Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý năm 2016 trường THPT Gia Bình 1, Bắc Ninh (Lần 3)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý năm 2016

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý năm 2016 trường THPT Gia Bình 1, Bắc Ninh (Lần 3) là đề thi thử đại học môn Vật lý gồm 50 câu trắc nghiệm có đáp án kèm theo. Đây là tài liệu tham khảo hay cho các bạn học sinh tham khảo, luyện đề nhằm tự tổng hợp lại kiến thức đã học, ôn thi THPT Quốc gia môn Lý hiệu quả.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý tháng 3 năm 2016 trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Đà Nẵng

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật Lý - Số 4

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật lý trường THPT Gia Bình số 1, Bắc Ninh

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG THPT GIA BÌNH 1

(Đề thi gồm 05 trang)

ĐỀ THI THỬ THPT QG LẦN 3 - NĂM 2016

MÔN: VẬT LÝ

Thời gian làm bài: 90 phút.

(Không kể thời gian giao đề)

Mã đề thi 165

Cho biết: hằng số Plăng h = 6,625.10-34J.s; độ lớn điện tích nguyên tố e = 1,6.10-19C; tốc độ ánh sáng trong chân không c = 3.108m/s; số Avôgađrô NA = 6,02.1023mol-1.

Câu 1: Khi nói về năng lượng của một vật dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Cứ mỗi chu kì dao động của vật, có bốn thời điểm thế năng bằng động năng.

B. Thế năng của vật đạt cực đại khi vật ở vị trí cân bằng.

C. Động năng của vật đạt cực đại khi vật ở vị trí biên.

D. Thế năng và động năng của vật biến thiên cùng tần số với tần số của li độ.

Câu 2: Tai con người chỉ nghe được những âm có tần số

A. trên 20000Hz B. từ 16Hz đến 2000Hz C. dưới 16Hz D. từ 16Hz đến 20000Hz

Câu 3: Trong một đoạn mạch điện xoay chiều không phân nhánh, cường độ dòng điện sớm pha φ (với 0 < φ < 0,5π) so với hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch. Đoạn mạch đó:

A. gồm điện trở thuần và tụ điện.

B. chỉ có cuộn cảm.

C. gồm cuộn thuần cảm (cảm thuần) và tụ điện.

D. gồm điện trở thuần và cuộn thuần cảm (cảm thuần).

Câu 4: Kênh thông tin giao thông (VOV-GT) phát trên hệ FM, đài tiếng nói Việt Nam phủ sóng ở Hà Nội, vùng đồng bằng sông Hồng và khu vực phụ cận với tần số 91,0MHz. Bước sóng mà đài thu được có giá trị là

A. λ = 91/300 m B. λ = 300/91m C. λ = 3/91 m D. λ = 91/3 m

Câu 5: Để chữa bệnh còi xương, có thể dùng

A. tia hồng ngoại. B. tia tử ngoại. C. sóng vô tuyến. D. ánh sáng nhìn thấy.

Câu 6: Hạt nhân Triti (T13) có

A. 3 nuclôn, trong đó có 1 prôtôn. B. 3 nơtrôn (nơtron) và 1 prôtôn.

C. 3 nuclôn, trong đó có 1 nơtrôn (nơtron). D. 3 prôtôn và 1 nơtrôn (nơtron).

Câu 7: Công thoát êlectrôn (êlectron) ra khỏi một kim loại là A = 1,88 eV. Biết hằng số Plăng h = 6,625.10-34 J.s, vận tốc ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s và 1 eV = 1,6.10-19 J. Giới hạn quang điện của kim loại đó là:

A. 0,33 μm. B. 0,22 μm. C. 0,66. 10-19 μm. D. 0,66 μm.

Câu 8: Một người đi xe máy trên đoạn đường cứ 6 m lại có rãnh nhỏ, tần số dao động khung xe là 2 Hz. Để tránh rung lắc mạnh nhất người đó phải tránh tốc độ nào sau đây?

A. 43,2 km/h. B. 21,6 km/h. C. 36,0 km/h. D. 18,0 km/h.

Câu 9: Một sợi dây đàn hồi dài 60 cm rung với tần số 50 HZ trên dây tạo thành sóng dừng ổn định với 4 bụng sóng, hai đầu là 2 nút sóng. Vận tốc sóng trên dây là:

A. v = 12 cm/s B. v = 60 cm/s C. v = 75 cm/s D. v = 15 m/s

Câu 10: Máy biến thế là một thiết bị có thể:

A. Biến đổi hiệu điện thế của một dòng điện xoay chiều.

B. Biến đổi hiệu điện thế của một dòng điện không đổi.

C. Biến đổi hiệu điện thế của một dòng điện xoay chiều hay của dòng điện không đổi.

D. Biến đổi công suất của một dòng điện không đổi.

Câu 11: Mạch dao động LC lí tưởng gồm tụ điện có điện dung C, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L. Trong mạch có dao động điện từ tự do. Biết hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ điện là U0. Năng lượng điện từ của mạch bằng:

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý năm 2016 trường THPT Gia Bình 1, Bắc Ninh (Lần 3)

Câu 12: Trong thí nghiệm Iâng (Y-âng) về giao thoa của ánh sáng đơn sắc, hai khe hẹp cách nhau 1 mm, mặt phẳng chứa hai khe cách màn quan sát 1,5 m. Khoảng cách giữa 5 vân sáng liên tiếp là 3,6 mm. Bước sóng của ánh sáng dùng trong thí nghiệm này bằng

A. 0,48 μm. B. 0,40 μm. C. 0,60 μm. D. 0,76 μm.

Câu 13: Theo thuyết lượng từ ánh sáng thì năng lượng của

A. một phôtôn bằng năng lượng nghỉ của một êlectrôn (êlectron).

B. một phôtôn phụ thuộc vào khoảng cách từ phôtôn đó tới nguồn phát ra nó.

C. các phôtôn trong chùm sáng đơn sắc bằng nhau

D. một phôtôn tỉ lệ thuận với bước sóng ánh sáng tương ứng với phôtôn đó.

Câu 14: Khi nói về tia α, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Tia α phóng ra từ hạt nhân với tốc độ bằng 2000 m/s.

B. Khi đi qua điện trường giữa hai bản tụ điện, tia α bị lệch về phía bản âm của tụ điện.

C. Khi đi trong không khí, tia α làm ion hóa không khí và mất dần năng lượng.

D. Tia α là dòng các hạt nhân heli (42He).

Câu 15: Khi nói về dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Dao động của con lắc đơn luôn là dao động điều hòa.

B. Cơ năng của vật dao động điều hòa không phụ thuộc biên độ dao động.

C. Hợp lực tác dụng lên vật dao động điều hòa luôn hướng về vị trí cân bằng.

D. Dao động của con lắc lò xo luôn là dao động điều hòa.

(Còn tiếp)

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý năm 2016

1

A

11

C

21

C

31

D

41

D

2

D

12

C

22

C

32

C

42

A

3

A

13

C

23

D

33

A

43

A

4

B

14

A

24

B

34

B

44

C

5

B

15

C

25

D

35

C

45

C

6

A

16

B

26

D

36

A

46

C

7

D

17

D

27

D

37

A

47

C

8

A

18

C

28

C

38

A

48

A

9

D

19

C

29

C

39

A

49

A

10

A

20

D

30

D

40

A

50

B

Đánh giá bài viết
1 433
Sắp xếp theo

    Môn Lý khối A

    Xem thêm