Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT Krông Ana, Đăk Lăk
Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Địa lý
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT Krông Ana, Đăk Lăk. Tham khảo đề thi để các bạn học sinh hệ thống lại kiến thức môn học và rèn luyện kỹ năng giải đề, quý thầy cô có thêm tài liệu phục vụ quá trình ôn tập cho học sinh cũng như tích lũy thêm kinh nghiệm ra đề thi.
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT Chương Mỹ A, Hà Nội
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT chuyên Lương Thế Vinh, Đồng Nai (Lần 2)
SỞ GD & ĐT ĐẮK LẮK TRƯỜNG THPT KRÔNG ANA | THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017 Bài tổ hợp Khoa học – xã hôi, môn: Địa Lí. Thời gian làm bài 50 phút, không kể phát đề |
Câu 1: Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm chung của địa hình nước ta?
A. Cấu trúc địa hình theo hai hướng chính.
B. Địa hình có tính phân bặc rõ rệt.
C. Địa hình ¾ là đồi núi, chủ yế là núi thấp.
D. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của sông ngòi.
Câu 2: Cho bảng số liệu sau: SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ TRỊ SẢN XUẤT THUỶ SẢN CỦA NƯỚC TA
Năm | 2005 | 2007 | 2009 | 2010 |
Sản lượng (nghìn tấn) | 3 467 | 4 200 | 4 870 | 5 128 |
- Khai thác | 1 988 | 2 075 | 2 280 | 2 421 |
- Nuôi trồng | 1 479 | 2 125 | 2 590 | 2 707 |
Giá trị sản xuất (tỉ đồng, giá so sánh 1994) | 38 784 | 47 014 | 53 654 | 56 966 |
Biểu đồ thích hợp nhất với bảng số liệu trên là biểu đồ gì?
A. Cột đơn, đường. B. Cột ghép, đường.
C. Cột chồng, miền. D. Cột chồng, đường.
Câu 3: Ý nào sau đây không phải là phương hướng chủ yếu để hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp?
A. Đẩy mạnh các ngành công nghiệp trọng điểm.
B. Xây dựng cơ cấu ngành tương đối linh hoạt.
C. Đẩy mạnh phát triển tất cả các ngành công nghiệp.
D. Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị.
Câu 4: Khó khăn thường xuyên đe dọa đến sản xuất lương thực ở nước ta là
A. bão lụt, hạn hán. B. rét đậm, rét hại.
C. mùa khô sâu sắc. D. ô nhiễm môi trường.
Câu 5: Dựa vào At lat trang 21, các ngành luyện kim đen, luyện kim màu, điện tử tin học , là những ngành chủ yếu của trung tâm công nghiệp
A. Thành phố Hồ Chí Minh B. Hải Phòng.
C. Đà Nẵng. D. Hà Nội.
Câu 6: Căn cứ vào At lat trang 13, hãy cho biết cao nguyên nào sau đây không phải của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?
A. Mộc Châu. B. Lâm Viên. C. Sín Chải. D. Sơn La.
Câu 7: Ranh giới tự nhiên giữa Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam là dãy núi
A. Tam Đảo. B. Bạch Mã.
C. Hoành Sơn. D. Hoàng Liên Sơn.
Câu 8: Việc áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng chủ yếu do sự phân hóa của các điều kiện
A. khí hậu và địa hình. B. đất trồng và nguồn nước.
C. nguồn nước và khí hậu. D. địa hình và đất trồng.
Câu 9: Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm của nước ta, hàng năm sản xuất được
A. 1,3 – 1,4 tỉ lít bia. B. 1,5 – 1,6 tỉ lít bia.
C. 1,7 – 1,8 tỉ lít bia. D. 2,0 – 2,2 tỉ lít bia.
Câu 10: Sự phân hóa đa dạng về tự nhiên nước ta giữa miền Bắc với miền Nam, đồng bằng với miền núi là do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?
A. Vị trí và hình thể lãnh thổ.
B. Tiếp giáp giữa lục địa và đại dương.
C. Do vị trí địa lí.
D. Nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai.
Câu 11: Trong sản xuất nông nghiệp ngành chăn nuôi đang từng bước trở thành ngành chính là do
A. vấn đề lương thực đã được giải quyết tốt.
B. ngành chăn nuôi đem lại lợi nhuận cao.
C. chăn nuôi phát triển sẽ thúc đẩy ngành trồng trọt phát triển.
D. ý thức của người dân về ngành chăn nuôi thay đổi.
Câu 12: Khó khăn lớn nhất về tự nhiên của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là
A. bão lũ, trượt lở đất, hạn hán. B. mùa khô sâu sắc kéo dài.
C. sự thất thường của mùa khí hâu. D. xói mòn, rửa trôi, ngập lụt.
Câu 13: Ở vùng biển nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế, nhưng các nước có thể đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm... đó là vùng
A. thềm lục địa. B. đặc quyền kinh tế.
C. tiếp giáp lãnh hải. D. nội thủy.
Câu 14: Giá trị sản xuất cây công nghiệp chiếm bao nhiêu % trong giá trị sản xuất ngành trồng trọt năm 2005?
