Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2016 trường THPT Chuyên Nguyễn Quang Diêu, Đồng Tháp (Lần 1)
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sử năm 2016
Đề thi thử THPT Quốc gia 2916 môn Sử trường THPT Chuyên Nguyễn Quang Diêu, Đồng Tháp (Lần 1) được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải nhằm giúp các bạn thí sinh có nhiều đề luyện thi, từ đó sẵn sàng và tự tin bước vào kì thi THPT Quốc gia 2016 sắp tới. Mời các bạn tham khảo.
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2016 trường THPT Ngọc Tảo, Hà Nội
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Lịch sử trường THCS&THPT Đông Du, Đắk Lắk
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử lần 1 năm 2016 trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh
SỞ GD&ĐT ĐỒNG THÁP TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN QUANG DIÊU | ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN I NĂM 2016 MÔN: LỊCH SỬ: Khối C Thời gian: 180 phút Ngày thi:.... /03/2016 |
A. Phần chung cho tất cả các thí sinh (7,0 điểm)
Câu I (2,0 điểm)
Tóm tắt quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ 1911 đến 1920. Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam phải theo con đường nào?
Câu II (3,0 điểm)
Trình bày và nhận xét chủ trương tập hợp lực lượng cách mạng được đề ra tại Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (1 - 1930), Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng cộng sản Việt Nam (10 - 1930) và Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương (5 - 1941).
Câu III (3,0 điểm)
Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945?
B. Phần riêng (3,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (IV.a hoặc IV.b)
Câu IV.a. (3,0 điểm)
Nêu và nhận xét về sự biến đổi chính trị, kinh tế của khu vực Đông Bắc Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu IV.b. (3,0 điểm)
Hoàn cảnh ra đời, mục đích, nguyên tắc hoạt động và vai trò của Liên hợp quốc.
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia 2016 môn Sử
A. Phần chung cho tất cả các thí sinh (7,0 điểm)
Câu I: Tóm tắt quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ 1911 đến 1920. Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam phải theo con đường nào?
- Từ năm 1911, Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước, hướng tới Phương Tây, đến nước Pháp; rồi qua nhiều nước, nhiều Châu lục khác nhau. Nguyễn Ái Quốc đã nhận thấy ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác, ở đâu những người lao động cũng bị áp bức, bóc lột dã man.
- Cuối 1917, Nguyễn Áí Quốc từ Anh trở lại Pháp, hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước ở Pari; viết báo, truyền đơn, gia nhập Đảng xã hội Pháp (1919).
- Tháng 6 - 1919, Người gởi đến Hội nghị Véc xây Bản yêu sách của nhân dân An Nam, đòi thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết của nhân dân Việt Nam.
- Giữa năm 1920, Người đọc sơ thảo lần thứ nhất luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I Lênin, khẳng định con đường giành độc lập tự do của nhân dân Việt Nam.
- Tháng 12 - 1920, tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng xã hội Pháp (Đại hội Tua), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng cộng sản Pháp.
Nguyễn Ái Quốc khẳng định, muốn cứu nước và giải phóng dân tộc phải theo con đường cách mạng vô sản.
Câu II: Trình bày và nhận xét chủ trương tập hợp lực lượng cách mạng được đề ra tại Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (1 - 1930), Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng cộng sản Việt Nam (10 - 1930) và Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương (5 - 1941).
a - Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam thông qua cương lĩnh chính trị đầu tiên.
- Xác định lực lượng cách mạng là công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức ; còn phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư sản thì lợi dụng hoặc trung lập.
- Nhận xét:
- Hội nghị đã thấy rõ thái độ chính trị và khả năng cách mạng của mỗi giai cấp trong xã hội Việt Nam thuộc địa, xác định đúng vai trò,vị trí của từng giai cấp, tầng lớp.
- Phát huy sức mạnh dân tộc, phân hóa và cô lập kẻ thù để thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc
b - Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành trung ương lâm thời Đảng cộng sản Đông Dương với bản luận cương chính trị tháng 10-1930 xác định động lực của cách mạng là công nhân và nông dân.
- Nhận xét:
- Đã xác định được động lực cách mạng, nhưng không đánh giá đúng khả cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản, khả năng chống đế quốc và phong kiến ở mức độ nhất định của tư sản dân tộc, khả năng lôi kéo một bộ phận trung tiểu địa chủ tham gia Mặt trận dân tộc thống nhất chống đế quốc và tay sai.
