Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử trường THPT Đoàn Thượng, Hải Dương (Lần 2)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử trường THPT Đoàn Thượng, Hải Dương (Lần 2) được thư viện đề thi VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, nhằm kiểm tram đánh giá năng lực học tập của học sinh để từ đó có kế hoạch ôn tập tốt chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia đang đến gần. Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử trường THPT Chuyên Nguyễn Quang Diêu, Đồng Tháp (Lần 2)

100 câu hỏi trắc nghiệm lịch sử lớp 12

Câu hỏi so sánh môn Lịch sử lớp 12

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯỜNG THPT ĐOÀN THƯỢNG

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 2

MÔN: LỊCH SỬ

Thời gian làm bài: 45 phút

(40 câu trắc nghiệm)

Mã đề thi 132

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)

Họ, tên thí sinh:..................................................................... SBD.....

Câu 1: Đối tượng của cách mạng trong phong trào 1936 – 1939 là

A. bọn đế quốc xâm lược

B. đế quốc và phong kiến

C. địa chủ và phong kiến

D. một bộ phận đế quốc xâm lược và tay sai

Câu 2: Nội dung nào sau đây không phải là chính sách cai trị của phát xít Nhật từ khi vào Đông Dương (9/1940)?

A. Cướp ruộng đất của nông dân, bắt nông dân nhổ lúa, ngô để trồng rau, thầu dầu.

B. Thi hành chính sách kinh tế chỉ huy

C. Đầu tư vào nhiều ngành phục vụ nhu cầu quân sự.

D. Yêu cầu chính quyền thực dân Pháp xuất các nguyên liệu chiến lược sang Nhật như than, sát, cao su...

Câu 3: Thắng lợi nào của quân dân ta đã buộc Mĩ thừa nhận thất bại hoàn toàn trong loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới ở miền Nam Việt Nam?

A. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968.

B. Hiệp định Pari năm 1973.

C. Trận "Điện Biên Phủ trên không" năm 1972.

D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.

Câu 4: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã xác định lực lượng chính của cách mạng Việt Nam là

A. công nhân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc.

B. trung nông, trung tiểu địa chủ, nông dân.

C. nông dân, tư sản dân tộc, địa chủ.

D. công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức.

Câu 5: Trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1954), chỉ thị "Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp" của Đảng Cộng sản Đông Dương đem đến thắng lợi của chiến dịch

A. Chiến dịch Tây Bắc năm 1953.

B. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.

C. Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950.

D. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947.

Câu 6: Hãy sắp xếp các dữ kiện theo trình tự các giai đoạn lịch sử của Trung Quốc sau năm 1945: 1. 10 năm đầu xây dựng chế độ mới; 2. 20 năm không ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội; 3. Đặng Tiểu Bình khởi xướng công cuộc cải cách – mở cửa; 4. Nội chiến Quốc – Cộng và nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ra đời.

A. 4, 1, 2, 3. B. 1, 4, 3, 2. C. 2, 4, 3, 1. D. 2, 1, 4, 3.

Câu 7: Thực tiễn cách mạng Việt Nam từ sau ngày 2-9-1945 đến ngày 19-12-1946 phản ánh quy luật nào của lịch sử dân tộc Việt Nam?

A. Dựng nước đi đôi với giữ nước. B. Kiên quyết chống giặc ngoại xâm.

C. Luôn giữ vững chủ quyền dân tộc. D. Mềm dẻo trong quan hệ đối ngoại.

Câu 8: Sau Chiến chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ tự cho mình có quyền lãnh đạo thế giới vì

A. Mĩ đang nắm độc quyền vũ khí nguyên tử.

B. Mĩ vươn lên thành một nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới, nắm độc quyền vũ khí nguyên tử.

C. Mĩ là Uỷ viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

D. Mĩ đóng vai trò quyết định trong thắng lợi của phe Đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Câu 9: Điểm chung giữa ba kế hoạch quân sự: Đờ Lát đơ Tátxinhi, Rơve, Nava là

A. buộc ta phải đàm phán theo những điều kiện có lợi cho Pháp.

B. kết thúc chiến tranh trong danh dự.

C. giành thắng lợi quyết định để nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

D. giành thế chủ động trên chiến trường.

Câu 10: Theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, ngày 22/12/1944 đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập với ý nghĩa

A. chỉ huấn luyện quân sự. B. chính trị trọng hơn quân sự.

C. chỉ tuyên truyền chính trị. D. quân sự trọng hơn chính trị.

Câu 11: Điểm tương đồng trong công cuộc cách – mở cửa ở Trung Quốc với công cuộc cải tổ ở Liên Xô và đổi mới đất nước ở Việt Nam là

A. lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, mở rộng hội nhập quốc tế.

B. tiến hành cải tổ về chính trị, cho phép đa nguyên đa đảng.

C. tiến hành khi đất nước lâm vào tình trạng không ổn định, khủng hoảng kéo dài.

D. Đảng Cộng sản nắm quyền lãnh đạo, kiên trì theo con đường XHCN

Câu 12: Ý đồ chiến lược của Mĩ khi can thiệp ngày càng sâu vào cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Đông Dương (1945-1954) là gì?

