Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Lịch sử trường THPT Đặng Thúc Hứa, Nghệ An (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia 2016 môn Sử

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Lịch sử trường THPT Đặng Thúc Hứa, Nghệ An (Lần 1) có đáp án đi kèm, là đề thi thử Đại học môn Sử hữu ích dành cho các bạn học sinh chuẩn bị bước vào kì thi THPT Quốc gia 2016, mời các bạn tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2016 trường THPT Chuyên Nguyễn Quang Diêu, Đồng Tháp

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2016 trường THPT Ngọc Tảo, Hà Nội

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2016 tỉnh Thanh Hóa

SỞ GD&ĐT NGHỆ AN

TRƯỜNG THPT ĐẶNG THÚC HỨA

(Đề gồm 01 trang)

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 - NĂM 2016

Môn: Lịch sử

Thời gian làm bài 180 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (2,0 điểm). Thế nào là toàn cầu hóa? Nêu các biểu hiện của toàn cầu hóa? Việt Nam đã và đang làm gì để đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế?

Câu 2 (1,5 điểm). "Hòa bình và ổn định là xu thế chủ đạo của tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh, nhưng ở nhiều khu vực vẫn diễn ra nội chiến và xung đột. Nguy cơ ngày càng trở nên trầm trọng khi ở nhiều nơi lại bộc lộ chủ nghĩa li khai, chủ nghĩa khủng bố" (SGK Lịch sử 12 - NXBGD 2012, trang 74). Anh (chị) hãy lấy dẫn chứng để chứng minh nhận định trên.

Câu 3 (3,5 điểm). Hãy nêu các sự kiện của lịch sử nước ta từ năm 1930 đến nay tương ứng với các mốc thời gian sau:

Thời gianSự kiện
3-2-1930
19-8-1945
2-9-1945
19-12-1946
7-5-1954
21-7-1954
17-1-1960
27-1-1973
30-4-1975
25-4-1976
12-1986
14-3-1988
2-5-2014
20 đến 28-1-2016

Hãy trình bày những hiểu biết của bản thân về sự kiện ngày 2 tháng 5 năm 2014 và tình hình Biển Đông hiện nay? Theo anh (chị), nên giải quyết vấn đề Biển Đông hiện nay như thế nào?

Câu 4 (3,0 điểm). Những điểm giống và khác nhau giữa Hiệp định Giơ-ne-vơ (7-1954) và Hiệp định Pari (1-1973). Tại sao Hiệp đinh Giơ-ne-vơ lại còn có những hạn chế? Anh (chị) hãy cho biết suy nghĩ của bản thân về độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia hiện nay./.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Sử năm 2016

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Lịch sử - Số 1

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Lịch sử - Số 2

1. Thế nào là toàn cầu hóa? Nêu các biểu hiện của toàn cầu hóa? Việt Nam đã và đang làm gì để đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế?

a. Khái niệm toàn cầu hóa: Toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mỗi liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.

b. Biểu hiện:

  • Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế
  • Sự phát triển và tác dộng to lớn của các cty xuyên quốc gia
  • Sự sáp nhập và hợp nhất các cty thành những tập đoàn lớn
  • Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.

c. Liên hệ Việt Nam

  • Nhận thức được toàn cầu hóa là quy luật tất yếu của các quốc gia hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã tích cực và chủ động đẩy nhanh quá trình hội nhập bằng việc tham gia và là thành viên của rất nhiều tổ chức, diễn đàn chính trị, kinh tế, thương mại, tiền tệ... trên thế giới
  • Hiện nay VN đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 150 quốc gia trên thế giới; là thành viên của ASEAN, WTO, TPP, ASEM, APEC, IMF, WB, là đối tác chiến lược của EU...

2. "Hòa bình và ổn định là xu thế chủ đạo của tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh, nhưng ở nhiều khu vực vẫn diễn ra nội chiến và xung đột. Nguy cơ ngày càng trở nên trầm trọng khi ở nhiều nơi lại bộc lộ chủ nghĩa li khai, chủ nghĩa khủng bố" (SGK Lich sử 12 - NXBGD 2012, trang 74). Anh (chị) hãy lấy dẫn chứng để chứng minh nhận định trên.

