Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT Khánh Sơn, Khánh Hòa
Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Địa lý
Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập để nắm vững kiến thức, kĩ năng giải các bài tập trong đề thi một cách thuận lợi. Thư viện đề thi VnDoc đã sưu tầm và xin giới thiệu tới bạn: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT Khánh Sơn, Khánh Hòa
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT Krông Ana, Đăk Lăk
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT chuyên Lương Thế Vinh, Đồng Nai (Lần 2)
SỞ GD&ĐT KHÁNH HÒA TRƯỜNG THPT KHÁNH SƠN (Đề thi có 04 trang) | KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017 Bài thi: Khoa học xã hội; Môn: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề |
Câu 1. Việt Nam có biên giới cả trên đất liền và trên biển với
A. Trung Quốc, Lào.
B. Lào, Campuchia.
C. Trung Quốc, Campuchia.
D. Thái Lan, Campuchia.
Câu 2. Vùng núi nào có địa hình cao nhất nước ta?
A. Đông Bắc. B. Tây Bắc.
C. Trường Sơn Bắc. D. Trường Sơn Nam.
Câu 3: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta là do vị trí
A. tiếp giáp với vùng biển rộng lớn.
B. nằm ở bán cầu Đông.
C. nằm ở bán cầu Bắc
D. nằm trong vùng nội chí tuyến.
Câu 4: Nguyên nhân gây mưa chủ yếu vào mùa hạ cho nước ta là do
A. gió mùa Tây Nam và dải hội tụ nhiệt đới.
B. địa hình và hoàn lưu khí quyển.
C. khối khí chí tuyến bắc Ấn Độ Dương.
D. hoạt động của bão và gió Tín phong.
Câu 5. Đồng bằng hẹp ngang và bị chia cắt ở miền Trung là do
A. đồi núi ở xa trong đất liền.
B. đồi núi ăn lan sát ra biển.
C. nhiều sông suối đổ ra biển.
D. bờ biển dài, khúc khuỷu.
Câu 6: Cảnh quan tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Nam là
A. đới rừng nhiệt đới gió mùa.
B. đới rừng cận nhiệt đới gió mùa.
C. đới rừng ôn đới gió mùa.
D. đới rừng cận xích đạo gió mùa.
Câu 7. Ở nước ta, động đất hoạt động mạnh nhất ở
A. Tây Bắc B. Bắc Trung Bộ.
C. Tây Nguyên. D. Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 8. Dân cư nước ta phân bố chủ yếu ở
A. vùng đồng bằng. B. vùng trung du.
C. vùng đồi núi. D. vùng bán bình nguyên.
Câu 9. Chất lượng nguồn lao động của nước ta được nâng lên nhờ
A. việc đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
B. việc tăng cường xuất khẩu lao động sang các nước phát triển.
C. những thành tựu trong phát triển văn hoá, giáo dục, y tế.
D. tăng cường giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề trong trường phổ thông.
Câu 10. Ở nước ta hiện nay tỉ lệ gia tăng dân số giảm nhưng quy mô dân số vẫn ngày càng lớn là do
A. công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình triển khai chưa đồng bộ.
B. cơ cấu dân số trẻ, gia tăng cơ học cao.
C. dân số đông, số người trong độ tuổi sinh lớn.
D. dân số ngày càng già hóa, tỉ suất tử thô cao.
Câu 11. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp nước ta đang chuyển dịch theo hướng
A. tăng tỉ trọng ngành trồng trọt, giảm tỉ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp.
B. tăng tỉ trọng ngành trồng trọt và dịch vụ nông nghiệp, giảm tỉ trọng ngành chăn nuôi.
C. tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi, giảm tỉ trọng ngành trồng trọt và dịch vụ nông nghiệp.
D. tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi và trồng trọt, giảm tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp.
Câu 12. Vùng nuôi cá nước ngọt lớn nhất nước ta là
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Đồng bằng sông Cửu Long
D. Đông Nam Bộ.
Câu 13. Hướng quan trọng trong chiến lược phát triển nền nông nghiệp nước ta là
A. đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính.
B. tăng sản lượng lương thực vừa đáp ứng nhu cầu trong nước vừa phục vụ xuất khẩu.
C. phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn bó với công nghiệp chế biến.
D. phát triển mạnh ngành nuôi trồng thủy sản.
Câu 14. Chiến lược phát triển ngành thủy sản của nước ta hiện nay là đẩy mạnh đánh bắt xa bờ nhằm mục đích
A. đánh bắt các đối tượng có giá trị kinh tế cao, giảm thiểu ô nhiễm môi trường vùng biển.
B. khai thác tốt hơn nguồn lợi hải sản, bảo vệ vùng biển và vùng thềm lục địa của nước ta.
C. đẩy mạnh phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển ngày càng có hiệu quả cao hơn.
D. tạo thế mở cửa, hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới trong thời đại mới.
Câu 15. Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta có sự chuyển dịch mạnh mẽ do
A. khai thác hiệu quả các thế mạnh về tự nhiên và kinh tế xã hội.
B. đa dạng hóa cơ cấu ngành công nghiệp.
C. thích nghi với tình hình mới để hội nhập vào thị trường thế giới và khu vực.
D. đẩy mạnh phát triển các ngành có hàm lượng kỹ thuật cao.
Câu 16: Vùng nào chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta hiện nay?
