Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT Thuận Thành số 2, Bắc Ninh lần 1

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý

Mỗi năm cứ vào thời gian này là các bạn học sinh lại tất bật ôn tập để thi THPT Quốc gia. Để các bạn ôn tập dễ dàng, thư viện đề thi VnDoc xin giới thiệu: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT Thuận Thành số 2, Bắc Ninh lần 1. Chúc các bạn đạt được kết quả cao trong kỳ thi sắp tới!

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT Cù Huy Cận, Hà Tĩnh

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT Lê Hồng Phong, Hà Tĩnh lần 1

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT Tôn Đức Thắng, Phú Yên

Mời làm: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT Thuận Thành số 2, Bắc Ninh lần 1 Online

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH
TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 2
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017
Bài thi: Khoa học xã hội. Môn: Địa lí
(Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian giao đề)

Câu 1. Vùng biển nước ta không tiếp giáp với nước nào?

A. Nhật Bản B. Thái Lan C. Malaixia D. Trung Quốc

Câu 2. Hướng địa hình vòng cung ở nước ta được thấy phổ biến ở vùng núi

A. Tây Bắc B. Trường Sơn Bắc
C. Đông Bắc D. Nam Bộ

Câu 3. Vùng đặc quyền kinh tế là vùng tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành vùng biển rông 200 hải lí được tính từ

A. đường bờ biển B. đường cơ sở
C. ranh giới ngoài lãnh hải D. đường sông

Câu 4. Đặc trưng nổi bật của thời tiết miền Bắc nước ta vào đầu mùa đông là

A. lạnh và ẩm B. lạnh, khô và trời quang mây
C. nóng và khô D. lạnh, trời âm u nhiều mây

Câu 5. khu vực có chế độ nước sông chênh lệch rất lớn giữa mùa lũ và mùa cạn ở nước ta là

A. Tây Bắc B. Bắc Trung Bộ
C. Cực Nam Trung Bộ D. Tây Nguyên

Câu 6. Hướng gió chính gây mưa cho đồng bằng Bắc Bộ vào mùa hè là

A. tây nam B. đông nam
C. đông bắc D. tây bắc

Câu 7. Gia tăng dân số tự nhiên là

A. hiệu số của số người nhập cư và số người xuất cư.
B. hiệu số của tỉ suất sinh và tỉ suất tử.
C. tỷ lệ sinh cao.
D. tuổi thọ trung bình cao.

Câu 8 Trong cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế nước ta hiện nay, khu vực chiếm tỉ lệ cao nhất?

A. Lao động hoạt động trong ngành dịch vụ.
B. Lao động hoạt động trong khu vực sản xuất vật chất.
C. Lao động hoạt động trong nông nghiệp.
D. Lao động hoạt động trong ngành du lịch

Câu 9. Nguyên nhân nào làm cho người lao động nước ta có thu nhập thấp?

A. Sản phẩm phải chịu sự cạnh tranh lớn.
B. Sản phẩm làm ra không tiêu thụ được.
C. Phải nhập nguyên liệu với giá cao.
D. Năng suất lao động xã hội nói chung còn thấp

Câu 10. Sân bay nội địa đang hoạt động ở Duyên hải Nam Trung Bộ xếp theo thứ tự từ bắc vào nam là

A. Huế, Phù Cát, Đông Tác,
B. Đà Nẵng, Đông Tác, Cam Ranh.
C. Phù Cát, Đông Tác, Cam Ranh.
D. Phù Cát, Đông Tác, Cam Ranh.

Câu 11. Ý nào sau đây không đúng về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ nước ta?

A. Hình thành các khu công nghiệp ở vùng sâu, vùng xa, hải đảo
B. Hình thành các vùng kinh tế trọng điểm
C. Phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn, các trung tâm công nghiệp và dịch vụ lớn
D. Hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế

Câu 12. Các di sản văn hóa vật thể thế giới của nước ta tập trung nhiều nhất ở vùng nào sau đây?

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Duyên hải miền Trung.
D. Đông Nam Bộ.

Câu 13. Trong các ngành giao thông vận tải sau, ngành nào có ý nghĩa quan trọng đối với vận tải giữa các vùng trong nước ở nước ta?

