Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT Đại Từ, Thái Nguyên
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT Đại Từ, Thái Nguyên. Đề thi gồm có 40 câu hỏi trắc nghiệm với thời gian làm bài là 50 phút. Và để giúp các bạn học sinh thuận tiện hơn trong quá trình đánh giá chất lượng bài làm của chính mình chúng tôi đã cập nhật đầy đủ và chính xác đáp án.
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý Sở GD&ĐT Quảng Nam
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT Phan Thúc Trực, Nghệ An (Lần 1)
Ở GD&ĐT THÁI NGUYÊN TRƯỜNG THPT ĐẠI TỪ | ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2016-2017 MÔN: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài 50 phút không kể thời gian giao đề (Đề thi gồm 40 câu trắc nghiệm). |
Câu 1. Lãnh thổ nước ta trải dài
A. Trên 120 vĩ. B. Gần 150 vĩ. C. Gần 170 vĩ D. Gần 180 vĩ.
Câu 2. Đặc điểm địa hình nhiều đồi núi thấp đã làm cho
A. Địa hình nước ta ít hiểm trở.
B. Địa hình nước ta có sự phân bậc rõ ràng.
C. Tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên được bảo toàn.
D. Thiên nhiên có sự phân hóa sâu sắc.
Câu 3. Quá trình chủ yếu chi phối địa mạo của vùng ven biển của nước ta là:
A. Xâm thực. B. Mài mòn. C. Bồi tụ. D. Xâm thực – bồi tụ.
Câu 4. Ranh giới để phân chia hai miền khí hậu chính ở nước ta là:
A. Đèo Ngang. B. Dãy Bạch Mã. C. Đèo Hải Vân D. Dãy Hoành Sơn.
Câu 5. Vùng có mật độ dân số thấp nhất nước ta là:
A. Tây Nguyên. B. Bắc Trung Bộ.
C. Tây Bắc Bắc Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 6. Nước ta có bao nhiêu tỉnh, thành phố giáp biển:
A. 27. B. 28. C. 29. D. 30.
Câu 7. Hoàng Liên Sơn là mạch núi cao và đồ sộ nhất nước ta với đỉnh Phanxipăng cao tới:
A. 3413 m. B. 3134 m. C. 3143 m. D. 3431 m.
Câu 8. Điểm cuối cùng của đường hải giới nước ta về phía nam là:
A. Móng Cái. B. Hà Tiên. C. Rạch Giá. D. Cà Mau.
Câu 9. Ở miền Tây Bắc và Bắc trung Bộ, nơi không có tháng nào trong mùa đông có nhiệt độ trung bình dưới 200 C là:
A. Bắc Trung Bộ. B. Tây Bắc.
C. Phía nam đèo Ngang. D. Huế.
Câu 10. Thành phần dân tộc của Việt Nam phong phú và đa dạng là do:
A. Loài người định cư khá sớm.
B. Nơi gặp gỡ của nhiều luồng di cư lớn trong lịch sử.
C. Có nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc dân tộc.
D. Tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới.
Câu 11. Cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta được thể hiện ở:
A. Tỷ trọng gia trị sản xuất của từng ngành (nhóm ngành) trong toàn bộ hệ thống ngành công nghiệp.
B. Tỷ trọng gia trị sản xuất của từng ngành (nhóm ngành) trong toàn bộ hệ thống kinh tế.
C. Tỷ trọng gia trị sản xuất của từng ngành (nhóm ngành) trong toàn bộ hệ thống GDP.
D. Tỷ trọng gia trị sản xuất của từng ngành (nhóm ngành) trong toàn bộ hệ thống công nghiệp và nông nghiệp.
Câu 12. Theo phân loại ngành công nghiệp, nước ta có:
A. 4 nhóm với 27 ngành. B. 5 nhóm với 28 ngành.
C. 3 nhóm với 29 ngành. D. 6 nhóm với 30 ngành.
Câu 13. Nhóm công nghiệp chế biến nước ta bao gồm có:
A. 22 ngành B. 23 ngành C. 24 ngành D. 25 ngành
Câu 14. Dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu 17 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta hiện nay là:
A. Hàng may mặc. B. Hàng thuỷ sản.
C. Gạo. D. Dầu thô.
Câu 15. Thị trường nhập khẩu chủ yếu của nước ta hiện nay là:
A. Các nước ASEAN. B. Các nước EU.
C. Hoa Kì. D. Trung Quốc.
Câu 16. Hiện nay, sự phân bố các hoạt động du lịch của nước ta phụ thuộc nhiều nhất vào:
A. Sự phân bố dân cư.
B. Sự phân bố các ngành sản xuất.
C. Sự phân bố các tài nguyên du lịch.
D. Sự phân bố các trung tâm thương mại, dịch vụ.
Câu 17. Các di sản thế giới của nước ta tập trung nhiều nhất ở khu vực:
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Duyên hải miền Trung. D. Đông Nam Bộ.