A. Khẳng định vị thế của nước Mĩ.

B. Chia cắt lâu dài nước Việt Nam.

C. Giúp đỡ Pháp kéo dài và mở rộng chiến tranh.

D. Nắm quyền điều khiển chiến tranh Đông Dương.

Câu 13: Kẻ thù nguy hiểm nhất của nhân dân ta sau cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công là

A. quân Nhật B. quân Trung hoa Dân quốc.

C. quân Pháp. D. quân Anh.

Câu 14: Trong những năm 1953 - 1954, tình đoàn kết chiến đấu chống Pháp của quân, dân hai nước Lào và Việt Nam được thể hiện qua việc

A. quân dân hai nước phối hợp mở nhiều chiến dịch, giành được thắng lợi to lớn.

B. Việt Nam đưa quân tình nguyện sang giúp nhân Lào kháng chiến chống Pháp.

C. Việt Nam là hậu phương, đóng vai trò cung cấp nhân, vật, lực cho Lào.

D. Lào là hậu phương, đóng vai trò cung cấp, nhân, vật, lực cho Việt Nam.

Câu 15: Xu thế chung trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh là

A. hoà bình, hợp tác để cùng nhau phát triển.

B. tăng cường liên kết khu vực để tăng cường tiềm lực kinh tế, quân sự.

C. chống lại các tổ khủng bố, nhà nước Hồi giáo cực đoan.

D. cạnh tranh khốc liệt để tồn tại.

Câu 16: Niên đại nào có quan hệ trực tiếp với câu văn sau đây?

"Pháp chạy, Nhật đầu hàng, Vua Bảo Đại thoái vị. Nhân dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để xây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa"

A. 2-9- 1945 B. 19-8- 1945 C. 23-8- 1945 D. 30-8- 1945

Câu 17: Hãy sắp xếp các dữ kiện sau theo trình tự thời gian lịch sử nước Lào từ sau năm 1945: 1. Đảng Nhân dân Lào lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống Mĩ xâm lược; 2. Nhân dân Lào chiến đấu chống Pháp xâm lược trở lại; 3. Mĩ phải kí kết Hiệp định Viêng Chăn, góp phần lập lại hoà bình, thực hiện hoà hợp dân tộc; 4. Nhân dân Lào nổi dậy giành chính quyền và tuyên bố độc lập; 5. Cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào được thành lập.

A. 1, 2, 5, 4, 3. B. 5, 4, 3, 1, 2. C. 4, 2, 1, 3, 5. D. 1, 4, 3, 2, 5.

Câu 18: Do tác động của Chiến tranh lạnh, các cuộc chiến tranh cục bộ đã diễn ra ở

A. Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á và Đông Bắc Á.

B. Trung Đông, châu Phi và châu Âu.

C. Đông Nam Á, Đông Bắc Á, châu Âu, Trung Đông và vùng biển Caribê.

D. Đông Bắc Á, Nam Á và vùng biển Caribê.

Câu 19: Chính sách của các nước tư bản Tây Âu đối với hệ thống thuộc địa cũ của mình trong những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. trở lại xâm chiếm các thuộc địa.

B. viện trợ cho các thuộc địa.

C. bồi thường cho các thuộc địa.

D. thiết lập quan hệ ngoại giao bình đẳng với các thuộc địa.

Câu 20: Văn kiện nào đã được thông qua trong Đại hội lần III của Đảng (9–1960):

A. Chỉ thị Toàn dân kháng chiến.

B. Tuyên ngôn , Chính cương, Điều lệ mới.

C. Báo cáo chính trị, Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam.

D. Báo cáo chính trị, Báo cáo sửa đổi Điều lệ Đảng, kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất.

Câu 21: Âm mưu thâm độc của Mĩ cũng là điểm khác biệt giữa chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" với các chiến lược chiến tranh trước là

A. tìm cách chia rẽ Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa.

B. thực hiện âm mưu "Dùng người Việt đánh người Việt" .

C. được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, có sự phối hợp đáng kể của quân đội Mĩ.

D. là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới ở miền Nam.

Câu 22: Trong "Chiến tranh đặc biệt", dưới ngọn cờ đoàn kết cứu nước của Mặt trận Dân tộc giải phóng, quân dân miền Nam đã đẩy mạnh đấu tranh chống Mĩ và chính quyền Sài Gòn trên

A. ba vùng chiến lược (rừng núi, nông thôn đồng bằng và đô thị), tiến công địch bằng cả ba mũi (chính trị, quân sự, binh vận).