A. Đường biển, đường sông
B. Đường hàng không
C. Đường ô tô, đường sắt
D. Đường sắt, đường hàng không

Câu 14. Để phát triển nền kinh tế của đất nước cần phải

A. biết phát huy sức mạnh tổng hợp của các nguồn lực.
B. khai thác và sử dụng tốt nguồn tài nguyên thiên nhiên.
C. nâng cao trình độ dân trí.
D. có đường lối phát triển kinh tế hợp lý.

Câu 15. Diện tích đất chuyên dùng được mở rộng chủ yếu là từ

A. đất hoang hoá. B. đất lâm nghiệp.
C. diện tích mặt nước. D. đất nông nghiệp.

Câu 16. Sự có mặt và phát triển của nhiều ngành công nghiệp của nước ta chứng tỏ

A. nhà nước chú trọng đầu tư cho phát triển công nghiệp.
B. công nghiệp có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế.
C. nước ta có nguồn nguyên liệu phong phú.
D. nền công nghiệp nước ta có cơ cấu ngành tương đối đa dạng.

Câu 17. Năng suất lúa tăng nhanh, các cánh đồng 7 tấn, 10 tấn đã trở lên phổ biến là do

A. phát triển thủy lợi.
B. sử dụng giống mới.
C. đẩy mạnh thâm canh.
D. mở rộng diện tích.

Câu 18. Ngành công nghiệp nào sau đây không được coi là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay?

A. Công nghiệp cơ khí - điện tử.
B. Công nghiệp luyện kim đen, màu.
C. Công nghiệp hóa chất - phân bón - cao su.
D. Công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm.

Câu 19. Trong một thời gian dài, tồn tại lớn nhất trong các hoạt động kinh tế đối ngoại của nước ta là

A. thị trường không mở rộng
B. chưa đầu tư khai thác tốt các tài nguyên du lịch
C. cơ chế quản lý chưa đổi mới được bao nhiêu
D. mất cân đối giữa xuất khẩu và nhập khẩu

Câu 20. Đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, Duyên Hải miền Trung là vùng chuyên canh các loại cây

A. chè, cao su, cà phê B. hồ tiêu, thuốc lá
C. lạc, đay, cói, dừa, mía, D. quế, hồi, dừa

Câu 21. Vùng nào dẫn đầu cả nước về trồng đậu tương nước ta?

A. Đồng bằng sông Cửu Long
B. Đồng bằng sông Hồng
C. Đồng bằng Duyên Hải miền Trung
D. Đông Nam Bộ

Câu 22. Vùng Duyên Hải miền Trung là vùng có thế mạnh về

A. trồng cây công nghiệp
B. chăn nuôi lợn, gia cầm
C. chăn nuôi trâu bò, nuôi trồng thủy sản
D. sản xuất lúa nước.

Câu 23. Hướng chuyên môn hoá của trung tâm công nghiệp Hà Nội là

A. cơ khí, chế biến lương thực, thực phẩm, dệt, điện tử.
B. lương thực, thực phẩm, điện tử.
C. luyện kim, cơ khí, hoá chất.
D. khai khoáng và công nghiệp nhẹ.

Câu 24. Việc phát triển thủy điện ở vùng TDMN Bắc Bộ sẽ là động lực cho việc

A. khai thác và chế biến khoáng sản.
B. phát triển kinh tế nông thôn miền núi.
C. phát triển giao thông các tỉnh biên giới
D. giao lưu kinh tế với các nước láng giềng.

Câu 25. Ngoài những thiên tai như rét đậm, rét hại, sương muối, thiếu nước vào mùa đông, nông nghiệp của TDMN Bắc Bộ còn gặp khó khăn khác là

A. mạng lưới công nghiệp chế biến chưa phát triển
B. thị trường bất ổn định.
C. thiếu vốn đầu tư.
D. tình trạng du canh du cư của đồng bào dân tộc.

Câu 26. Vùng ĐBSH chưa phát huy hết thế mạnh là do

A. dân số quá đông.
B. tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm còn nhiều.
C. việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm.
D. cơ sở vật chất đã bị xuống cấp.