Câu 18. Thế mạnh hàng đầu để phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta hiện nay là:
A. Có thị trường xuất khẩu rộng mở.
B. Có nguồn lao động dồi dào, lương thấp.
C. Có nguồn nguyên liệu tại chỗ đa dạng phong phú.
D. Có nhiều cơ sở, phân bố rộng khắp trên cả nước.
Câu 19. Đây là quy luật phân bố các cơ sở công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.
A. Gắn liền với các vùng chuyên canh, các vùng nguyên liệu.
B. Gắn liền với thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.
C. Các cơ sở sơ chế gắn với vùng nguyên liệu, các cơ sở thành phẩm gắn với thị trường.
D. Tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn vì nhu cầu thị trường và yếu tố công nghệ.
Câu 20. Nhà máy đường Lam Sơn gắn với vùng nguyên liệu mía ở:
A. Đồng bằng sông Cửu Long. B. Đông Nam Bộ.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Bắc Trung Bộ.
Câu 21. Công nghiệp dệt thường tập trung ở các thành phố lớn vì:
A. Thuận lợi để nhập nguyên liệu và xuất sản phẩm sang các nước.
B. Thường có nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ lớn.
C. Có nguồn lao động dồi dào với trình độ tay nghề cao.
D. Có điều kiện tốt về cơ sở hạ tầng, thu hút được đầu tư nước ngoài.
Câu 22. Khó khăn lớn nhất của việc khai thác thuỷ điện của nước ta là:
A. Sông ngòi ngắn dốc, tiềm năng thuỷ điện thấp.
B. Miền núi và trung du cơ sở hạ tầng còn yếu.
C. Sự phân mùa của khí hậu làm lượng nước không đều.
D. Sông ngòi của nước ta có lưu lượng nhỏ.
Câu 23. Đây là đặc điểm của ngành dầu khí của nước ta:
A. Tiềm năng trữ lượng lớn nhưng quy mô khai thác nhỏ.
B. Trên 95% sản lượng được dùng để xuất khẩu thô.
C. Mới được hình thành trong thập niên 70 của thế kỉ XX.
D. Bao gồm cả khai thác, lọc dầu và hoá dầu.
Câu 24. Đường dây 500 KV nối
A. Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh.
B. Hoà Bình - Phú Lâm.
C. Lạng Sơn - Cà Mau.
D. Hoà Bình - Cà Mau.
Câu 25. Đây là điểm khác nhau giữa các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc và các nhà máy nhiệt điện ở miền Nam.
A. Các nhà máy ở miền Nam thường có quy mô lớn hơn.
B. Miền Bắc chạy bằng than, miền Nam chạy bằng dầu hoặc khí.
C. Miền Bắc nằm gần vùng nguyên liệu, miền Nam gần các thành phố.
D. Các nhà máy ở miền Bắc được xây dựng sớm hơn các nhà máy ở miền Nam.
Câu 26. Đường dây 500 KV được xây dựng nhằm mục đích:
A. Khắc phục tình trạng mất cân đối về điện năng của các vùng lãnh thổ.
B. Tạo ra một mạng lưới điện phủ khắp cả nước.
C. Kết hợp giữa nhiệt điện và thuỷ điện thành mạng lưới điện quốc gia.
D. Đưa điện về phục vụ cho nông thôn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa.
Câu 27. Thành phố Hồ Chí Minh có ngành xay xát phát triển nhờ:
A. Có cơ sở hạ tầng phát triển.
B. Gần vùng nguyên liệu.
C. Có thị trường lớn, phục vụ xuất khẩu.
D. Có truyền thống lâu đời.
Câu 28. Đây là đặc điểm của ngành chế biến sản phẩm chăn nuôi.
A. Gắn liền với các vùng chăn nuôi bò sữa và bò thịt.
B. Chưa phát triển mạnh vì thị trường tiêu thụ bị hạn chế.
C. Gắn liền với các thành phố lớn vì có nhu cầu thị trường.
D. Chưa phát triển mạnh vì ngành chăn nuôi để lấy thịt và sữa còn yếu.
Câu 29. Các cơ sở chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa tập trung ở các đô thị lớn vì :
A. Có lực lượng lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ lớn.
B. Gần nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.
C. Có lực lượng lao động dồi dào và gần nguồn nguyên liệu.
D. Có thị trường tiêu thụ lớn và đảm bảo kĩ thuật.
Nhóm câu từ 30 – 32
Cho bảng số liệu sau: Sản lượng than, dầu thô và điện của nước ta.