B. ba vùng chiến lược (rừng núi, nông thôn đồng bằng và đô thị), tiến công địch bằng cả bốn mũi (chính trị, quân sự, binh vận, ngoại giao).

C. hai vùng chiến lược(nông thôn đồng bằng và đô thị), tiến công địch bằng cả ba mũi (chính trị, quân sự, binh vận).

D. hai chân (vũ trang, chính trị), tiến công địch bằng cả ba mũi (chính trị, quân sự, binh vận).

Câu 23: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa

A. chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào giải phóng dân tộc.

B. chủ nghĩa Mác-Lê nin với tư tưởng Hồ Chí Minh.

C. chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào công nhân và phong trào dân chủ.

D. chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.

Câu 24: Vai trò chính sự ra đời liên minh phòng thủ Vác-sa- va (14-5- 1955) là gì?

A. Để tăng cường sức mạnh của các nước XHCN.

B. Để đối phó với việc vu trang lại Tây Đức của các nước thành viên khối NATO.

C. Để tăng cường tình đoàn kết giữa Liên Xô và các nước Đồng Âu.

D. Để đảm bảo hòa bình và an ninh ở châu Âu.

Câu 25: Bản chất của mối quan hệ ASEAN với ba nước Đông Dương trong giai đoạn từ năm 1967 đến năm 1979

A. Chuyển từ chính sách đối đầu sang đối thoại.

B. Đối đầu căng thẳng

C. Giúp đỡ nhân dân ba nước Đông Dương trong cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ

D. Hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học.

Câu 26: "Duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và nguyên tắc dân tộc tự quyết..." là nhiệm vụ chính của

A. Hội nghị Ianta B. Liên hợp quốc

C. Liên minh châu Âu D. ASEAN

Câu 27: Dữ liệu trên giúp chúng ta hiểu được điều gì?

Từ năm 1949 đến năm 1970, Liên Xô đã viện trợ không hoàn lại cho các nước trong khối SEV 20 tỉ rúp. Nhờ đó, từ năm 1951 đến năm 1973, tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm của khối SEV đạt khoảng 10%.

A. Chế độ XHCN của Liên Xô và các nước Đông Âu đang phát triển.

B. Liên Xô giữ vai trò trụ cột và quyết định trong khối SEV.

C. Thành tựu phát triển của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu

D. Sự phát triển vượt bậc của khối SEV.

Câu 28: Nguyên nhân nào mang tính chất giáo điều đưa đến sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu?

A. rời bỏ những nguyên lý đúng đắn của chủ nghĩa Mác - Lê nin.

B. sự tha hóa về phẩm chất chính trị và đạo đức của nhiều người lãnh đạo.

C. xây dựng một mô hình về CNXH không phù hợp với sự biến đổi của thế giới và thực tế khách quan.

D. sự chống phá của các thế lực thù địch với CNXH.

Câu 29: Sự ra đời của tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (1949) và tổ chức Hiệp ước Vácsava (1955) đã tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế?

A. Đánh dấu cuộc Chiến tranh lạnh chính thức bắt đầu.

B. Tạo nên sự phân chia đối lập giữa Đông Âu và Tây Âu.

C. Xác lập cục diện hai cực, hai phe, Chiến tranh lạnh bao trùm thế giới.

D. Đặt nhân loại đứng trước nguy cơ của cuộc chiến tranh thế giới mới.

Câu 30: Đâu không phải là điều kiện bùng nổ của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?

A. Đảng và quần chúng nhân dân đã sẵn sàng hành động.

B. Lực lượng trung gian đã ngả hẳn về phía cách mạng.

C. Phát xít Nhật đảo chính lật đổ Pháp ở Đông Dương.

D. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện.

Câu 31: Ngày 18-3- 1970, diễn ra sự kiện gì làm cho Cam-pu- chia rơi vào quỹ đạo cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới cũa Mĩ?