  • Nội chiến và xung đột diễn ra ở nhiều nơi, xuất phát từ mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, hệ tư tưởng, các phe phái. Hiện nay nó có xu thế gia tăng như: Ai Cập, Li-băng, Tuynidi, Sy ri, I-Ran, I-Rắc, Áp ga-ni stan, Ucrai-na, bán đảo Triểu Tiên,...
  • Chủ nghĩa li khai: Sy-ri, Ucrai-na, In-đô-nê- xi-a, Li-bi,...
  • Chủ nghĩa khủng bố của các nhóm Hồi giáo cực đoan, nhà nước Hồi giáo tự xưng ISS,. Kể từ sau vụ khủng bố ở Mĩ (11/9/2001), thế giới đã phải chứng kiến nhiều vụ khủng bố tàn bạo, dã man như ở: Luân Đôn, Tây Ban Nha, Nga, Ai Cập, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, I-rắc, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a...
  • Chủ nghĩa li khai, chủ nghĩa khủng bố đang trở thành vấn đề nổi côm và là mỗi lo thường trực của các quốc gia hiện nay. Chúng ta phải nêu cao tinh thần cảnh giác, kiên quyết đấu tranh chống lại các tư tưởng cực đoạn, tư tưởng bạo lực...

3. a. Điền các sự kiện

Thời gianSự kiện
3-2-1930Thành lập Đảng CS Việt Nam
19-8-1945Cách mạng tháng Tám thành công
2-9-1945Quốc khánh nước Việt Nam DCCH
19-12-1946Toàn quốc kháng chiến
7-5-1954Chiến thắng Điện Biên Phủ
21-7-1954Ký Hiệp định Giơ-ne-vơ
17-1-1960Phong trào "Đồng khởi"
27-1-1973Ký Hiệp định Pa-ri
30-4-1975Giải phóng Miền Nam
25-4-1976Bầu cử Quốc hội nước Việt Nam thống nhất
12-1986Đại hội đại biểu toàn quốc lần VI của Đảng
14-3-1988Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm đảo Gạc ma thuộc quần đảo Trường Sa cảu Việt Nam
2-5-2014Trung Quốc hạ đặt dàn khoan trái xép vào vùng biển đặc quyền kinh tế Việt Nam
20 đến 28-1-2016Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.

a. Sự kiện ngày 2/5/2014

  • Ngày 2/5/2014, Trung Quốc bất ngờ hạ đặt trái phép dàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển đặc quyền kinh tế Việt Nam. Hành động này ngay lập tức nhận được sự phản đối quyết liệt từ Việt Nam và cộng đồng tiến bộ trên thế giới.
  • Bất chấp sự phản ứng của VN và dư luận quốc tế, Trung Quốc ngày càng tỏ ra hung hăng, ngỗ ngược: chúng cho các tàu hải cảnh, tàu chiến ngụy trang dân sự va quyệt, phun vòi rồng vào các lực lượng kiểm ngư của ta. Trắng trợn hơn, chúng còn dùng tàu hải cảnh dâm chìm tàu của ngư dân Việt Nam đang hoạt động trong vùng biển của Việt Nam. Chúng ta kiên trì đấu tranh bằng biện pháp hòa bình, kêu gọi cộng đồng quốc tế lên án hành động của Trung Quốc. Mặt khác, ta chủ động kìm nén để không bị mắc mưu gây hấn của chúng.
  • Trước sự đấu tranh kiên quyết và khôn khéo của ta, Trung Quốc đã phải di chuyển dàn khoan ra khỏi vùng biển Việt Nam ngày 15/7/2014. Tuy nhiên, hành động này được xem là sự khởi đầu cho những hành động leo thang tiếp theo. Hiện nay, Trung Quốc đã và đang xây dựng, bồi đắp các đảo chiểm giữ trái phép của ta. Chúng biến đảo Gạc ma thành một căn cứ quân sự...

