Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Lịch sử trường THPT Thuận Thành 2, Bắc Ninh (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Lịch sử

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Lịch sử trường THPT Thuận Thành 2, Bắc Ninh (Lần 1) có đáp án là tài liệu ôn thi THPT Quốc gia hữu ích dành cho các bạn học sinh. Đây cũng là tài liệu luyện thi đại học môn Lịch sử hiệu quả. Mời các bạn tham khảo.

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Lịch sử - Số 1

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử lần 1 năm 2016 tỉnh Vĩnh Phúc

SỞ GD & ĐT BẮC NINH

TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 2

KIỂM TRA SÁT HẠCH LẦN 1

NĂM HỌC 2015-2016

MÔN: LỊCH SỬ 12

Thời gian làm bài 180 phút, không kể thời gian phát đề.

Câu 1 (3.0 điểm): Chính sách đối ngoại của Mĩ thời kì chiến tranh lạnh?

Theo anh (chị), vụ khủng bố ngày 11/9/2001 ở Mĩ tác động như thế nào tới tình hình thế giới?

Câu 2 (3.0 điểm): Nêu và nhận xét nhiệm vụ cách mạng được trình bày trong hội nghị thành lập Đảng (1/1930), hội nghị ban chấp hành trung ương lâm thời Đảng cộng sản Việt Nam (10/1930), hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Đông Dương (5/1941)?

Câu 3 (2.0 điểm): Cho bảng dữ liệu:

1/1941

Nguyễn Ái Quốc về nước, chọn Cao Bằng làm căn cứ địa

5/1941

Chủ trì hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Đông Dương ở Pác Bó (Cao Bằng).

19/5/1941

Lập mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh

Cuối 1941

Lập đội tự vệ Cao Bằng

22/12/1944

Lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân

6/1945

Lập khu giải phóng Việt Bắc

16-17/8/1945

Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam được thành lập do Hồ Chí Minh làm chủ tịch

28/8/1945

Cải tổ ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam thành chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa

2/9/1945

Đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa

a) Qua bảng dữ liệu, anh (chị) xác định công lao của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh với cách mạng tháng Tám?

b) Anh (chị) có suy nghĩ gì khi học nội dung sau trong Tuyên ngôn độc lập "Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy" trong bối cảnh Trung Quốc có những hành động vi phạm chủ quyền biển đảo nước ta?

Câu 4 (2.0 điểm): Vì sao Bộ chính trị quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ? Ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ?

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Lịch sử

Câu 1 (3.0 điểm)

  • Chính sách đối ngoại của Mĩ thời kì chiến tranh lạnh
    • Sau chiến tranh, Mĩ vươn lên thành nước giàu mạnh nhất...có tham vọng bá chủ thế giới...Mĩ đã triển khai chiến lược toàn cầu... nhằm 3 mục tiêu
      • Ngăn chặn, xóa bỏ CNXH
      • Đàn áp phong trào cách mạng thế giới
      • Khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh (0.75)
    • Mĩ khởi xướng "chiến tranh lạnh"...gây chiến tranh xâm lược, bạo loạn, lật đổ ở nhiều nơi...điển hình là chiến tranh xâm lược VN (1954 – 1975)...Những năm 70, Mĩ thỏa hiệp với TQ, hòa hoãn với LX nhằm chống PTCM thế giới. (0.5)
    • Thất bại trong chiến tranh xâm lược VN, Mĩ phải kí hiệp định Pari rút quân về nước (1973) nhưng Mĩ vẫn triển khai chiến lược toàn cấu...tăng cường chạy đua vũ trang. Giữa những năm 80, Mĩ có các cuộc đối thoại với Liên xô. Tháng 12/1989, Mĩ và LX tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh. (0.75)
  • Vụ khủng bố ngày 11/9/2001ở Mĩ tác động đến tình hình thế giới
    • Khoét sâu mâu thuẫn giữa một số nước, đặt nhân loại trước những thách thức mới của chủ nghĩa khủng bố, buộc Mĩ và các nước lớn điều chỉnh chính sách đối ngoại...(1.0)

Câu 2 (3.0 điểm)

