Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử lần 2 năm 2016 trường THPT Đồng Đậu, Vĩnh Phúc

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử lần 2 năm 2016 trường THPT Đồng Đậu, Vĩnh Phúc được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải gồm đề thi và đáp án đi kèm, giúp các bạn học sinh lớp 12 ôn tập và nâng cao kiến thức Lịch sử, từ đó chuẩn bị cho các bài thi, bài kiểm tra sắp tới một cách hiệu quả.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử lần 2 năm 2016 trường THPT Yên Lạc, Vĩnh Phúc

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử lần 1 năm 2015 trường THPT Lý Tự Trọng, Bình Định

SỞ GD - ĐT VĨNH PHÚC

TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU

ĐỀ KSCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN 2

MÔN: LỊCH SỬ 12

Thời gian: 180 phút không kể thời gian giao đề

Câu 1: (3,0 điểm)

Trình bày những nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển của kinh tế Nhật Bản giai đoạn (1952-1973) và cho biết nguyên nhân nào là quan trọng nhất? Từ đó, hãy rút ra bài học cho Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế hiện nay?

Câu 2: (2,5 điểm)

Lập bảng so sánh hai tổ chức cách mạng: Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên và Việt Nam Quốc dân Đảng theo nội dung: Đường lối chính trị, Địa bàn hoạt động, Phương thức hoạt động, Lực lượng tham gia và kết quả. Từ kết quả đó em hãy rút ra nhận xét về vị trí của hai tổ chức Đảng đó trong phong trào dân tộc dân chủ 1925-1930.

Câu 3: (2,5 điểm)

Trình bày hoàn cảnh lịch sử, nội dung của Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày 6/1 đến ngày 8/2/1930. Nêu vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 4: (2,0 điểm)

Đảng Cộng sản Đông Dương đã xác định nhiệm vụ và phương pháp đấu tranh của cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương như thế nào trong phong trào dân chủ 1936 – 1939? Điều kiện lịch sử nào đã dẫn đến những quyết định đó của Đảng Cộng sản Đông Dương?

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử

Câu 1:

  • Nguyên nhân.....
    • Con người được coi là nhân tố quyết định hàng đầu......
    • Vai trò lãnh đạo, quản lý có hiệu quả của nhà nước......
    • Các công ty Nhật Bản năng động, có tầm nhìn xa, quản lý tốt nên có tiềm lực và sức cạnh tranh cao.....
    • Nhật Bản biết áp dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm......
    • Chi phí cho quốc phòng của Nhật thấp, nên có điều kiện tập trung vốn đầu tư cho kinh tế......
    • Nhật Bản tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển, như nguồn viện trợ của Mĩ, lợi dụng chiến tranh ở Triều Tiên (1950-1953) và ở Việt Nam (1954-1975) để làm giàu.....
  • Nguyên nhân quan trọng nhất
    • Con người được coi là nhân tố quyết định hàng đầu.....
  • Bài học cho Việt Nam
    • Coi trọng việc đầu tư phát triển khoa học công nghệ và giáo dục.
    • Phát huy nhân tố con người, đạo đức lao động, sử dụng tối đa tiềm năng sáng tạo của con người. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc phát huy truyền thống tự lực tự cường.
    • Tăng cường vai trò Nhà nước trong quản lí kinh tế: Lựa thời cơ xây dựng chiến lược kinh tế, thay đổi linh hoạt cơ cấu kinh tế, sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư của nước ngoài vào các ngành then chốt, mũi nhọn...
    • Quản lí doanh nghiệp một cách năng động, có hiệu quả. Biết thâm nhập thị trường thế giới, đạt hiệu quả cao trong cạnh tranh.

Câu 2:

- So sánh

Nội dung

VNCMTN

VNQDĐ

Đường lối chính trị

Theo khuynh hướng VS ngay từ đầu

Lúc đầu chưa rõ ràng về sau chuyển sang lập trường dân chủ tư sản

Địa bàn hoạt động

Phân hóa thành những tổ chức cộng sản để sau đó hợp nhất thành Đảng cộng sản Việt Nam

Chủ yếu hoạt động ở Bắc kì

Phương thức hoạt động

Coi trọng công tác tuyên truyền, vận động quần chúng, NAQ rất chú trọng vào đào tạo huấn luyện cán bộ nòng cốt cho cách mạng

Nặng về bạo động, ám sát, sau khi bị động thì chuyển sang khởi nghĩa mặc dù chưa có sự chuẩn bị chu đáo.