b. Quan điểm của bản thân:

  • Thí sinh tự do bày tỏ quan điểm của bản thân về vấn đề Biển Đông hiện nay. Tuy nhiên, cần làm rõ: quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là chủ quyền thuộc về Việt Nam, đây là điều không thể chỗi cãi... lên án hành động làm bất ổn tình hình Biển Đông hiện nay.
  • Thí sinh cần nhấn mạnh: Vấn đề Biển Đông hiện nay là rất phức tạp, diễn biến khó lường. Chúng ta phải cảnh giác và kiên trì đấu tranh bằng biện pháp ngoại giao, tranh bị kích động, tránh làm bùng nổ xung đột hoặc chiến tranh. Tuy nhiên, chúng ta không nhân nhượng và không bao giờ thỏa hiệp. Nếu xung đột các bên xảy ra, chúng ta quyết bảo vệ biển đảo của mình và không khuất phục trước bất cứ kẻ thù nào.

4. Những điểm giống và khác nhau giữa Hiệp định Giơ-ne-vơ (7-1954) và Hiệp định Pari (1-1973). Tại sao Hiệp đinh Giơ-ne-vơ lại còn có những hạn chế? Anh (chị) hãy cho biết suy nghĩ của bản thân về độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia hiện nay.

a. So sánh

Giống nhau:

  • Cả hai Hiệp định này đều bàn đến việc chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình.
  • Cả hai Hiệp định đều được ký kết ssau khi ta giành thắng lợi to lớn trên chiến trường ( Điện Biên Phủ 1954 và "Điện Biên Phủ trên không" năm 1972). Thể hiện nghệ thuật chiến tranh kết hợp đấu tranh quân sự với ngoại giao, đánh đi đôi với đàm...

Khác nhau:

  • Hiệp định Giơ-ne-vơ bàn về vấn đề Đông Dương; Hiệp định Pari bàn về vấn đề Việt Nam.
  • Hiệp định Giơ-ne-vơ có sự can thiệp của các nước lớn làm cho các nước bị chiến tranh phải lệ thuộc. Vì vậy, nó còn nhiều hạn chế. Những hạn chế này nằm trong âm mưu của các nước lớn ( Mĩ, TQ, Anh, Pháp, Liên Xô)
  • Hiệp định Pari không có sự can thiệp của các nước lớn, nên thắng lợi trọn vẹn. Nó tạo điều kiện để giải phóng hoàn toàn MN

b. Tại sao có Hạn chế...

  • Vì giải quyết vấn đè trong phạm vi rộng (3 nước).
  • Có sự can thiệp của các nước lớn với những toan tính, âm mưu chính trị của các nước này nhắm dùng Đông Dương để khống chế và làm suy yếu nhau... Đông Dương nói chung và VN nói riêng trỏ thành con tốt trên bàn cờ chính trị.

c. Suy nghĩ về độc lập, chủ quyền,...

  • Trong bất cứ hoàn cảnh nào, thời đại nào thì độc lập chủ quyền... luôn là quyền tối thượng, quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Nó gắn liên với quá trình dựng nước và giữ nước...
  • Ngày nay, trong thời đại KH-CN thì nó càng được coi trọng. Trong bối cảnh quan hệ quốc tế phức tạp, vấn đề này trở thành nguồn gốc của các cuộc xung đột, chiến tranh. Một số nước lớn cho mình cái quyền được can thiệp vào các nước khác, đưa ra những luận điệu mơ hồ, trơ trẽn cái gọi là chủ quyền của họ, dùng vũ lực hoặc uy hiếp bằng vũ lực để chiếm đoạt đất đai, biển đảo của các nước khác...
  • Dân tộc ta luôn coi trong hòa bình và đạo lý, mong muốn xây dựng một thế giới hòa bình. Nhưng cũng kiên quyết bảo vệ chủ quyền của dân tộc, nêu cao tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc...
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lịch sử 12

    Xem thêm