Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT Đoàn Thượng, Hải Dương (Lần 2)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT Đoàn Thượng, Hải Dương (Lần 2) gòm 40 câu hỏi trắc nghiệm Địa lý 12 có đáp án đi kèm. Đây là tài liệu tham khảo giúp ích cho quá trình ôn thi của bạn. Hi vọng, với đa dạng các câu hỏi trong đề thi này sẽ giúp các bạn ôn tập thật hiệu quả.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT Đoàn Thượng, Hải Dương (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý - Thành phố Hà Nội (Có đáp án)

Tổng hợp 1090 câu hỏi trắc nghiệm Địa lý lớp 12

SỞ GD- ĐT HẢI DƯƠNG

TRƯỜNG THPT ĐOÀN THƯỢNG

(Đề thi gồm 05 trang)

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017 LẦN 2

Bài thi: Khoa học xã hội - Môn thi: Địa lí

Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề)

Mã đề thi 132

Câu 1: Các đai cao ở miền Bắc thấp hơn miền Nam chủ yếu là do yếu tố nào quy định?

A. Vĩ độ địa lí và gió mùa. B. Biển Đông và dải hội tụ nhiệt đới.

C. Biển Đông và gió mùa. D. Gió mùa và frông.

Câu 2: Sự khác nhau thể hiện rõ rệt nhất giữa các nhà máy nhiệt điện miền Bắc và miền Nam là

A. công suất. B. cơ sở nhiên liệu.

C. cơ sở nguyên liệu. D. quy mô, vốn đầu tư.

Câu 3: Huyện đảo nào sau đây thuộc Hải Phòng?

A. Bạch Long Vĩ. B. Cô Tô C. Cát Bà. D. Vân Đồn.

Câu 4: Tỉnh có sản lượng nuôi tôm hùm lớn nhất vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là

A. Bình Thuận. B. Phú Yên. C. Bình Định. D. Quảng Ngãi.

Câu 5: Nguồn tài nguyên có ý nghĩa quan trọng nhất của Đồng bằng sông Hồng là

A. biển. B. đất. C. nước. D. khoáng sản.

Câu 6: Đường dây tải điện 500KV Bắc-Nam kéo dài từ

A. Sơn La đến Cà Mau.

B. Sơn La đến Phú Lâm (TP. Hồ Chí Minh).

C. Hòa Bình đến Phú Lâm (TP.Hồ Chí Minh).

D. Hòa Bình đến Cà Mau.

Câu 7: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống "..............là vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của các nước ven biển. Trong vùng này, Nhà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp để bảo vệ an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường"

A. Lãnh hải. B. Vùng đặc quyền kinh tế.

C. Vùng tiếp giáp lãnh hải. D. Thềm lục địa.

Câu 8: Nguồn lợi tổ chim yến (yến sào) tập trung nhiều nhất trên các đảo đá ven bờ vùng nào nước ta?

A. Duyên hải Nam Trung Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Đồng bằng sông Cửu Long D. Bắc Trung Bộ.

Câu 9: Trong phương hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp nước ta, ngành công nghiệp được ưu tiên phát triển đi trước một bước là

A. hóa chất. B. điện lực.

C. cơ khí- điện tử. D. khai thác và chế biến dầu khí.

Câu 10: Nhà thơ Phạm Tiến Duật từng viết "Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây. Bên nắng đốt, bên mưa quây". Hiện tượng "nắng đốt", "mưa quây" xảy ra vào thời gian nào ở dãy Trường Sơn?

A. Đầu mùa hạ. B. Giữa và cuối mùa hạ.

C. Mùa thu - đông. D. Quanh năm.

Câu 11: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết khu kinh tế ven biển nào sau đây thuộc tỉnh Quảng Nam?

A. Nhơn Hội. B. Chu Lai. C. Dung Quất. D. Vân Phong.

Câu 12: Năng suất lúa ở đồng bằng sông Hồng cao hơn đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là do

A. trình độ canh tác và kinh nghiệm sản xuất của người dân đồng bằng sông Hồng cao hơn.

B. đất phù sa ở đồng bằng sông Hồng màu mỡ hơn.

C. chế độ lũ ở hệ thống sông Hồng điều hòa hơn hệ thống sông Mê Công.

D. quy mô diện tích lúa của đồng bằng sông Hồng lớn hơn.

Câu 13: Ý nghĩa về mặt không gian lãnh thổ đối với vùng Bắc Trung Bộ khi hình thành cơ cấu nông- lâm- ngư nghiệp là

A. tạo tiền đề để vùng thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

B. góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

C. tạo thế phát triển kinh tế liên hoàn từ Đông sang Tây.

D. góp phần tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngày càng hợp lí hơn.

Câu 14: Nguyên nhân làm cho đất feralit nước có tính chất chua là do

A. có sự tích tụ các ô xít sắt và ô xít nhôm trong đất.

B. do cấu trúc núi nước ta gồm nhiều loại đá khác nhau.

C. điều kiện nhiệt ẩm cao, quá trình phong hóa diễn ra với cường độ mạnh.

D. mưa nhiều làm rửa trôi các chất badơ dễ tan.

Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm của địa hình nước ta?

A. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích.

B. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.

C. Địa hình nước ta được vận động cổ kiến tạo làm trẻ lại.

D. Diện tích đồi núi thấp là chủ yếu.

Câu 16: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết chênh lệch lưu lượng nước giữa tháng cao nhất và thấp nhất trên sông Mê Công (tại trạm Mĩ Thuận và Cần Thơ) là bao nhiêu lần?

A. 17,48. B. 18,90. C. 18,47. D. 18,74.

Câu 17: Sông Mã và sông Chu gặp nhau tại tỉnh

A. Hòa Bình. B. Nghệ An.

C. Sơn La. D. Thanh Hóa. .

Câu 18: Tính mùa vụ của nền nông nghiệp nước ta được khai thác tốt hơn là nhờ

A. đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu như gạo, cà phê, cao su, hoa quả.

B. các tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp.

C. đẩy mạnh hoạt động vận tải, áp dụng rộng rãi công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản.

D. đưa vào sử dụng các giống cây ngắn ngày, chịu được sâu bệnh và có thể thu hoạch trước mùa bão, lụt hay hạn hán.

Câu 19: Định hướng chung trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng là

A. đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm nhằm khai thác tối đa các thế mạnh về tự nhiên và lao động.

B. giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II, III trên cơ sở đảm bảo tăng trưởng kinh tế gắn với việc giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.

C. giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi và thủy sản; giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp, cây ăn quả và cây thực phẩm.

D. đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp chế biến, gắn với các ngành dịch vụ khác và phát triển nền nông nghiệp hàng hóa .

Câu 20: Nêu căn cứ vào cấp quản lý thì thành phố Hải Dương là đô thị

A. loại 1 B. loại 2.

C. trực thuộc tỉnh. D. trực thuộc Trung ương.

Câu 21: Thế mạnh có ý nghĩa quan trọng nhất đối với quá trình mở cửa, giao lưu quốc tế ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. vị trí địa lí.

B. trồng cây công nghiệp, cây ăn quả đặc sản.

C. khoáng sản, thủy điện.

D. cộng đồng các dân tộc thiểu số với những nét văn hóa đa dạng, giàu bản sắc.

Câu 22: Di sản thế giới nào dưới đây của Việt Nam được UNESCO công nhận mà phạm vi tập trung chủ yếu ở một tỉnh hoặc thành phố?

A. Đờn ca tài tử Nam Bộ. B. Hát xoan.

C. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. D. Ca trù.

Câu 23: Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm ngoại thương nước ta?

A. Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của nước ta tăng nhanh và liên tục.

B. Tỉ trọng hàng xuất khẩu nước ta chủ yếu là các mặt hàng tinh chế.

C. Thị trường xuất nhập khẩu đa dạng và ngày càng mở rộng.

D. Cán cân xuất nhập khẩu chủ yếu là nhập siêu.

Câu 24: Biểu hiện tính chất xâm thực ở các vùng thềm phù sa cổ là

A. bị chia cắt thành các đồi thấp xen thung lũng rộng.

B. hình thành các suối cạn, thung khô.

C. hình thành các hang động cacxtơ.

D. các hiện tượng đất trượt, đá lở.

Câu 25: Nguyên nhân chính làm cho mùa khô ở miền Bắc không sâu sắc và gay gắt như ở miền Nam là do

A. miền Bắc có một mùa đông lạnh kéo dài.

B. địa hình miền Bắc chủ yếu đồi núi.

C. miền Bắc chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió Tín phong bắc bán cầu.

D. vị trí của miền Bắc giáp biển Đông.

Câu 26: Tỉnh có diện tích lớn nhất vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. Cao Bằng. B. Lào Cai. C. Hà Giang. D. Sơn La.

Câu 27: Cho bảng số liệu:

Sản lượng thủy sản nước ta giai đoạn 2000 - 2011 (đơn vị: nghìn tấn)

Năm

2000

2005

2008

2010

2011

Khai thác

1660,9

1987,9

2136,4

2414,4

2514,3

Nuôi trồng

590,0

1478,9

2465,6

2728,3

2933,1

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2012, NXB Thống kê, 2013)

Để thể hiện tốc độ tăng trưởng thủy sản nước ta giai đoạn 2000 - 2011, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A. Biểu đồ kết hợp. B. Biểu đồ miền. C. Biểu đồ đường. D. Biểu đồ tròn.

Câu 28: Theo số liệu thống kê năm 2006 (SGK địa lí 12), vùng có số lượng đô thị nhiều nhất nước ta là

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Bắc Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Hồng.

Câu 29: Tại trạm khí tượng Nha Trang, vì sao lượng mưa tập trung chủ yếu từ tháng IX đến tháng XII?

