Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Lịch sử trường THCS&THPT Đông Du, Đắk Lắk (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Lịch sử

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Lịch sử trường THCS&THPT Đông Du, Đắk Lắk (Lần 1) là đề thi thử đại học môn Sử có đáp án đi kèm. Đây là tài liệu luyện thi môn Sử hữu ích dành cho các bạn thí sinh chuẩn bị bước vào kì thi THPT Quốc gia, luyện thi Đại học, Cao đẳng 2016. Mời các bạn tham khảo.

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Lịch sử - Số 1

Đề cương Lịch sử thế giới Ôn thi Đại học

Tuyển tập câu hỏi và bài tập luyện thi Đại học môn Lịch sử

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐẮK LẮK

TRƯỜNG THCS – THPT ĐÔNG DU

KIỂM TRA NĂNG LỰC THPT QUỐC GIA LẦN I

MÔN: LỊCH SỬ

Thời gian: 180 phút không kể thời gian phát đề

A. PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI

Câu I (3,0 điểm): Trình bày mục đích, nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc. Kể tên một số tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc đang hoạt động ở Việt Nam. Theo anh (chị), hiện nay Đảng, chính phủ và nhân dân Việt Nam cần vận dụng như thế nào bản Hiến chương Liên Hợp quốc trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo tổ quốc?

B. PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM

Câu II (3,0 điểm): Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam có những chuyển biến như thế nào? Giải thích tại sao giai cấp công nhân nhanh chóng trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng dân tộc dân chủ ở Việt Nam? Hiện nay tổ chức nào bảo vệ quyền lợi cho giai cấp công nhân Việt Nam?

Câu III (2,0 điểm): Trình bày nội dung cơ bản của Luận cương chính trị (10/1930). Từ đó chỉ ra những điểm hạn chế của Luận cương và quá trình khắc phục những hạn chế đó trong giai đoạn cách mạng 1939-1945?

Câu IV (2,0 điểm: Trình bày tác động của hai sự kiện lịch sử sau đây đối với cách mạng Việt Nam trong thập niên 30 của thế kỉ XX:

  • Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933).
  • Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản (7 - 1935).

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Lịch sử

Câu I:

  • Mục đích:
    • Duy trì hòa bình và an ninh thế giới
    • Phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước...
  • Nguyên tắc hoạt động:
    • Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết giữa các dân tộc
    • Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước
    • Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào
    • Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình
    • Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa các nước lớn....
  • Một số tổ chức chuyên môn của LHQ đang hoạt động ở Việt Nam:
    • Tổ chức lương thực, nông nghiệp - PAO
    • Tổ chức văn hóa - khoa học – giáo dục - UNESCO
    • Quỹ tiền tệ quốc tế - IMF
    • Tổ chức thương mại - WTO
    • Tổ chức y tế thế giới – WHO
  • Vận dụng: HS trình bày theo các cách khác nhau nhưng đảm bảo được ý chính sau:
    • Nhân dân Việt Nam từng trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống ngoại xâm ... đều giành được thắng lợi nhưng chịu mất mát, thiệt hại về kinh tế, tinh thần nên coi trọng hòa bình, tận dụng mọi khả năng hòa bình trong việc giải quyết tranh chấp, bảo vệ tổ quốc, chủ quyền biển đảo
    • Trong xu thế là hòa bình và ổn định nhưng nhiều khu vực vẫn diễn ra xung đột, trạnh chấp...thời gian qua Trung Quốc đơn phương hành động gây chanh chấp bất ổn trên biển Đông.... Việt Nam bằng biện pháp đấu tranh ngoại giao để thế giới biết được sự sai trái của TQ, đồng thời tỏ thiện chí giải quyết đàm phán, thương lượng.
    • Sử dụng luật pháp quốc tế để lên án, kiên quyết phản đối việc sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp.
    • Nếu TQ vẫn tiếp tục thực hiện ý đồ của mình, buộc VN phải đấu tranh pháp lí đó là khởi kiện lên tòa án quốc tế...

Câu II:

  • Do tác động của chính sách khai thác thuộc địa, xã hội Việt Nam đã có nhiều chuyển biến về cơ cấu giai cấp.
    • Giai cấp địa chủ phong kiến tiếp tục phân hóa, tầng lớp địa chủ vừa và nhỏ đã tích cực tham gia phong trào dân tộc dân chủ chống thực dân Pháp và phản động tay sai.
    • Giai cấp nông dân ngày càng bị bần cùng hóa, khiến cho mâu thuẫn với đế quốc - phong kiến ngày càng gay gắt hơn, nông dân là một lực lượng cách mạng to lớn của dân tộc.
    • Giai cấp tư sản ra đời, bị phân hóa thành hai bộ phận, trong đó tư sản mại bản cấu kết với đế quốc..., tư sản dân tộc do bị chèn ép nên có khuynh hướng dân tộc dân chủ.
    • Giai cấp tiểu tư sản phát triển nhanh về số lượng, có tinh thần dân tộc chống đế quốc và tay sai, hăng hái đấu tranh vì độc lập, tự do của dân tộc.
    • Giai cấp công nhân phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, đời sống ngày càng khổ cực nên tinh thần đấu tranh chống Pháp ngày càng cao.

