Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Sinh học trường THPT Khánh Hưng, Cà Mau

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Sinh học trường THPT Khánh Hưng, Cà Mau là đề thi thử đại học môn Sinh có đáp án, là tài liệu luyện thi đại học khối B hay dành cho các bạn tham khảo, luyện đề thi thử Quốc gia, chuẩn bị cho các kì thi quan trọng sắp tới. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia lần 3 năm 2015 môn Sinh học trường THPT Chuyên Đại học Vinh, Nghệ An

Thi thử THPT Quốc gia tại TP. HCM: Đề thi, đáp án môn Sinh học năm 2015

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÀ MAU
TRƯỜNG THPT KHÁNH HƯNG
ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM MÔN SINH HOC
Thời gian làm bài: 90 phút; (50 câu trắc nghiệm)

Câu 1: Cơ sở vật chất di truyền ở cấp độ phân tử là

A. prôtêin. B. ARN C. Axit nuclêic D. AND.

Câu 2: Quá trình phiên mã ở đâu trong tế bào?

A. ribôxôm. B. tế bào chất. C. nhân tế bào. D. ti thể.

Câu 3: Operon Lac của vi khuẩn E.coli gồm có các thành phần theo trật tự:

A. vùng khởi động – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z,Y,A)

B. gen điều hòa – vùng vận hành – vùng khởi động – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A)

C. gen điều hòa – vùng khởi động – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A)

D. vùng khởi động – gen điều hòa – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A)

Câu 4: Thể đột biến là?

A. những cá thể mang gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình.

B. những cá thể mang gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình trội.

C. những cá thể mang gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình lặn

D. những cá thể mang gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình trung gian.

Câu 5: Trong bộ mã di truyền số bộ ba mã hóa cho axit amin là

A. 61 B. 42 C. 64 D. 65

Câu 6: Nguyên tắc bán bảo tồn trong cơ chế nhân đôi của ADN là

A. hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, có một ADN giống với ADN mẹ còn ADN kia đã có cấu trúc thay đổi

B. hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi hoàn toàn giống nhau và giống với ADN mẹ ban đầu

C. sự nhân đôi xảy ra trên hai mạch của ADN theo hai chiều ngược nhau

D. trong hai ADN mới hình thành mỗi ADN gồm có một mạch cũ và một mạch mới tổng hợp

Câu 7: Trong quá trình phiên mã, chuỗi poliribônuclêôtit(mARN)được tổng hợp theo chiều nào?

A. 3’ → 3’. B. 3’ → 5’. C. 5’ → 3’. D. 5’ → 5’.

Câu 8: Giả sử một gen ở vi khuẩn có 3000 nuclêôtit. Hỏi số axit amin trong phân tử prôtêin có cấu trúc bậc 1 được tổng hợp từ gen trên là bao nhiêu?

A. 495 B. 498 C. 500 D. 502

Câu 9: Một gen có 120 vòng xoắn có chiều dài là

A. 5100A0 B. 3600A0 C. 4080A0 D. 2400A0

Câu 10: Lúa tẻ có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24. Số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng của
cây lúa tẻ lệch bội thể một kép là:

A. 22 B. 23 C. 26 D. 21

Câu 11: Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Cho cây cà chua tứ bội có kiểu gen AAaa lai với cây cà chua tứ bội có kiểu gen aaaa. Cho biết các cây tứ bội giảm phân đều tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinh, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở đời con là

A. 11 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng. B. 35 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng.

C. 3 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng. D. 5 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng.

Câu 12: Một gen ở sinh vật nhân sơ có 3000 nuclêôtit và có tỷ lệ A/G = 2/3 gen này bị đột biến mất 1 cặp nuclêôtit do đó giảm đi 3 liên kết hidrô so với gen bình thường. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen mới được hình thành sau đột biến là:

A. A = T = 599; G = X = 900 B. A = T = 600 ; G = X = 900

C. A = T = 600; G = X = 899 D. A = T = 900; G = X = 599

Câu 13: Giả sử một nhiễm sắc thể ở một loài thực vật có trình tự các gen là ABCDEFGH bị đột biến thành NST có trình tự các đoạn như sau: HGABCDEF. Dạng đột biến đó là

A. đảo đoạn. B. lặp đoạn. C. chuyển đoạn tương hỗ. D. chuyển đoạn không hỗ.

Câu 14: Tính trạng lặn là những tính trạng biểu hiện ở cơ thể mang kiểu gen

A. đồng hợp. B. dị hợp. C. đồng hợp và dị hợp. D. cả A, B, C.

Câu 15: Điều kiện cơ bản đảm bảo cho sự di truyền độc lập các cặp tính trạng là

A. số lượng và sức sống của đời lai phải lớn.

B. mỗi cặp gen qui định một cặp tính trạng phải tồn tại trên một cặp nhiễm sắc thể.

C. các gen tác động riêng rẽ lên sự hình thành tính trạng.

D. các gen trội phải lấn át hoàn toàn gen lặn.

Câu 16: Gen chi phối đến sự hình thành nhiều tính trạng được gọi là

A. gen trội. B. gen điều hòa. C. gen đa hiệu. D. gen tăng cường.

Câu 17: Trường hợp nào sẽ dẫn tới sự di truyền liên kết?

A. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau.

B. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng xét tới cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể.

C. Các tính trạng khi phân ly làm thành một nhóm tính trạng liên kết.

D. Tất cả các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể phải luôn di truyền cùng nhau.

Câu 18: Khi cho lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản, F1 đồng tính biểu hiện tính trạng của một bên bố hoặc mẹ, tiếp tục cho F1 lai phân tích, nếu đời lai thu được tỉ lệ 1: 1 thì hai tính trạng đó đã di truyền

A. tương tác gen. B. phân li độc lập. C. liên kết hoàn toàn. D. hoán vị gen.

Câu 19: Muốn năng suất của giống vật nuôi, cây trồng đạt cực đại ta cần chú ý đến việc

A. cải tiến giống hiện có. B. chọn, tạo ra giống mới.

C. cải tiến kĩ thuật sản xuất. D. nhập nội các giống mới.

Câu 20: Một đột biến điểm ở một gen nằm trong ti thể gây nên chứng động kinh ở người. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm di truyền của bệnh trên?

A. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thí tất cả con gái của họ đều bị bệnh.

B. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thí tất cả con trai của họ đều bị bệnh.

C. Bệnh này chỉ gặp ở nữ giới mà không gặp ở nam giới.

D. Nếu mẹ bị bệnh, bố bình thường thì các con gái của họ đều bị bệnh.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học

1

C

11

D

21

B

31

A

41

A

2

C

12

C

22

D

32

B

42

C

3

A

13

A

23

D

33

D

43

A

4

A

14

A

24

D

34

A

44

A

5

A

15

B

25

C

35

B

45

A

6

D

16

C

26

B

36

B

46

A

7

C

17

B

27

D

37

C

47

A

8

B

18

C

28

B

38

B

48

A

9

C

19

C

29

A

39

B

49

B

10

A

20

D

30

A

40

A

50

D

Đánh giá bài viết
1 901
Sắp xếp theo

Môn Sinh khối B

Xem thêm