A. Mĩ dựng nên chế độ độc tài Pôn-pốt ở Cam-pu- chia.

B. Thế lực tay sai Mĩ đảo chính lật đố Xi-ha- núc.

C. Mĩ mang quân xâm lược Cam-pu- chia.

D. Mĩ hất cắng Pháp để xâm lược Cam-pu- chia.

Câu 32: Hãy điền các từ đúng vào câu sau đây: "Bằng việc kí Hiệp định Sơ bộ 6-3 và Tạm ước 14-9- 1946, chủng ta đã đập tan âm mưu của......để chống lại ta".

A. Đế quốc Mĩ cấu kết với Tưởng B. Đế quốc Pháp cấu kết với Tưởng

C. Tưởng cấu kết với Pháp D. Đế quốc Pháp cấu kết với Anh

Câu 33: Sự kiện khởi đầu cho Chiến tranh lạnh là

A. sự ra đời của Hội đồng tương trợ kinh tế SEV (1/1949).

B. sự ra đời của kế hoạch Mác san (6/1947).

C. thông điệp của tổng thống Truman (/3/1947).

D. sự ra đời tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (4/1949).

Câu 34: Xác định mốc thời gian xuất hiện những dấu hiệu khủng hoảng, suy yếu của CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu.

A. Từ cuối những năm 60 của thế kỉ XX.

B. Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX.

C. Từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX.

D. Từ nửa cuối những năm 80 của thế kỉ XX.

Câu 35: Từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 6-3-1946, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương

A. đấu tranh vũ trang chống quân Trung Hoa Dân quốc và quân Pháp.

B. hòa hoãn, nhân nhượng với thực dân Pháp và Trung Hoa Dân quốc.

C. đấu tranh vũ trang với quân Trung Hoa Dân quốc và hòa với Pháp.

D. hòa hoãn với quân Trung Hoa Dân quốc và kháng chiến chống Pháp.

Câu 36: Sự khởi sắc của tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được đánh dấu bằng sự kiện nào?

A. Campuchia gia nhập ASEAN (4/1999)

B. Hiệp ước thân thiện và hợp tác Bali (2/1976)

C. Việt Nam gia nhập ASEAN (7/1995)

D. Các nước ký bản Hiến chương ASEAN (11/2007)

Câu 37: Đặc điểm nổi bật của phong trào đấu tranh giành và bảo vệ độc lập của nhân dân Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. chống lại chế độ độc tài thân Mĩ.

B. chống lại chế độ độc tài Batixta.

C. chống lại chế độ thực dân Tây Ban Nha.

D. chống lại chế độ thực dân Bồ Đào Nha.

Câu 38: Việc thực dân Anh đưa ra phương án "Maobáttơn", chia đất nước Ấn Độ thành hai quốc gia tự trị – Ấn Độ và Pakixtan đã chứng tỏ

A. cuộc đấu tranh đòi độc lập của nhân dân Ấn Độ đã giành thắng lợi hoàn toàn.

B. thực dân Anh đã hoàn thành việc cai trị và bóc lột Ấn Độ.

C. thực dân Anh đã nhượng bộ, là điều kiện thuận lợi cho nhân dân Ấn Độ tiếp tục đấu tranh.

D. thực dân Anh không quan tâm đến việc cai trị Ấn Độ nữa.

Câu 39: Trong những nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào là nguyên nhân khách quan làm cho kinh tế Nhật Bản phát triển?

A. biết tận dụng thành tựu khoa học kĩ thuật thế giới.

B. vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc đề ra chiến lược phát triển,hệ thồng quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ti.

C. nhờ cải cách ruộng đất.
D. truyền thống văn hóa tốt đẹp, con người Nhật Bản có ý chí vươn lên,được đào tạo chu đáo, cần cù lao động.

Câu 40: Nét độc đáo về hình thức khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là

A. tổng khởi nghĩa giành chính quyền toàn quốc.

B. đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên Chiến tranh cách mạng.

C. khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền từng bộ phận.

D. đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên Tổng khởi nghĩa.

----------- HẾT ----------

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử

1

D

11

C

21

A

31

B

2

B

12

D

22

A

32

B

3

D

13

C

23

D

33

C

4

D

14

A

24

D

34

B

5

D

15

A

25

B

35

D

6

A

16

A

26

B

36

B

7

A

17

C

27

B

37

A

8

B

18

C

28

C

38

C

9

C

19

A

29

C

39

A

10

B

20

D

30

C

40

D

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Lịch Sử khối C

    Xem thêm