Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Lịch sử trường THPT Trần Hưng Đạo, TP. Hồ Chí Minh (Lần 1)
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Lịch sử
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Lịch sử trường THPT Trần Hưng Đạo, TP. Hồ Chí Minh (Lần 1) được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, là tài liệu ôn tập môn Sử hữu ích dành cho các bạn thí sinh chuẩn bị bước vào kì thi THPT Quốc gia 2016 sắp tới.
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Lịch sử trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên (Lần 1)
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử lần 2 năm 2016 trường THPT Đồng Đậu, Vĩnh Phúc
SỞ GD & ĐT TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO | ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN LỊCH SỬ - KHỐI 12 Ngày thi: 15/10/2015 Thời gian làm bài: 180 phút |
Câu 1: (2 điểm)
Trình bày những nét chính Liên Bang Nga trong những năm 1991 – 2000. Qua đó cho biết vai trò của Liên Bang Nga trong việc xác lập quan hệ quốc tế mới?
Câu 2: (3 điểm)
Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, đã có những tổ chức liên minh kinh tế - chính trị nào được thành lập? Hãy trình bày và chỉ ra những điểm chung trong mục tiêu và sự phát triển của các tổ chức đó.
Câu 3: (3 điểm)
Cho biết những nguyên nhân chung và riêng dẫn tới sự phát triển kinh tế của Mĩ, Nhật Bản và Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Trong những nguyên nhân ấy nguyên nhân nào quan trọng nhất? Vì sao?
Câu 4: (2 điểm)
Hệ quả của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đã dẫn đến xuất hiện xu thế gì trên thế giới? Hãy trình bày những biểu hiện và giải thích vì sao xuất hiện xu thế ấy?
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Lịch sử
Câu 1: (2 điểm) Những nét chính về LB Nga trong những năm 1991 – 2000. Vai trò của LB Nga
- Liên Bang Nga:
- Liên Bang Nga là "quốc gia kế tục Liên Xô" trong quan hệ quốc tế ........................
- Kinh tế: Trong đầu thập niên 1990, tình hình Liên Bang Nga chìm đắm trong khó khăn, kinh tế tăng trưởng âm. Từ 1996, kinh tế Liên Bang Nga dần phục hồi, đến năm 1997 tốc độ tăng trưởng đạt 0.5%, năm 2000 lên đến 9%
- Chính trị: Tháng 12/1993, Hiến pháp được ban hành, qui định thể chế Tổng thống Liên bang.
- Xã hội: bất ổn do tranh chấp giữa các đảng phái và xung đột sắc tộc, nổi bật là phong trào li khai ở Trécxnia
- Đối ngoại: chính sách ngả về phương Tây không đạt như mong muốn, về sau nước Nga khôi phục và phát triển các mối quan hệ với châu Á
- Từ năm 2000, chính quyền của Tổng thống Putin đã đưa Liên Bang Nga thoát dần khó khăn, kinh tế hồi phục phát triển, chính trị xã hội dần ổn định, địa vị quốc tế được nâng cao để trở lại vị thế cường quốc Âu – Á
- Vai trò:
- Kế thừa vai trò của LX: là ủy viên HĐBA LHQ
- Điều chỉnh đối ngoại, chuyển từ "Định hướng Đại Tây Dương" sang "Định hướng Âu – Á"; dần có tiếng nói tích cực trong quan hệ quốc tế mới (ở Trung Đông...)
Câu 2: (3 điểm) Những tổ chức liên minh kinh tế - chính trị. Trình bày và chỉ ra những điểm chung trong mục tiêu và sự phát triển của các tổ chức đó.
- Đó là các tổ chức ASEAN và EU
1. ASEAN
- Mục tiêu: Tiến hành sự hợp tác giữa các nước thành viên nhằm phát triến kinh tế và văn hóa trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
- Sự phát triển:
- Thành lập ngày 8 - 8 -1967 gồm 5 nước...
- 1999 phát triển thành 10 nước thành viên....
- 2007 các nước thành viên kí bản Hiến chương ASEAN nhằm xây dựng ASEAN thành một cộng đồng vững mạnh...