A. 59,2%. B. 44,8%. C. 38,5%. D. 23,7%.
Câu 15: Bề mặt đồng bằng bị chia cắt thành nhiều ô, là đặc điểm của
A. đồng bằng sông Cửu Long. B. đồng bằng sông Hồng.
C. đồng bằng ven biển. D. đồng bằng Thanh – Nghệ - Tĩnh.
Câu 16: Ý nào sau đây không đúng về đồng bằng sông Cửu Long?
A. Gần 2/3 diện tích là đất mặn, đất phèn.
B. Là đồng bằng châu thổ sông.
C. Có các ô trũng ngập nước.
D. Địa hình thấp và bằng phẳng.
Câu 17: Cây lương thực chiếm bao nhiêu % trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành trồng trọt nước ta (năm 2005) ?
A. 57,2%. B. 58,2%. C. 59,2%. D. 56,2%.
Câu 18: Nguồn lao động dồi dào, thị trường rộng lớn là cơ sở để phát triển mạnh ngành
A. công nghiệp điện tử.
B. công nghiệp dầu khí.
C. công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
D. công nghiệp cơ khí và hoá chất.
Câu 19: Cho biểu đồ sau:
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào dưới đây?
A. Tôc độ tăng trưởng giá trị sản xuất phân theo nhóm ngành của nước ta 1990-2005.
B. Quy mô giá trị sản xuất phân theo nhóm ngành của nước ta 1990-2005.
C. Cơ cấu giá trị sản xuất phân theo nhóm ngành của nước ta 1990-2005.
D. Sự thay đổi giá trị sản xuất phân theo nhóm ngành của nước ta 1990-2005.
Câu 20: Nguyên nhân chính làm cho Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú là
A. cấu trúc địa chất phức tạp.
B. vị trí địa lý, lịch sử hình thành lãnh thổ lâu dài .
C. việc khai thác luôn đi đôi với bảo vệ rừng.
D. điều kiện khí hậu thuận lợi.
Câu 21: Một trong những công cụ hữu hiệu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là
A. hình thành các vùng công nghiệp.
B. phát triển các trung tâm công nghiệp.
C. tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
D. xây dựng các khu công nghiệp.
Câu 22: Dải đồi trung du rộng nhất nước ta nằm ở rìa
A. Đông Nam Bộ.
B. đồng bằng sông Cửu Long.
C. phía bắc và phía tây ĐBS Hồng.
D. ven biển miền Trung
Câu 23: Thất nghiệp được hiểu là gì?
A. Sinh viên tốt nghiệp Đại học chưa tìm được việc làm.
B. Sinh viên tốt nghiệp Đại học làm trái nghề được đào tạo.
C. Người có việc làm nhưng bị gián đoạn do nhiều lí do.
D. Người đến tuổi lao động nhưng chưa có việc làm.
Câu 24: Cho bảng số liệu sau: Dân số, sản lượng lương thực nước ta giai đoạn 1995 – 2008
Năm | 1995 | 1999 | 2003 | 2008 |
Số dân (nghìn người) | 71995 | 76596 | 80468 | 85122 |
Sản lượng lương thực (nghìn tấn) | 26142 | 33150 | 37706 | 43305 |
Bình quân lương thực đầu người của nước ta năm 2008 là
A. 196,5tạ/ năm. B. 196,5kg/ năm. C. 508kg/ năm. D. 508tạ/ năm.
Câu 25: Nước ta có nhiều thuận lợi để nuôi trồng thủy sản nước lợ là ở
A. sông suối. B. đầm phá. C. ao hồ. D. kênh rạch.
Câu 26: Khí tự nhiên ở nước ta hiện nay đang được khai thác để làm nguyên liệu cho
A. nhà máy điện Cà Mau. B. nhà máy điện Phú Mĩ.
C. nhà máy điện Trà Nóc. D. sản xuất phân đạm Phú Mĩ, Cà Mau.
Câu 27: Đặc điểm nào sau đây đúng với đồng bằng sông Hồng?