  • Hội nghị thành lập Đảng (1/1930) đã thông qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do NAQ soạn thảo.
    • Hội nghị xác định nhiệm vụ cách mạng là đánh đế quốc, phong kiến và tư sản phản cách mạng, làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, tự do, dựng chính phủ công nông binh, tổ chức quân đội công nông...tiến hành cách mạng ruộng đất. (0.5)
    • Nhận xét: Đây là chủ trương đúng đắn, sáng tạo kết hợp nhuần nhuyễn vấn đề dân tộc và giai cấp, nêu cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, nhiệm vụ giai cấp thực hiện từng bước phục vụ nhiệm vụ giải phóng dân tộc. (0.5)
  • Hội nghị ban chấp hành trung ương lâm thời ĐCSVN (10/1930) đã thông qua Luận cương chính trị do Trần Phú soạn thảo.
    • Hội nghị xác định nhiệm vụ cách mạng là đánh phong kiến và đế quốc, có quan hệ khăng khít với nhau. (0.5)
    • Nhận xét: Hội nghị chưa thấy được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương, không đưa được ngọn cờ giải phóng dân tộc lên hàng đầu mà nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất. Đây là hạn chế của Luận cương chính trị so với Cương lĩnh chính trị. (0.5)
  • Hôi nghị ban chấp hành trung ương ĐCSĐD (5/1941) họp ở Pác Bó (Cao Bằng) do NAQ chủ trì.
    • Hội nghị xác định nhiệm vụ chủ yếu, trước mắt của cách mạng là giải phóng dân tộc, tiếp tục gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, nêu khẩu hiệu giảm tô, giảm thuế, chia lại ruộng công tiến tới người cày có ruộng. (0.5)
    • Nhận xét: Hội nghị đã hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng chiến lược cách mạng được đề ra từ hội nghị trung ương tháng 11/1939, giương cao hơn nữa ngọn cờ giải phóng dân tộc...Hội nghị đã khăc phục được hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10/1930... (0.5)

Câu 3 (2.0 điểm)

a) Xác định vai trò của NAQ - HCM với cách mạng tháng 8

  • Ngày 28/1/1941, NAQ về nước chủ trì hội nghị trung ương (5/1941) hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng chiến lược cách mạng đề ra từ hội nghị trung ương tháng 11/1939: giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, đề ra chủ trương khời nghĩa vũ trang. (0.25)
  • Người góp phần to lớn vào việc chuẩn bị cho CMT8
    • XD lực lượng chính trị: Lập mặt trận Việt Minh...
    • XD lực lượng vũ trang: lập đội tự vệ Cao Bằng, lập đội VN tuyên truyền giải phóng quân
    • XD căn cứ địa: Chọn Cao Bằng làm căn cứ địa, lập khu giải phóng Việt Bắc (0.5)
  • Nhận định thời cơ, quyết tâm tổng khởi nghĩa... cùng Đảng, VM lãnh đạo cách mạng tháng 8, cải tổ UBDTGPVN thành chính phủ lâm thời nước VNDCCH, sọn và đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước VNDCCH. (0.25)

b) Suy nghĩ khi học Tuyên ngôn độc lập...

(Đây là câu hỏi mở, thí sinh có thể trình bày theo cách của mình nhưng cần nêu được các ý sau)

  • Câu nói của HCM là sự đúc kết, khẳng định ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập tự do của nhân dân ta. Dân tộc ta luôn mong muốn hòa bình nhưng khi độc lập dân tộc bị xâm phạm thì ta cũng quyết tâm dấu tranh đến cùng bởi độc lập, tự do là điều thiêng liêng nhất với mỗi dân tộc (0.5)
  • Hiện nay TQ đang có những hành động vi phạm chủ quyền và quyền tài phán của nước ta ở biển Đông...
  • Nhân dân ta đã và đang đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững tự do, độc lập, chủ quyền đất nước...phản đối hành động của TQ, giữ vững quan điểm dấu tranh hòa bình, đấu tranh bằng pháp lý trên cơ sở kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo... (0.5)

Câu 4 (2.0 điểm)

  • Ta mở chiến dịch ĐBP vì:
    • ĐBP là trung tâm của kế hoạch Nava nên muốn đập tan kế hoạch Nava phải tiêu diệt tập đoàn cứ điểm ĐBP. (0.5)
    • Lực lượng kháng chiến của ta phát triển về mọi mặt (chính quyền, mặt trận, lực lượng vũ trang, hậu phương) đủ để đọ sức với Pháp ở ĐBP. (0.5)
    • ĐBP là tập đoàn cứ điểm mạnh nhưng có yếu điểm là địch chỉ có thể tiếp viện bằng đường không... trong khi về tiếp viện cho ĐBP ta hoàn toàn khắc phục được. (0.5)
  • Ý nghĩa lịch sử của chiến dịch ĐBP
    • Làm phá sản kế hoạch Nava, giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của Pháp, xoay chuyển cục diện chiến tranh, buộc Pháp kí Hiệp định Giơ - ne – vơ. (0.25)
    • Làm sụp đổ từng mảng hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc. (0.25)
Đánh giá bài viết
1 705
Sắp xếp theo

    Môn Lịch Sử khối C

    Xem thêm