Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Địa lý trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Địa lý trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên là đề thi thử đại học môn Địa có đáp án dành cho các bạn ôn thi THPT Quốc gia môn Địa, luyện thi đại học môn Địa được hiệu quả hơn, chuẩn bị tốt nhất và sẵn sàng cho kì thi sắp tới.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2015 trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2015 trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên

SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2015
Môn: Địa lý
Thời gian làm bài 180 phút (không kể thời gian giao đề)

Họ và tên:..................................................;Số báo danh: ..................; Phòng thi:....

Câu 1: (2,0 điểm)

Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học:

a. Chứng minh dân cư nước ta phân bố chưa hợp lý? Nguyên nhân dẫn đến sự phân bố chưa hợp lý đó?

b. Hãy trình bày tình hình phát triển, cơ cấu, phân bố ngành thủy sản ở nước ta. Theo em việc đẩy mạnh phát triển ngành thủy sản có ý nghĩa gì?

Câu 2: (3,0 điểm)

a. Trình bày các bộ phận hợp thành vùng biển nước ta? Là một công dân, em cần phải có trách nhiệm như thế nào trong việc bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam?

b. Tác động của gió mùa và địa hình tạo nên sự khác biệt về thiên nhiên giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc; giữa Đông Trường Sơn và Tây Nguyên như thế nào?

Câu 3: (3,0 điểm)

Cho bảng số liệu sau:

TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC THEO GIÁ THỰC TẾ PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005-2012

(Đơn vị tỉ đồng)

Năm

Ngành

2005

2010

2012

Nông, lâm, ngư nghiệp

176402

407647

638368

Công nghiệp và xây dựng

348519

824904

1253572

Dịch vụ

389080

925277

1353479

Tổng số

914001

2157828

3245419

a. Vẽ ba biểu đồ hình tròn thể hiện quy mô, cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo ngành kinh tế nước ta giai đoạn 2005-2012.

b. Nhận xét và giải thích về sự thay đổi cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo ngành kinh tế nước ta giai đoạn 2005-2012.

Câu 4: (2,0 điểm)

a. Phân tích những điều kiện để phát triển ngành giao thông vận tải nước ta?

b. So sánh sản phẩm chuyên môn hóa trong sản xuất nông nghiệp giữa Tây Nguyên với Trung du và miền núi Bắc Bộ. Giải thích nguyên nhân khác nhau về hướng chuyên môn hóa giữa hai vùng?

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý

Câu 1: (2,0 điểm)

a. Chứng minh dân cư nước ta phân bố chưa hợp lý

  • Mật độ dân số trung bình của nước ta là 271 người/km2 (năm 2013) nhưng phân bố chưa hợp lí
  • Dân cư nước ta phân bố chưa hợp lí giữa đồng bằng với trung du, miền núi:
    • Dân cư tập trung ở đồng bằng: đồng bằng chiếm 1/4 diện tích của cả nước nhưng chiếm 3/4 dân số cả nước, với mật độ cao. Ví dụ: Đồng bằng sông Hồng mật độ dân số là 1225 người/km2, đồng bằng sông Cửu Long là 429 người/km2.
    • Dân cư thưa thớt ở vùng trung du và miền núi: trung du và miền núi chiếm 3/4 diện tích khai thác, nhưng dân số chỉ chiếm 1/4 dân số với mật độ dân số thấp: Tây Bắc mật độ dân số là 69 người/km2. Tây Nguyên mật độ dân số là 89 người/km2.
  • Dân cư nước ta phân bố chưa hợp lí giữa nông thôn và thành thị:
    • Dân cư nông thôn tập trung 61,8 triệu người, chiếm 72,6% (năm 2007), số dân thành thị là 23,37 triệu người, chỉ chiếm 27,4% (năm 2007)