Lực lượng tham gia

Chú trọng vận động các tầng lớp cơ bản trong nhân dân lao động

Chú trọng đến binh lính người Việt trong quân đội Pháp

Kết quả

Phân hóa thành những tổ chức cộng sản để sau đó hợp nhất thành Đảng cộng sản Việt Nam

Là một Đảng cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản đã tan rã sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái

- Nhận xét

Điều này cho thấy thắng lợi của khuynh hướng vô sản và thất bại của khuynh hướng tư sản, đó là sự sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử phản ánh xu thế khách quan của cách mạng Việt Nam.

Câu 3:

  • Hoàn cảnh lịch sử
    • Năm 1929, phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân, tiểu tư sản và các tầng lớp nhân dân yêu nước khác phát triển mạnh mẽ,....
    • Năm 1929 ở Việt Nam xuất hiện ba tổ chức cộng sản ... tuy nhiên các tổ chức đó hoạt động riêng rẽ đặt ra yêu cầu cấp thiết là phải thống nhất các tổ chức cộng sản thành một chính đảng.
    • Trước tình hình đó Nguyễn Ái Quốc với chức trách là phái viên của Quốc tế Cộng sản, Người từ Xiêm về Trung Quốc đứng ra triệu tập và chủ trì hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản từ ngày 6/1 - 8/2/1930 tại Cửu Long - Hương Cảng - Trung Quốc.
  • Nội dung của Hội nghị
    • Nguyễn Ái Quốc phân tích tình hình, phê phán những quan điểm sai lầm của mỗi tổ chức cộng sản riêng rẽ và nêu chương trình hội nghị.
    • Hội nghị thảo luận và nhất trí với ý kiến của Nguyễn Ái Quốc là thống nhất các tổ chức cộng sản thành một chính đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.
    • Hội nghị thông qua Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt của Đảng... do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.
    • Nhân dịp Đảng ra đời, Nguyễn Ái Quốc ra lời kêu gọi công nhân, nông dân, binh lính, thanh niên, học sinh, anh chị em bị đàn áp, bóc lột đấu tranh. Đến 24/2/1930, theo đề nghị của Đông Dương Cộng sản liên đoàn, tổ chức này được gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • Vai trò của Nguyễn Ái Quốc
    • Tìm thấy con đường cứu nước giải phóng dân tộc....con đường cách mạng vô sản.....
    • Chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho việc thành lập Đảng....
    • Sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam và soạn thảo chính cương vắn tắt, điều lệ vắn tắt.......

Câu 4:

  • Nhiệm vụ và phương pháp đấu tranh...
    • Nhiệm vụ
      • Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương là đấu tranh chống đế quốc và phong kiến.
      • Nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hoà bình.
    • Phương pháp đấu tranh: kết hợp các hình thức đấu tranh công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp.
  • Điều kiện lịch sử...
    • Thế giới:
      • Từ đầu những năm 30 của thế kỉ XX, thế lực phát xít cầm quyền ở Đức, Italia, Nhật Bản, chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh thế giới.
      • Tháng 7 – 1935, Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII xác định nhiệm vụ chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh, bảo vệ hòa bình, thành lập Mặt trận nhân dân rộng rãi.
      • Tháng 6 – 1936, Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp, thi hành một số chính sách tiến bộ ở thuộc địa, trong đó có Đông Dương...
    • Trong nước:
      • Ở Việt Nam, nhiều đảng phái chính trị hoạt động, tranh giành ảnh hưởng trong quần chúng, trong đó Đảng Cộng sản Đông Dương là chính đảng mạnh nhất. Sau Đại hội Đảng lần thứ nhất (3 – 1935), các tổ chức cơ sở Đảng và phong trào quần chúng đã được phục hồi, sẵn sàng bước và phong trào đấu tranh mới.
      • Những năm 1936 – 1939, kinh tế Việt Nam phục hồi và phát triển, nhưng vẫn lạc hậu và lệ thuộc kinh tế Pháp. Đời sống của đa số nhân dân gặp khó khăn, vì thế họ hăng hái tham gia phong trào đấu tranh đòi tự do, cơm áo dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Lịch Sử khối C

    Xem thêm