=> Mâu thuẫn trong xã hội ngày càng sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn dân tộc. Phong trào đấu tranh chống đế quốc và tay sai phát triển mạnh với những nội dung và hình thức phong phú hơn.

  • Giải thích tại sao giai cấp công nhân nhanh chóng trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng dân tộc dân chủ ở Việt Nam
    • Đại diện cho một phương thức sản xuất mới, tiến bộ
    • Bị nhiều tầng áp bức, bóc lột nặng nề..., nên có tinh thần cách mạng cao độ và triệt để
    • Có quan hệ gắn bó với nông dân, dễ tạo thành khối liên minh công nông
    • Được thừa hưởng truyền thống yêu nước của dân tộc
    • Với những đặc điểm trên, giai cấp công nhân Việt Nam sớm được giác ngộ, sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản, nên đã nhanh nhanh chóng vươn lên thành một lực lượng chính trị độc lập và trở thành lực lượng lãnh đạo của cách mạng Việt Nam.
  • Hiện nay tổ chức bảo vệ quyền lợi cho giai cấp công nhân và người lao động Việt Nam là Công đoàn.

Câu III:

  • Nội dung của Luận cương:
    • Luận cương xác đinh những vấn đề chiến lược và sách lược của cách mạng Đông Dương. Cách mạng Đông Dương lúc đầu là cuộc cách mạng tư sản dân quyền, sau đó sẽ tiếp tục phát triển, bỏ qua thời kỳ tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa...
    • Hai nhiệm vụ cách mạng là đánh đổ phong kiến và đế quốc có quan hệ khăng khít với nhau...
    • Động lực cách mạng là giai cấp vô sản và nông dân
    • Lãnh đạo cách mạng là giai cấp vô sản với đội tiên phong là Đảng cộng sản. Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới
  • Hạn chế của Luận cương:
    • Chưa nêu được mâu thuẫn của xã hội Đông Dương, không đưa ngọn cờ giải phóng dân tộc lên hàng đầu mà còn nặng đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất...
    • Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản dân tộc, khả năng lôi kéo một bộ phận trung, tiểu địa chủ tham gia mặt trận dân tộc thống nhất chống đế quốc và tay sai
  • Quá trình khắc phục những hạn chế...
    • Hạn chế về nhiệm vụ cách mạng được khắc phục trong thời kỳ 1939-1941 đó là, Hội nghị BCHTW lần thứ VI (11/1939) chủ trương gương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và đến Hội nghị BCHTW lần thứ VIII (5/1941) đã hoàn chinh chủ trương chuyển hướng chiến lược đề ra từ Hội nghị VI...
    • Hạn chế về lực lượng cách mạng được thực hiện trong thời kỳ 1936-1939 đó là, thành lập Mặt trận thống nhất Phản đế Đông Dương để đoàn kết lực lượng yêu nước chống bọn phản động thuộc địa, tay sai và Mặt trận Việt Minh (1941)...

Câu IV.

  • Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933)
    • Từ 1929 đến 1933, bùng nổ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Pháp trút gánh nặng khủng hoảng lên các nước thuộc địa... Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam nặng nề hơn so với các thuộc địa khác của Pháp cũng như so với các nước trong khu vực.
    • Cuộc khủng hoảng kinh tế làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của các tầng lớp nhân dân lao động. Mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp ngày càng trở nên gay gắt. Điều đó trở thành một trong những nguyên nhân làm bùng nổ phong trào cách mạng 1930 - 1931 dưới sự lãnh đạo của Đảng.
  • Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản (7-1935)
    • Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản xác định nhiệm vụ trước mắt là chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh, bảo vệ hòa bình và thành lập Mặt trận nhân dân rộng rãi...
    • Dựa trên nghị quyết của Đại hội VII Quốc tế Cộng sản và căn cứ tình hình cụ thể của Việt Nam, Đảng Cộng sản Đông Dương đã định ra đường lối và phương pháp đấu tranh mới..., chuyển sang hình thức đấu tranh công khai, hợp pháp, nửa hợp pháp với mục tiêu đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình... Đường lối đúng đắn của Đảng làm bùng nổ phong trào dân chủ trong những năm 1936 - 1939.
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Lịch Sử khối C

    Xem thêm