* Nguyên nhân dẫn đến sự phân bố chưa hợp lý đó

  • Có rất nhiều nhân tố tác động đến sự phân bố dân cư:
    • Các vùng có dân cư tập trung đông thường gắn với:
      • Điều kiện tự nhiên (khí hậu ôn hòa, đất đai phì nhiêu, địa hình bằng phẳng, ....) thuận lợi cho sinh hoạt, cư trú và tổ chức sản xuất.
      • Lịch sự định cư, khai thác lãnh thổ
      • Trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao, tập trung nhiều cơ sở kinh tế
  • Các vùng dân cư thưa thớt là thiếu sự đồng bộ nói trên như giao thông kém phát triển, cơ sở hạ tầng yếu kém...

b. Tình hình phát triển, cơ cấu, phân bố ngành thủy sản ở nước ta.

  • Tình hình phát triển ngành thủy sản nước ta
    • Trong những năm gần đây ngành Thủy sản nước ta phát triển mang tích chất đột phá: Năm 2000 sản lượng thủy sản đạt 2250,5 nghìn tấn đến năm 2007 đã lên 4197,8 nghìn tấn (trong vòng 7 năm tăng 1,86 lần)
    • Bình quân thủy sản trên người ngày càng tăng và chiếm tỉ trọng cao trong khu vực I.
  • Cơ cấu ngành thủy sản bao gồm 2 ngành
    • Ngành khai thác thủy sản tăng chậm, năm 2000 đạt 1660,9 tấn đến năm 2007 đạt 2074,5 nghìn tấn (tăng gấp 1,25 lần). Ngành khai thác thủy sản nước mặn chiến sản lượng chủ yếu.
    • Ngành nuôi trồng thủy sản tăng nhanh, năm 2000 đạt 589,6 nghìn tấn đến năm 2007 đạt 2123,3 nghìn tấn (tăng gấp 3,6 lần). Ngành nuôi trồng thủy sản phát triển cả ba môi trường.
  • Phân bố:
    • Khai thác thủy sản nước mặn được phát triển ở tất cả các tỉnh tiếp giáp với biển, trong đó dẫn đầu sản lượng cả nước là tỉnh Kiên Giang, 315157 tấn năm 2007
    • Ngành nuôi trồng thủy sản nước ngọt, chủ yếu là cá Ba sa, cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long, dẫn đầu sản lượng là tỉnh An Giang (263194 nghìn tấn năm 2007).
    • Ngành nuôi tôm phát triển mạnh ở Đồng bằng sông Cửu Long, dẫn đầu sản lượng là Cà Mau và Bạc Liêu.

* Ý nghĩa việc đẩy mạnh phát triển ngành thủy sản

  • Về kinh tế
    • Khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thủy hải sản, đồng thời phát triển nuôi trồng nhằm bảo vệ nguồn thủy sản đạng bị suy giảm.
    • Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế, tạo mặt hàng xuất xuất.
    • Giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân.
    • Tạo thế liên hoàn trong cơ cấu kinh tế đất liền với kinh tế biển đảo.
  • An ninh quốc phồng: Phát triển ngành thủy sản, nhất là đánh bắt xa bờ vừa khẳng định chủ quyền, vừa tham gia bảo vệ vùng biển.

Câu 2: (3,0 điểm)

a. Các bộ phận hợp thành vùng biển nước ta.

  • Vùng biển nước ta có diện tích trên 1 triệu Km2, bao gồm các bộ phận: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tê và thềm lục địa.
  • Vùng nội thủy là vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở trong đường cơ sở, được xem như một bộ phận lãnh thổ trên đất liền.
  • Lãnh hải là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển. Lãnh hải Việt Nam rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở. Ranh giới ngoài của lãnh hải chính là đường biên giới quốc gia trên biển.
  • Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiên chủ quyền của nước ven biển, rộng 12 hải lí. Nhà nước ta có chủ quyền các biện pháp để bảo vệ an ninh, quốc phòng, kiểm soát thuế, các quy định về y tế, môi trường, nhập cư...
  • Vùng đặc quyền về kinh tế là vùng tiếp giáp với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở. Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế, nhưng các nước khác được đặt ống dẫn dầu, dây cáp quang, tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do hoạt động hàng hải và hàng không theo Công ước Liên Hợp quốc và Luật Biển năm 1982
  • Thềm lục địa là phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài, mở rộng ra ngoài lãnh hải đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m hoặc hơn nữa. Nhà nước có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lí các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam.