A. Đồng bằng Sông Hồng
B. Duyên hải Nam Trung Bộ
C. Đông Nam Bộ
D. Đồng bằng Sông Cửu Long
Câu 17: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của sự phân bố ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm?
A. Phân bố gần các cảng biển.
B. Phân bố ven các đô thi lớn.
C. Phân bố gần nguồn nguyên liệu.
D. Phân bố gần thị trường tiêu thụ.
Câu 18. Ý nghĩa quan trọng nhất của quốc lộ Hồ Chí Minh?
A. nối các vùng kinh tế, các trung tâm kinh tế.
B. chuyên chở 2/3 số lượng khách và hàng hóa.
C. tạo nên một trục giao thông xuyên Việt quan trọng từ Bắc vào Nam.
D. thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của dải đất phía tây.
Câu 19. Nước ta có điều kiện phát triển ngành du lịch do
A. mức thu nhập của người dân cao.
B. nhu cầu du lịch của người dân lớn.
C. cơ sở hạ tầng ngành du lịch phát triển.
D. có tài nguyên du lịch rất phong phú.
Câu 20. Trở ngại lớn nhất trong việc phát triển giao thông vận tải ở nước ta hiện nay là
A. địa hình phức tạp ảnh hưởng đến thiết kế, thi công.
B. sự phát triển các ngành kinh tế còn chậm và thiếu vốn đầu tư.
C. ý thức của người tham gia giao thông kém.
D. thiếu lực lượng trong ngành giao thông.
Câu 21. Vùng giàu tài nguyên khoáng sản và thủy điện nhất nước ta là
A. Tây Nguyên.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
D. Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 22. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng đã và đang diễn ra theo hướng
A. tăng dần tỉ trọng của khu vực I, giảm dần tỉ trọng của khu vực II và khu vực III.
B. giảm tỉ trọng của khu vực I, tăng nhanh tỉ trọng của khu vực II và khu vực III.
C. giữ vững tỉ trọng của khu vực I, tăng dần tỉ trọng của khu vực II và khu vực III.
D. giảm dần tỉ trọng của khu vực I và khu vực II, tăng nhanh tỉ trọng khu vực III.
Câu 23. Hoạt động đánh bắt thủy sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ có điều kiện phát triển mạnh là do
A. hệ thống sông ngòi dày đặc, ít thiên tai.
B. đường bờ biển dài, nhiều bãi tôm, bãi cá.
C. có các cơ sở chế biến thủy sản hiện đại
D. người dân có nhiều kinh nghiệm đi biển
Câu 24. Cây công nghiệp trọng điểm của Tây Nguyên?
A. chè. B. hồ tiêu. C. điều. D. cà phê.
Câu 25. Nguyên nhân nào dẫn đến sự khác biệt trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên?
A. Trình độ thâm canh.
B. Điều kiện về địa hình.
C. Đất đai và khí hậu.
D. Tập quán sản xuất.
Câu 26. Ý nghĩa nào sau đây không đúng đối với việc hình thành cơ cấu kinh tế nông-lâm-ngư góp phần phát triển bền vững ở Bắc Trung Bộ?
A. Góp phần tạo ra cơ cấu ngành, tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian.
B. Góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, xoá bỏ du canh, du cư và bảo vệ môi trường.
C. Việc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi phải phát huy các thế mạnh sẵn có của vùng.
D. Tăng cường các mặt hàng xuất khẩu, mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho vùng.
Câu 27. Biện pháp quan trọng hàng đầu trong phát triển nông nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ là
A. chuyển đổi cơ cấu cây trồng đa dạng hơn.
B. giải quyết tốt vấn đề thủy lợi do mùa khô kéo dài.
C. bảo vệ hệ thống rừng đầu nguồn và rừng ngập mặn.
D. phát triển mô hình kinh tế trang trại.
Câu 28. Khó khăn lớn nhất trong việc sử dụng hợp lý đất đai ở Đồng bằng Sông Cửu Long là
A. diện tích rừng ngập mặn bị suy giảm.
B. thiếu nước ngọt vào mùa khô.
C. diện tích đất nhiễm phèn, nhiễm mặn lớn.
D. diện tích đất chưa sử dụng còn nhiều.
Câu 29. Vùng kinh tế trọng điểm chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của nước ta là
A. Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung.
B. Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
C. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
D. Vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng Sông Cửu Long. .
Câu 30. Huyện đảo Côn Đảo trực thuộc tỉnh nào của nước ta?