- Đây là điểm khác với Cương lĩnh chính trị đầu tiên và cũng là hạn chế của cương lĩnh tháng 10 - 1930.
c - Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương
- Chủ tương thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh , đổi tên Hội phản đế thành lập Hội cứu quốc, nhằm tập rộng rãi mọi tầng lớp, giai cấp và cá nhân yêu nước.
- Nhận xét:
- Chủ trương trên đã huy động đến mức cao nhất lực lượng toàn dân tộc thực hiện nhiệm vụ số một là giải phóng dân tộc, giành độc lập, tư do.
- Khắc phục hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10-1930 và khẳng định chủ trương đúng đắn trong cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, góp phần trực tiếp đưa cách mạng tháng Tám đến thành công.
Câu III: Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945?
a. Nguyên nhân chủ quan:
- Truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất giải phóng dân tộc.
- Từ khi Đảng Cộng sản Đông Dương kêu gọi thì cả dân tộc nhất tề đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền.
- Sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng do Hồ chí Minh đứng đầu.
- Quá trình chuẩn bị lâu dài, chu đáo, rút kinh nghiệm qua đấu tranh.
- Toàn Đảng, toàn dân đồng lòng. Các cấp bộ Đảng, Việt Minh đã linh hoạt, sáng tạo, chớp đúng thời cơ.
b. Nguyên nhân khách quan
- Quân Đồng minh đánh bại phát xít, tạo cơ hội khách quan để nhân dân ta tiến hành Tổng khởi nghĩa thành công.
c. Ý nghĩa lịch sử:
- Đối với dân tộc:
- Tạo ra bước ngoặt trong lịch sử dân tộc, phá tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp hơn 80 năm, và Nhật gần 5 năm, lập nên nước VNDCCH.
- Mở ra kỉ nguyên mới: kỉ nguyên độc lập, tự do, kỉ nguyên nhân dân nắm chính quyền, làm chủ đất nước.
- Đối với thế giới:
- Góp phần vào thắng lợi của cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít.
- Cổ vũ các dân tộc thuộc địa trong cuộc đấu tranh tự giải phóng.
A. Phần riêng (3,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (IV.a hoặc IV.b)
Câu IV. a. Nêu và nhận xét về sự biến đổi chính trị, kinh tế của khu vực Đông Bắc Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
a - Sự biến đổi chính trị và kinh tế.
- Chính trị: Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, bị chủ nghĩa thực dân nô dịch (trừ Nhật Bản). Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình khu vực có nhiều biến chuyển:
- Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc dẫn tới sự ra đời nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (10 – 1949). Hồng Kông và Ma Cao vẫn là những thuộc địa của Anh và Bồ Đào Nha, cho đến cuối những năm 90 của thế kỉ XX mới trở về chủ quyền của Trung Quốc.
- Triều Tiên bị chia cắt thành hai nước Đại Hàn Dân quốc và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Trong những năm 50, 60 của thế kỉ XX, hai nước luôn ở trong tình trạng đối đầu; từ những năm 70, chuyển dần sang đối thoại; năm 2000, hai nước ký hiệp định hòa hợp, mở ra một trang mới trong quan hệ hai nước, nhưng đến nay tình hình hai nước lại chuyển sang đối đầu, căng thẳn.
- Kinh tế: Trong nửa sau thế kỉ XX, khu vực Đông Bắc Á đạt được sự tăng trưởng kinh tế, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.
- Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông được đánh giá là ba trong bốn "con rồng" kinh tế châu Á. Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới
- Trong những năm 80, 90 của thế kỉ XX và những năm đầu thế kỉ XXI, nền kinh tế Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng nhanh và cao nhất thế giới.
b. Nhận xét: Diễn ra nhiều biến đổi sâu sắc về chính trị lẫn kinh tế.
- Về chính trị:
- Chịu sự chi phối sâu sắc của trật tự hai cực Ianta.
- Quá trình phi thực dân diễn ra mạnh mẽ.
- Về kinh tế:
- Là khu vực có nhiều chuyển biến to lớn.
- Là khu vực có nền kinh tế phát triển năng động.
Câu IV. b. Hoàn cảnh ra đời, mục đích, nguyên tắc hoạt động và vai trò của Liên hợp quốc.
a. Hoàn cảnh ra đời: Từ ngày 24/4 đến ngày 26/6/1945, một Hội nghị quốc tế gồm 50 nước họp tại Xan Phranxixco (Mĩ) đã thông qua Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp quốc.
Mục đích: Duy trì hòa bình và ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết giữa các dân tộc.
b. Nguyên tắc hoạt động:
- Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp)
c. Vai trò:
- Trở thành một diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
- Có nhiều cố gắng trong việc giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột khu vực
- Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế, giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế,...