A. Địa hình cao ở rìa phía tây, tây bắc, thấp dần ra biển.
B. Bề mặt bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.
C. Vùng trong đê được bồi đắp phù sa hàng năm.
D. Có các vùng chưa được bồi lấp xong.
Câu 28: Yếu tố nào được coi là cơ sở hạ tầng thiết yếu cho một khu công nghiệp?
A. Vốn đầu tư, chính sách. B. Dân cư và nguồn lao động.
C. Điện, đường và thông tin liên lạc. D. Lương thực - Thực phẩm.
Câu 29: Phát biểu nào sau đây không đúng với khu công nghiệp?
A. Chuyên sản xuất công nghiệp.
B. Không có ranh giới địa lí xác định.
C. Do chính phủ quyết định thành lập.
D. Không có dân cư sinh sống.
Câu 30: Quan sát At lat trang 12, xác định dãy núi nào sau đây ở nước ta có rừng ôn đới núi cao?
A. Bạch Mã. B. Pu – sam – sao. C. Pu – đen - đinh. D. Hoàng Liên Sơn.
Câu 31: Dựa vào At lat trang 9, hãy cho biết, bão di chuyển vào nước ta có tần suất lớn nhất vào tháng mấy?
A. Tháng 12. B. Tháng 10. C. Tháng 11. D. Tháng 9.
Câu 32: Cơ khí, khai thác than là hướng chuyên môn hóa của cụm công nghiệp
A. Hải Phòng – Hạ Long – Cẩm Phả.
B. Nam Định – Ninh Bình – Thanh Hóa.
C. Đông Anh – Thái Nguyên.
D. Đáp Cầu – Bắc Giang.
Câu 33: Cho bảng số liệu sau: Diện tích cà phê, cao su nước ta giai đoạn 1975-2002 (đơn vị: nghìn ha)
Năm | 1975 | 1980 | 1985 | 1990 | 1996 | 1999 | 2002 |
Cà phê | 19.0 | 22.5 | 44.7 | 119.3 | 254.2 | 397.4 | 531.3 |
Cao su | 88.2 | 8.3 | 180.2 | 221.7 | 254.2 | 394.3 | 429.0 |
Để thể hiện tốc độ thay đổi diện tích Cà phê và Cao su của nước ta giai đoạn trên, biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ
A. Miền. B. Đường. C. Cột. D. Tròn.
Câu 34: Căn cứ vào At Lat trang 22, hãy cho biết nhà máy thủy điện Thác Bà được xây dựng trên sông nào?
A. Sông Chảy. B. Sông Đà. C. Sông Lô. D. Sông Hồng.
Câu 35: Với đặc điểm cơ bản là có ba dải địa hình chạy cùng hướng tây bắc – đông nam, đó là vùng núi
A. Trường Sơn Nam. B. Tây Bắc. C. Trường Sơn Bắc. D. Đông Bắc.
Câu 36: Nhịp độ gia tăng dân số của nước ta biến đổi qua các thời kỳ và tăng nhanh nhất trong giai đoạn
A. 1979 - 1989. B. 1990 - 2000. C. 1965 - 1975. D. 1954 - 1960.
Câu 37: Tác động lớn nhất của quá trình đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội nước ta là
A. sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
B. tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.
C. tỉ lệ tăng dân số tự nhiên giảm.
D. mức sống của người dân được cải thiện.
Câu 38: Chuyên môn hóa sản xuất cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới là đặc điểm của vùng
A. Duyên Hải Nam Trung Bộ. B. Bắc Trung Bộ.
C. Đông Nam Bộ D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 39: Đặc điểm nào sau đây không đúng với vùng núi Trường Sơn Bắc?
A. Các dãy núi song song và so le nhau.
B. Mạch núi cuối cùng đâm ngang ra biển.
C. Thấp, hẹp ngang, nâng cao hai đầu.
D. Địa hình cao nhất cả nước.
Câu 40: Đại bộ phận lãnh thổ nước ta nằm trong múi giờ thứ 7 là do
A. kinh tuyến 1050 N chạy qua.
B. kinh tuyến 1050 B chạy qua.
C. kinh tuyến 1050 T chạy qua.
D. kinh tuyến 1050 Đ chạy qua.
--------------HẾT-------------
Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành từ năm 2009 đến năm 2016.
Ðáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý
1. D 2. D 3. C 4. A 5. A 6. B 7. B 8. D 9. A 10. A | 11. A 12. A 13. B 14. D 15. B 16. C 17. C 18. C 19. C 20. B | 21. C 22. C 23. C 24. C 25. B 26. B 27. A 28. C 29. B 30. D | 31. D 32. A 33. B 34.. A 35. B 36. D 37. A 38. D 39. D 40. D |