2. EU
- Mục tiêu: nhằm hợp tác liên minh giữa các thành viên trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ và cả trong lĩnh vực chính trị, đối ngoại và an ninh chung.
- Sự phát triển:
- Từ "Cộng đồng than - thép Châu Ău" (1951)
- Thành "Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu" và "Cộng đồng kinh tế Châu Âu" (1957)
- "Cộng đồng châu Âu" (EC) (1967). Tháng 1 - 1993, đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU
- Đến năm 2007 số lượng thành viên lên tới 27 nước.
3. Những điểm chung:
- Hợp tác giữa các nước thành viên nhằm phát triển kinh tế và văn hóa, chính trị....
- Số lượng các nước tham gia ngày càng nhiều...
- Đều có xu hướng nhất thể hóa... nhưng vẫn còn nhiều khó khăn...
Câu 3: (3 điểm) Những nguyên nhân chung và riêng phát triển kinh tế của Mĩ, Nhật Bản và Tây Âu sau CTTGII. Nguyên nhân quan trọng nhất. Vì sao?
1. Nguyên nhân chung:
- Dựa vào thành tựu KH-KT, điều chỉnh hợp lí cơ cấu sản xuất, cải tiến kĩ thuật, nâng cao năng suât lao động, giảm giá thành sản phẩm.
- Nhờ trình độ tập trung sản xuất, tập trung tư bản cao có sức sản xuất, cạnh tranh lớn và hiệu quả ở cả trong và ngoài nước.
- Vai trò điều tiết của Nhà nước có hiệu quả. Các chính sách và biện pháp của nhà nước có vai trò thúc đẩy kinh tế phát triển.
2. Nguyên nhân riêng:
- Mĩ:
- Ít bị tổn thất trong chiến tranh thế giới... lợi dụng chiến tranh để làm giàu, thu lợi nhuận từ buôn bán vũ khí..
- Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhân công dồi dào.
- Tây Âu:
- Biết lợi dụng nguồn vốn nước ngoài để tập trung vào ngành kinh tế then chốt,
- Tranh thủ giá nguyên liệu rẻ từ các nước thuộc thế giới thứ ba.
- Hợp tác có hiệu quả trong Liên minh châu Âu...
- Nhật Bản:
- Ít chi tiêu cho quân sự (1%GDP), biên chế hành chính gọn nhẹ,
- Biết len lách vào thị trường các nước khác.
- Có truyền thống tự lực, tự cường.
- Biết lợi dụng nguồn vốn nước mgoài để tập trung vào ngành kinh tế then chốt.
3. Quan trọng nhất:
- Đầu tư phát triển KH-KT, tận dụng thành tựu KH-KT.
- Điều chỉnh cơ cấu sản xuất, cải tiến kĩ thuật, nâng cao năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm.
4. Giải thích
- Tận dụng triệt để thành tựu KH-KT cho nền kinh tế, đó là sự phát triển bền vững, lâu dài.
- Vì nhờ áp dụng KH-KT nên các nước đó đã tăng năng suất, giảm giá thành sản phẩm và có khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường... (sau khủng hoảng năng lượng, từ những năm 70 của thế kỉ XX trở đi năng lượng khan hiếm, nên phải phát triển KH- KT và kinh tế đã phát triển... Hệ thống thuộc địa tan rã, nhân công đã hết, nhưng kinh tế vẫn phát triển do tận dụng triệt để KH-KT...; Nghèo nguyên liệu, dầu mỏ như Nhật, Tây Âu.. vẫn phát triển...)
- Ngày nay nước nào nắm được KH-KT và công nghệ, làm chủ khoa học thì nước đó vươn lên hoặc ngược lại.
Câu 4: (2 điểm) Xu thế trên thế giới. Biểu hiện và giải thích
* Đó là xu thế toàn cầu hóa
1. Biểu hiện:
- Sự phát triển nhanh chống của quan hệ thương mại quốc tế...
- Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia...
- Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn...
- Sự ra đời các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực...
2. Giải thích:
- Thành tựu của cách mạng khoa học- công nghệ (trên các lĩnh vực:...) phát triển các mối quan hệ... giữa các nước.
- Chiến tranh lạnh kết thúc tạo điều kiện cho sự phát triển các mối quan hệ giữa các quốc gia/TG.