A. Do ảnh hưởng kết hợp của gió mùa và vĩ độ địa lí.

B. Do ảnh hưởng kết hợp của địa hình và dòng biển.

C. Do ảnh hưởng kết hợp của địa hình và vĩ độ địa lí.

D. Do ảnh hưởng kết hợp của gió Tín phong đông bắc và dãy núi Trường Sơn Nam.

Câu 30: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hãy cho biết trong số các tỉnh Nghệ An, Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai thì tỉnh nào có số lượng gia súc, gia cầm lớn nhất (số liệu năm 2007)?

A. Bình Định. B. Gia Lai. C. Quảng Ngãi D. Nghệ An.

Câu 31: Dạng địa hình bán bình nguyên thể hiện rõ nhất vùng nào nước ta?

A. Bắc Trung Bộ. B. Trung du miền núi Bắc Bộ.

C. Đông Nam Bộ. D. Tây Nguyên.

Câu 32: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, hãy cho biết tại lát cắt địa hình A-B hướng nghiêng địa hình ở đây thay đổi như thế nào?

A. Cao ở phía Bắc, thấp dần về phía Nam.

B. Cao ở phía Tây, thấp dần về phía Đông.

C. Cao ở phía Bắc, thấp dần về phía Đông Nam.

D. Cao ở phía Đông Bắc, thấp dần về phía Tây Nam.

Câu 33: Phát biểu nào sau đây đúng với đặc điểm cơ cấu dân số nước ta?

A. Dân số nước ta còn tăng nhanh.

B. Dân số nước ta thuộc loại trẻ, đang có sự biến đổi nhanh chóng về cơ cấu các nhóm tuổi.

C. Dân số nước ta phân bố chưa hợp lí.

D. Dân số nước ta đông, có nhiều thành phần dân tộc.

Câu 34: Cho bảng số liệu:

Diện tích và sản lượng lúa nước ta giai đoạn 1995 - 2012

Năm

1995

2000

2005

2010

2012

Diện tích (nghìn ha)

6765,6

7666,3

7329,2

7489,4

7761,2

Sản lượng (nghìn tấn)

24963,7

32529,5

35832,9

40005,6

43737,8

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2012, NXB Thống kê, 2013)

Trên cơ sở tính tốc độ tăng trưởng diện tích, sản lượng và năng suất lúa nước ta giai đoạn 1995-2012, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tốc độ tăng trưởng diện tích, sản lượng và năng suất lúa nước ta giai đoạn trên?

A. Diện tích, sản lượng và năng suất lúa nước ta đều tăng.

B. Sản lượng tăng nhanh nhất, diện tích tăng chậm nhất.

C. Năng suất tăng nhanh hơn so với diện tích gieo trồng.

D. Diện tích, sản lượng và năng suất lúa tăng liên tục.

Câu 35: Phát biểu nào sau đây không đúng về cơ cấu lao động nước ta?

A. Lao động trong khu vực nông-lâm-ngư nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất và đang có xu hướng giảm dần.

B. Lao động trong thành phần kinh tế Nhà nước chiếm tỉ trọng cao nhất và đang có xu hướng tăng lên.

C. Lao động trong thành phần kinh tế ngoài Nhà nước chiếm tỉ trọng cao nhất và đang có xu hướng giảm nhẹ.

D. Lao động trong thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài mặc dù chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng đang tăng mạnh.

Câu 36: Loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là

A. đất mặn. B. đất phù sa ngọt. C. đất xám phù sa cổ. D. đất phèn.

Câu 37: Các biện pháp bảo vệ đối với rừng sản xuất là

A. nuôi dưỡng rừng hiện có, trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc.

B. bảo vệ cảnh quan và đa dạng sinh học.

C. duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng đất rừng.

D. xây dựng các Vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.

Câu 38: Đặc điểm nào sau đây không đúng với quốc lộ 1?

A. Là tuyến đường xương sống, tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế phía đông đất nước.

B. Tổng chiều dài 2300km.

C. Kéo dài từ Lạng Sơn đến Cà Mau.

D. Nối các vùng kinh tế nước ta với nhau.

Câu 39: Cho biểu đồ về sản xuất nông nghiệp của đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý có đáp án

A. Giá trị sản xuất nông nghiệp của đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2005 - 2010.

B. Sản lượng nông nghiệp của đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2005 - 2010.

C. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp của đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2005 - 2010.

D. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2005 - 2010.

Câu 40: Đặc điểm nào sau đây không đúng với bão ở nước ta?

A. Thường bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI.

B. Trung bình mỗi năm có từ 3-4 cơn bão đổ bộ vào vùng biển nước ta.

C. Bão tập trung nhiều nhất các tháng VIII, IX, X.

D. Mùa bão nhanh dần từ Bắc và Nam.

----------- HẾT ----------

Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam
do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành từ năm 2009 đến năm 2016.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý

1

A

11

B

21

A

31

C

2

B

12

A

22

B

32

D

3

A

13

C

23

B

33

B

4

B

14

D

24

A

34

D

5

B

15

C

25

A

35

B

6

C

16

C

26

D

36

D

7

C

17

D

27

C

37

C

8

A

18

C

28

A

38

D

9

B

19

B

29

D

39

A

10

A

20

C

30

D

40

D

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Địa lý khối C

    Xem thêm