là đúng về bộ nhiễm sắc thể của loài?

A. Trong tất cá các tế bào của mọi sinh vật, các NST luôn tồn tại thành từng cặp NST tương đồng
B. Mỗi loài có số lượng NST khác nhau
C. Loài nào tiến hóa hơn thì số lượng NST lớn hơn
D. Mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về hình thái, số lượng và cấu trúc

(Còn tiếp)

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Sinh học lớp 12

    Xem thêm