A. Cà Mau. B. Bến Tre.
C. Bà Rịa-Vũng Tàu. D. Bình Thuận.
Câu 31. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 15, các đô thị có quy mô dân số từ 500001 đến 1000000 người là
A. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ.
B. Hải Phòng, Hà Nội, Cần Thơ.
C. Cần Thơ, Biên Hòa, Đà Nẵng.
D. Nha Trang, Cần Thơ, Đà Nẵng.
Câu 32. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 20, ngành nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh nhất ở vùng
A. Đồng bằng Sông Hồng.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Đồng bằng Sông Cửu Long.
Câu 33. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 9, hãy cho biết nhận định nào sau đây không đúng với sự phân bố mưa ở nước ta?
A. Lượng mưa phân bố không đều theo lãnh thổ
B. Mùa mưa tập trung chủ yếu từ tháng V đến tháng X
C. Lượng mưa tăng dần từ Bắc vào Nam
D. Khu vực cực Nam Trung Bộ mưa ít nhất
Câu 34. Cho biểu đồ:
BIỂU ĐỒ CƠ CẤU KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN VIỆT NAM PHÂN THEO PHƯƠNG TIỆN ĐẾN
Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng với cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam phân theo phương tiện đến qua các năm?
Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ?
A. Tỉ trọng đường hàng không giảm.
B. Tỉ trọng của đường thủy tăng rất nhanh.
C. Tỉ trọng của đường bộ không tăng.
D. Tỉ trong đường bộ cao nhất.
Câu 35. Cho bảng số liệu
DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG GIAI ĐOẠN 2000 - 2010
Năm | 2000 | 2005 | 2009 | 2010 |
Diện tích (nghìn ha) | 1212,6 | 1186,1 | 1155,5 | 1150,1 |
Sản lượng (nghìn tấn) | 6586,6 | 6398,4 | 6796,8 | 6803,4 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, năm 2012)
Biểu đồ phù hợp nhất để thể hiện tốc độ tăng trưởng về diện tích, sản lượng và năng suất lúa cả năm ở vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2000-2010 là
A. cột ghép B. đường biểu diễn
C. hình cột chồng. D. kết hợp.
Câu 36. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, hãy cho biết tỉnh (thành phố) nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung?
A. Đà Nẵng. B. Quảng Nam.
C. Phú Yên. D. Bình Định.
Câu 37. Cho biểu đồ:
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Lượng mưa và độ ẩm của một số địa điểm nước ta.
B. Nhiệt độ và độ ẩm của một số địa điểm nước ta.
C. Nhiệt độ, lượng mưa của một số địa điểm nước ta.
D. Lượng mưa và lượng bốc hơi của một số địa điểm nước ta.
Câu 38. Cho bảng số liệu
SẢN LƯỢNG THỦY SẢN NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005 – 2015
(Đơn vị: Nghìn tấn)
Năm | Tổng số | Chia ra | |
Khai thác | Nuôi trồng | ||
2005 | 3466,8 | 1987,9 | 1478,9 |
2010 | 5142,7 | 2414,4 | 2728,3 |
2013 | 6019,7 | 2803,8 | 3215,9 |
2015 | 6549,7 | 3036,4 | 3513,3 |
Căn cứ vào bảng trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tỷ trọng sản lượng thủy sản nước ta trong giai đoạn 2005 - 2015?
A. Tỉ trọng sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng chậm hơn khai thác.
B. Tỉ trọng sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng nhanh hơn khai thác.
C. Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng nhanh hơn khai thác.
D. Sản lượng thủy sản khai thác tăng chậm hơn tổng sản lượng cả nước.
Câu 39. Dựa vào Át lat Địa lý Việt Nam trang 18, cho biết việc hình thành các vùng chuyên canh ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long thể hiện xu hướng
A. tăng cường tình trạng độc canh.
B. tăng cường chuyên môn hoá sản xuất.
C. đẩy mạnh đa dạng hoá nông nghiệp.
D. tăng cường sự phân hoá lãnh thổ sản xuất.
Câu 40. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết nhận định đúng về diện tích và sản lượng lúa cả nước qua các năm là
A. Diện tích giảm, sản lượng giảm
B. Diện tích tăng, sản lượng tăng.
C. Diện tích tăng, sản lượng giảm.
D. Diện tích giảm, sản lượng tăng
--------------HẾT--------------
Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do NXB giáo dục ấn hành từ năm 2009 đến nay.
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý
Câu | Đáp án | Câu | Đáp án |
1 | C | 21 | C |
2 | B | 22 | B |
3 | D | 23 | B |
4 | A | 24 | D |
5 | B | 25 | C |
6 | D | 26 | D |
7 | A | 27 | B |
8 | A | 28 | C |
9 | C | 29 | C |
10 | C | 30 | C |
11 | C | 31 | C |
12 | C | 32 | D |
13 | A | 33 | C |
14 | B | 34 | A |
15 | C | 35 | B |
16 | C | 36 | C |
17 | A | 37 | D |
18 | D | 38 | A |
19 | D | 39 | B |
20 | B | 40 | D |