Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang (Lần 2)
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý
THPT Quốc gia là 1 kì thi vô cùng quan trọng đối với các bạn học sinh, chính vì vậy các bạn cần phải nỗ lực ôn tập nhiều hơn với nhiều đề thi có cấu trúc cụ thể. Hi vọng: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang (Lần 2) mà VnDoc cung cấp sẽ giúp ích cho các bạn.
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT Thuận Thành số 2, Bắc Ninh lần 1
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang (Lần 3)
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT Huỳnh Ngọc Huệ, Quảng Nam
SỞ GD&ĐT BẮC GIANG TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN | ĐỀ THI THỬ KỲ THI THPT QUỐC GIA LẦN 2 Năm học 2016 - 2017 Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI LỚP 12 THPT Phân môn: Địa lí 12 Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề) |
Câu 1: Gió đông bắc thổi ở vùng phía nam đèo Hải Vân vào mùa đông nước ta thực chất là:
A. gió mùa mùa đông nhưng đã biến tính khi vượt qua dãy Bạch Mã.
B. gió tín phong ở nửa cầu Bắc hoạt động thường xuyên suốt năm.
C. một loại gió địa phương hoạt động thường xuyên suốt năm giữa biển và đất liền.
D. gió mùa mùa đông xuất phát từ cao áp ở lục địa châu Á.
Câu 2: Vào đầu mùa hạ, gió mùa Tây Nam gây mưa ở vùng:
A. Nam Bộ. B. Tây Nguyên và Nam Bộ.
C. phía Nam đèo Hải Vân. D. trên cả nước.
Câu 3: Ở đồng bằng Bắc Bộ, gió phơn xuất hiện khi:
A. áp thấp Bắc Bộ khơi sâu tạo sức hút mạnh gió mùa tây nam.
B. khối khí nhiệt đới từ Ấn Độ Dương mạnh lên vượt qua được hệ thống núi Tây Bắc.
C. khối khí từ lục địa Trung Hoa đi thẳng vào nước ta sau khi vượt qua núi biên giới.
D. khối khí nhiệt đới từ Ấn Độ Dương vượt qua dãy Trường Sơn vào nước ta.
Câu 4: Kiểu rừng tiêu biểu của nước ta hiện nay là:
A. rừng ngập mặn thường xanh ven biển.
B. rừng gió mùa thường xanh.
C. rừng gió mùa nửa rụng lá.
D. rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.
Câu 5: Khu vực có thềm lục địa bị thu hẹp trên Biển Đông thuộc vùng:
A. Bắc Trung Bộ. B. Nam Trung Bộ
C. vịnh Thái Lan. D. vịnh Bắc Bộ.
Câu 6: Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc khác với Tây Bắc ở điểm:
A. mùa đông bớt lạnh, nhưng khô hơn
B. mùa hạ đến sớm, đôi khi có gió tây, lượng mưa giảm
C. mùa đông lạnh đến sớm hơn ở các vùng núi thấp
D. khí hậu lạnh chủ yếu do độ cao của địa hình
Câu 7: Có điều kiện hình thành và phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả nước là lợi thế của:
A. miền Bắc và Đông bắc Bắc Bộ
B. miền Tây bắc và Bắc Trung Bộ
C. miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
D. miền núi Đông Bắc
Câu 8: Điểm giống nhau chủ yếu của địa hình vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc là:
A. đồi núi thấp chiếm ưu thế
B. có nhiều khối núi cao đồ sộ.
C. có nhiều sơn nguyên, cao nguyên.
D. nghiêng theo hướng Tây Bắc – Đông Nam.
Câu 9: Đây là một đặc điểm của sông ngòi nước ta do chịu tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
A. Phần lớn sông đều ngắn dốc, dễ bị lũ lụt.
B. Sông có lưu lượng lớn, hàm lượng phù sa cao.
C. Phần lớn sông chảy theo hướng tây bắc - đông nam.
D. Lượng nước phân bố không đều giữa các hệ sông.
Câu 10: Vân Phong và Cam Ranh là hai vịnh biển thuộc tỉnh (thành phố):
A. Quảng Ninh. B. Đà Nẵng. C. Khánh Hoà. D. Bình Thuận.
Câu 11: Nhóm đất có diện tích lớn trong đai nhiệt đới gió mùa chân núi là:
A. feralit. B. phù sa C. feralit có mùn. D. mùn thô.
Câu 12: Rừng ngập mặn ven biển ở nước ta phát triển mạnh nhất ở:
A. Bắc Bộ B. Bắc Trung Bộ C. Nam Trung Bộ D. Nam Bộ
Câu 13: Hạn chế lớn nhất của Biển Đông là:
A. tài nguyên sinh vật biển đang bị suy giảm nghiêm trọng.
B. thường xuyên hình thành các cơn bão nhiệt đới.
C. hiện tượng sóng thần do hoạt động của động đất núi lửa.
D. tác động của các cơn bão nhiệt đới và gió mùa đông bắc.
Câu 14: Điểm nào sau đây không đúng khi nói về ảnh hưởng của Biển Đông đối với khí hậu nước ta?
A. Biển Đông mang lại một lượng mưa lớn
B. Biển Đông làm giảm độ lục địa của các vùng phía tây đât nước
C. Biển Đông làm tăng độ ẩm tương đối của không khí
D. Biển Đông làm tăng độ lạnh của gió mùa đông bắc
Câu 15: Loại khoáng sản có tiềm năng vô tận ở Biển Đông nước ta là:
A. dầu khí. B. cát trắng. C. ti tan. D. muối biển.
Câu 16: Đặc trưng khí hậu của vùng lãnh thổ phía Bắc là:
A. nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh
B. nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh
C. cận nhiệt gió mùa có mùa đông lạnh
D. cận xích đao gió mùa
Câu 17: Khoáng sản nổi bật nhất của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là:
A. thiếc và khí tự nhiên. B. dầu khí và bôxit
C. vật liệu xây dựng và quặng sắt D. than đá và Apatit
Câu 18: Do có nhiều bề mặt cao nguyên rộng, nên miền núi thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh:
A. thực phẩm B. cây hoa màu C. cây công nghiệp D. lương thực
Câu 19: Đất fe-ra-lit ở nước ta thường bị chua vì:
A. mưa nhiều trôi hết các chất badơ dễ tan.
B. có sự tích tụ nhiều Fe2O3.
C. có sự tích tụ nhiều Al2O3.
D. quá trình phong hoá diễn ra với cường độ mạnh.
Câu 20: Ở nước ta, nơi có chế độ khí hậu với mùa hạ nóng ẩm, mùa đông lạnh khô, hai mùa chuyển tiếp xuân thu là:
A. khu vực phía nam vĩ tuyến 16ºB.
B. khu vực phía đông dãy Trường Sơn.
C. khu vực phía bắc vĩ tuyến 16ºB.
D. khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ.
Câu 21: Gió mùa mùa đông ở miền Bắc nước ta có đặc điểm:
A. hoạt động liên tục từ tháng 11đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô.
B. hoạt động liên tục từ tháng 11đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô và lạnh ẩm.
C. xuất hiện thành từng đợt từ tháng tháng 11đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô hoặc lạnh ẩm.
D. kéo dài liên tục suốt 3 tháng với nhiệt độ trung bình dưới 20ºC.
Câu 22: Mưa phùn là loại mưa:
A. diễn ra vào nửa sau mùa đông ở miền Bắc.
B. diễn ra ở đồng bằng và ven biển miền Bắc vào nửa sau mùa đông.
C. diễn ra vào đầu mùa đông ở miền Bắc.
D. diễn ra ở đồng bằng và ven biển miền Bắc vào đầu mùa đông.
Câu 23: Ở nước ta thời tiết mùa đông bớt lạnh khô, mùa hè bớt nóng bức là nhờ:
A. tiếp giáp với Biển Đông.
B. nằm gần Xích đạo, mưa nhiều.
C. địa hình 85% là đồi núi thấp.
D. chịu tác động thường xuyên của gió mùa.
Câu 24: Nét nổi bật của địa hình vùng núi Tây Bắc là:
A. có nhiều dãy núi cao đồ sộ nhất nước ta B. có 4 cánh cung lớn
C. gồm các khối núi và cao nguyên D. địa hình thấp và hẹp ngang.
Câu 25: Nét nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc là:
A. địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích
B. có địa hình cao nhất cả nước
C. gồm các dạy núi song song và so le chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam
D. có 3 mạch núi lớn hướng Tây Bắc - Đông Nam
Câu 26: Hướng vòng cung là hướng chính của:
A. các hệ thống sông lớn B. dãy Hoàng Liên Sơn
C. vùng núi Đông Bắc D. vùng núi Bắc Trường Sơn
Câu 27: Cảnh quan tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Bắc là:
A. đới rừng xích đạo B. đới rừng nhiệt đới
C. đới rừng gió mùa nhiệt đới D. đới rừng gió mùa cận xích đạo
Câu 28: Đỉnh núi cao nhất Việt Nam là:
A. Bà Đen B. Phan xi păng C. Ngọc Lĩnh D. Tây Côn Lĩnh
Câu 29: Gió mùa mùa hạ chính thức của nước ta là:
A. gió mùa xuất phát từ cao áp cận chí tuyến ở nửa cầu Nam.
B. gió mùa hoạt động từ tháng 6 đến tháng 9.
C. gió mùa hoạt động vào cuối mùa hạ.
D. gió mùa xuất phát từ áp cao Ấn Độ Dương.
Câu 30: Sự phân hóa địa hình: vùng biển - thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi là biểu hiện của sự phân hóa theo:
A. Bắc - Nam B. Đông - Tây
C. độ cao D. hướng địa hình
Câu 31: Vùng núi có các thung lũng sông cùng hướng Tây Bắc - Đông Nam điển hình là:
A. Tây Bắc B. Đông Bắc
C. Trường Sơn Bắc D. Trường Sơn Nam
Câu 32: Tác động của gió mùa đông bắc mạnh nhất ở:
A. Tây Bắc B. Đồng bằng bắc bộ
C. Bắc Trung Bộ D. Đông bắc
Câu 33: Khó khăn thường xuyên đối với giao lưu kinh tế giữa các vùng miền núi là:
A. địa hình bị chia cắt mạnh, sườn dốc B. khan hiếm nước
C. lũ quét, xói mòn .... D. động đất
Câu 34: Điểm nào sau đây không đúng với thiên nhiên vùng biển và thềm lục địa nước ta?
A. Vùng biển lớn gấp 3 lần diện tích đất liền
B. Thềm lục địa phía bắc và phía nam có đáy nông mở rộng
C. Đường bờ biển Nam Trung Bộ bằng phẳng
D. Thềm lục địa miền Trung thu hẹp tiếp giáp với vùng biển nước sâu.
Câu 35: Điểm nào sau đây không đúng với hệ sinh thái rừng ngập mặn?
A. Cho năng suất sinh vật cao B. Có nhiều loài cây gỗ quý
C. Phân bố ở ven biển D. Giàu tài nguyên động vật
Câu 36: Điểm khác nhau của đồng bằng sông Hồng so với đồng bằng sông Cửu Long là:
A. thấp, bằng phẳng
B. diện tích rộng.
C. được hình thành trên vùng sụt lún của hạ lưu sông.
D. có đê sông.
Câu 37: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là nơi có:
A. địa hình đồi núi thấp chiếm ưu thế
B. hướng núi và thung lũng nổi bật là vòng cung.
C. đồng bằng châu thổ mở rộng về phía biển
D. đầy đủ 3 đai khí hậu ở miền núi.
Câu 38: Dọc ven biển nơi có nhiệt độ cao nhiều nắng, có nhiều sông nhỏ đổ ra biển thuận lợi cho nghề:
A. khai thác thủy hải sản B. làm muối
C. chế biến thủy sản D. nuôi trồng thủy sản
Câu 39: Miền núi nước ta có thuận lợi nào sau đây để phát triển du lịch?
A. Cảnh quan thiên nhiên đa dạng, phong phú.
B. Có nguồn nhân lực dồi dào.
C. Khí hậu ổn định, ít thiên tai.
D. Giao thông thuận lợi.
Câu 40: Ở nước ta, nghề làm muối phát triển mạnh tại:
A. Cửa Lò (Nghệ An). B. Thuận An (Thừa Thiên - Huế).
C. Sa Huỳnh (Quảng Ngãi). D. Mũi Né (Bình Thuận).
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý
1. B 2. B 3. D 4. D 5. B 6. C 7. C 8. D 9. B 10. C | 11. A 12. D 13. B 14. D 15. D 16. B 17. B 18. C 19. A 20. C | 21. C 22. B 23. A 24. A 25. A 26. C 27. C 28. B 29. A 30. B | 31. A 32. D 33. A 34. C 35. A 36. D 37. D 38. D 39. A 40. C |