* Em cần phải có trách nhiệm như thế nào trong việc bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Là học sinh, công dân tương lai của đất nước, trong vấn đề bảo vệ vùng đạc quyền kinh tế của Việt Nam, em cần:

  • Tích cực học tập, lao động sản xuất để góp phần tăng trưởng kinh tế nhanh, tạo ra sức mạnh tổng hợp về kinh tế, từ đó củng cố sức mạnh về an ninh, quốc phòng.
  • Tìm hiểu, nghiên cứu các kiến thức, tuyên truền cho nhân dân trong nước và bạn bè quốc tê về chủ quyền biển đảo Việt Nam.

b. Tác động của gió mùa và địa hình tạo nên sự khác biệt về thiên nhiên giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc

  • Vùng Đông Bắc mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh đến sớm và kết thúc muộn, thì ở vùng núi thấp phía nam Tây Bắc có cảnh quan nhiệt đới gió mùa, ở vùng núi cao Tây Bắc có cảnh quan giống như vùng ôn đới.
  • Nguyên nhân là khi gió mùa đông bắc đến vùng Đông Bắc gặp các dãy núi vòng cung mở rộng ở phía bắc và đông bắc tạo điều kiện cho gió mùa đông bắc đi sâu vào trong vùng. Khi gió mùa đông bắc đến Tây Bắc gặp dãy Hoàng Liên Sơn đã ngăn cản các đợt gió mùa đông bắc yếu không đến được, còn Tây Bắc nhiệt độ thấp là do ảnh hưởng của độ cao địa hình.

Giữa Đông Trường Sơn và Tây Nguyên.

  • Vùng núi Trường Sơn Đông và Tây Nguyên cũng có sự phân hóa rõ rệt theo chiều Đông – Tây. Khi Đông trường Sơn có mưa thì Tây Nguyên lại là mùa khô. Khi Tây Nguyên là mùa khô thì Đông Trường Sơn là mùa khô.
  • Nguyên nhân là do đầu mùa hạ khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập gây mưa cho Tây Nguyên, khi vượt dãy Trường Sơn trở nên khô nóng cho Đông Trường Sơn. Đến thời kỳ hoạt động của gió mùa mùa đông, từ Đà Năng trở vào ảnh hưởng của gió Tín phong Bắc bán cầu gặp địa hình chắn gió gây mưa cho Đông Trường Sơn khi sang tới Tây Nguyên trở nên khô là nguyên nhân tạo nên mùa khô ở Tây Nguyên.

Câu 3: (3,0 điểm)

a. Vẽ biểu đồ

CƠ CẤU TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005-2012

(Đơn vị %)

Ngành

2005

2010

2012

Nông, lâm, ngư nghiệp

19,3

19,0

19,7

Công nghiệp, xây dựng

38,1

38,2

38,6

Dịch vụ

42,6

42,8

41,7

Tính bán kính R1 = 1 đv; R2 = 1,5 đv; R3 = 1,9đv

Vẽ ba hình tròn có bán kinh R1 = 1 đv; R2 = 1,5 đv; R3 = 1,9đv chia đùng theo cơ cấu có đầy đủ tên và chú giải( Thiếu tên, chú giải... mỗi ý trừ 0,25 điểm).

b. Nhận xét và giải thích:

  • Từ năm 2005 – 2012 cơ cấu tổng sản phẩn trong nước theo giá thực tê phân theo ngành kinh tế nước ta có sự thay đổi nhưng diễn ra chậm.
    • Ngành nông, lâm, ngư nghiệp, từ năm 2005-2012 chưa ổn định, sau lại tăng lên 0,4%
    • Ngành công nghiệp, xây dựng có xu hướng tăng (7 năm thêm 0,5%)
    • Ngành dịch vụ chưa ổn định, có xu hướng giảm (7 năm giảm 0,9%)
  • Giải thích nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Câu 4: (2,0 điểm)

a. Phân tích những điều kiện để phát triển ngành giao thông vận tải nước ta.

  • Thuận lơi
    • Vị trí địa lý: Nước ta nằm gần trung tâm Đông Nam Á, trên con đường hành hải Quốc tế từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương và vị trí trung chuyển tuyến hàng không Quốc tế. Trong xu thế Hội nhập, tuyến đường bộ xuyên Á hình thành đó là điều kiện thuận lơi để phát triển các loại hình giao thông đường bộ, đường biển, đường hành không...
    • Tư nhiên:
      • Đồng bằng nằm ven biển, kéo dài theo chiều Bắc – Nam tạo thuận lợi xây dựng các tuyến đường bộ nối liền mọi miền đất nước, với các nước Trung Quốc và Campuchia.
      • Mạng lưới sông ngòi dày đặc thuận lợi cho giao thông đường sông. Bờ biển dài nhiều vũng vịnh thuận lợi cho xây dựng hải cảng.
      • Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nóng quanh năm thuận lợi cho giao thông vận tải biển có thể hoạt động quanh năm.
    • Kinh tế, xã hội:
      • Sự quan tâm của Nhà nước tập trung nguồn vốn để mở rộng, nâng cấp và hiện đại hóa mạng lưới giao thông vận tải.
      • Cơ sở vật chất - kĩ thuật của ngành có nhiều tiến bộ: xây dựng nhà máy đóng tàu...
      • Đông dân có nhu cầu đi lại, sản xuất và tiêu dùng lớn.
      • Đội ngũ lao động dồi dào, có trình độ ngày càng được nâng cao.
  • Khó khăn:
    • 3/4 lãnh thổ là địa hình đồi núi, có độ chia cắt mạnh, sông ngòi dày đặc gây khó khăn cho xây dựng các tuyến đường bộ.
    • Thiên tai thường xuyên xảy ra như: bão, lũ lụt...
    • Cơ sở vật chất kĩ thuật còn lạc hâu, phương tiện còn kém chất lượng...
    • Thiếu vốn đầu tư.

b. So sánh sản phẩm chuyên môn hóa trong sản xuất nông nghiệp giữa Tây Nguyên với Trung du và miền núi Bắc Bộ

  • Giống nhau:
    • Cả hai vùng đề có thế mạnh về phát triển cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn.
  • Khác nhau:
    • Trung du miền núi Bắc Bộ chủ yếu trồng cây công nghiệp có nguồn gốc ôn đới và cận nhiệt (chè, trẩu, hồi, quế...). Các cây công nghiệp ngắn ngày: đậu tương, lạc, thuốc lá; cây dược liệu; cây ăn quả... Chăn nuôi trâu, bò thịt, bò sữa, lợn. Vùng có diện tích trồng chè lớn hơn.
    • Tây Nguyên chủ yếu trồng cây công nghiệp lâu năm của vùng cận xích đạo (cafe, cao su, hồ tiêu), chè được trồng ở cao nguyên Lâm Đồng có khí hậu mát mẻ; ngoài ra trồng cây công nghiệp ngắn ngày có: dâu tằm, bông vải... Chăn nuôi bò thịt, bò sữa là chủ yếu.
  • Giải thích nguyên nhân:
    • Sự khác nhau là do địa hình, đất trồng, nguồn nước, đặc biệt là sự phân hóa khí hậu.
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Địa lý khối C

    Xem thêm