Sản phẩm | 1995 | 2000 | 2006 | 2010 |
Than (triệu tấn) | 8.4 | 11,6 | 38,8 | 44,8 |
Dầu thô (triệu tấn) | 7,6 | 16,3 | 16,8 | 15,0 |
Điện (tỉ Kwh) | 14,7 | 26,7 | 57,9 | 91,7 |
Câu 30. Nhận xét nào sau đây đúng nhất với bảng số liệu trên:
A. Các sản phẩm công nghiệp trên tăng liên tục.
B. Than và dầu thô tăng trưởng liên tục.
C. Điên tăng trưởng nhanh, than, dầu thô tăng không ổn định.
D. Than và dầu mỏ tăng nhanh nhất.
Câu 31. Để thể hiện tốc độ tăng trưởng các sản phẩm công nghiệp trên thì biểu đồ thích hợp nhất là:
A. Biểu đồ cột B. Biểu đồ đường
C. Biểu đồ kết hợp D. Biểu đồ miền.
Câu 32. Để so sánh sản lượng than, dầu khí và điện thì biểu đồ thích hợp nhất là:
A. Biểu đồ cột B. Biểu đồ đường
C. Biểu đồ kết hợp D. Biểu đồ miền.
Câu 33. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 25 cho biết các trung tâm du lịch ý nghĩa quốc gia bao gồm.
A. Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh
B. Hà Nội, Hải Phòng, Huế, TP. Hồ Chí Minh
C. Hà Nội, Hạ Long, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh
D. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng
Câu 34. Các di sản thiên nhiên thế giới ở nước ta là
A. Cố đô Huế, Vịnh Hạ Long
B. Phố cổ Hội An, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
C. Vịnh Hạ Long, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
D. Phố cổ Hội An, Huế.
Câu 35. Với bảng số liệu: Giá trị nhập khẩu phân theo nhóm hàng (đơn vị: triệu đô la Mỹ)
Năm | 2004 | 2011 |
Tổng số | 31.968,8 | 106.749,9 |
Nhóm hàng tư liệu sản xuất | 29.833,4 | 96.749,9 |
- Máy móc, thiết bị | 9.207,5 | 31.000,0 |
- Nguyên, nhiên, vật liệu | 20.625,9 | 65.749,9 |
Nhóm hàng tiêu dùng | 2.135,4 | 10.000,0 |
Nguồn: Tổng cục thống kê (www.gso.gov.vn)
Để thể hiện sự thay đổi về quy mô và cơ cấu giá trị nhập khẩu theo nhóm hàng thì biểu đồ thích hợp nhất là:
A. Biểu đồ cột chồng.
B. Biểu đồ hình tròn bán kính bằng nhau.
C. Biểu đồ hình tròn bán kính tăng dần.
D. Biểu đồ nhóm cột.
Câu 36. Ở nước ta hiện nay, sản xuất lương thực vẫn được coi trọng hàng đầu vì
A. phải đảm bảo an ninh lương thực.
B. phát huy thế mạnh xuất khẩu.
C. giải quyết việc làm.
D. tận dụng thế mạnh về tự nhiên.
Câu 37. Ba vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta gồm:
A. Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Đồng bằng Sông Cửu Long.
B. Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Đồng bằng Sông Hồng
C. Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
D. Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ.
Câu 38. Khó khăn lớn nhất cho phát triển ngành chăn nuôi nước ta là về
A.Trình độ lao động. B. Vốn đầu tư.
C. Dịch vụ thú y. D. Cơ sở thức ăn.
Câu 39. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, tỉnh có sản lượng khai thác thuỷ sản lớn nhất là
A. Bà Rịa – Vũng Tàu. B. Cà Mau. C. Bình Thuận, D. Kiên Giang.
Câu 40. Dựa vào bảng:Diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm của nước ta, giai đoạn 2000 - 2013 (Đơn vị: nghìn ha)
Năm | 2000 | 2005 | 2009 | 2010 | 2013 |
Cây cao su | 412,0 | 482,7 | 677,7 | 748,7 | 958,8 |
Cây chè | 87,7 | 122,5 | 127,1 | 129,9 | 129,8 |
Cây cà phê | 561,9 | 497,4 | 538,5 | 554,8 | 637,0 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2014, Nhà xuất bản Thống kê, 2015)
Để thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích các cây công nghiệp thì biểu đồ thích hợp là:
A. Biểu đồ miền. B. Biểu đồ đường.
C. Biểu đồ nhóm cột. D. Biểu đồ kết hợp.
----- HẾT ------
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý
1. B 2. C 3. D 4. B 5. A 6. B 7. B 8. B 9. A 10. B | 11. A 12. C 13. B 14. D 15. D 16. C 17. C 18. C 19. C 20. D | 21. B 22. C 23. D 24. B 25. B 26. A 27. B 28. C 29. B 30. C | 31. B 32. C 33. A 34. C 35. C 36. A 37. C 38. D 39. D 40. B |