Câu 27. Trong ngành dịch vụ vùng ĐBSH có thế mạnh nhất về

A. du lịch. B. tài chính, ngân hàng.
C. giáo dục - đào tạo. D. viễn thông.

Câu 28. Nguồn tài nguyên rừng của Đồng bằng sông Cửu Long gần đây giảm sút là do

A. khai thác bừa bãi.
B. chuyển đổi mục đích sản xuất trong nông nghiệp và cháy rừng.
C. nước biển dâng, nhiều diện tích rừng bị ngập.
D. sự phân bố lại dân cư.

Câu 29. Vùng kinh tế trọng điểm nước ta có đặc điểm nào sau đây?

A. đem lại hiệu quả kinh tế cao.
B. phải đảm bảo về vấn đề môi trường.
C. có thể hổ trợ cho các vùng khác.
D. không có khả năng thu hút vốn đầu tư.

Câu 30. Di sản nào sau đây không phải là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới tại Việt Nam?

A. Ca trù
B. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
C. Quần thể di tích cố đô Huế
D. Nhã nhạc cung đình Huế.

Câu 31. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, các tỉnh có sản lượng thủy sản nuôi trồng (năm 2007) cao tập trung chủ yếu ở hai vùng là

A. ĐBSH và DHNTB.
B. ĐBSCL và ĐBSH.
C. ĐBSCL và DHNTB.
D. BTB và ĐBSCL.

Câu 32. Cho bảng số liệu

MỘT SỐ SẢN PHẨM CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP NĂNG LƯỢNG Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN 2000 - 2014

Sản phẩm

2000

2005

2010

2014

Than sạch (nghìn tấn)

11609,0

34093,0

44835,0

41086,0

Dầu thô khai thác (nghìn tấn)

16291,0

18519,0

15014,0

17329,0

Khí tự nhiên ở dạng khí (triệu m3)

1596,0

6440,0

9402,0

10210,0

Điện phát ra (triệu kwh)

26683,0

52078,0

91722,0

141250,0

Theo số liệu ở bảng trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tình hình phát triển một số sản phẩm của ngành công nghiệp năng lượng ở nước ta trong giai đoạn 2000 - 2014?

A. Sản lượng dầu thô và khí tự nhiên tăng không ổn định.
B. Sản lượng các sản phẩm của ngành công nghiệp năng lượng đều có xu hướng tăng
C. Sản lượng điện có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất (5,3 lần)
D. Sản lượng than sạch tăng liên tục trong giai đoạn 2000 - 2010

Câu 33. Cho biểu đồ

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý

Căn cứ vào biểu đồ đã cho, hãy cho biết nhận xét nào sau đây là không đúng về tốc độ tăng trưởng một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam?

A. Hàng dệt may có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ 2 trong giai đoạn 2000 - 2014
B. Hàng thủy sản có tốc độ tăng chậm hơn so với 2 mặt hàng còn lại.
C. Hàng điện tử luôn có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn 2000 - 2014
D. Nếu chỉ tính trong giai đoạn 2000-2010 thì hàng dệt may đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất.

Câu 34. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, các mỏ khí đốt đang được khai thác ở nước ta (năm 2007) là

A. Hồng ngọc, Rồng, Tiền Hải.
B. Lan Đỏ, Tiền Hải, Đại Hùng.
C. Lan Đỏ, Lan Tây, Rồng.
D. Lan Đỏ, Lan Tây, Tiền Hải.

Câu 35. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hai tỉnh/thành phố có giá trị nhập khẩu hàng hóa (năm 2007) lớn nhất nước ta là

A. TP Hồ Chí Minh và Bình Dương.
B. TP Hồ Chí Minh và Đồng Nai.
C. TP Hồ Chí Minh và Hà Nội.
D. TP Hồ Chí Minh và Bà Rịa - Vũng Tàu

Câu 36. Căn cứ vào biểu đồ tròn ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi ở nước ta trong giai đoạn 2000 - 2007?

A. Tỉ Trọng gia súc luôn cao nhất nhưng có xu hướng giảm.
B. Giá trị sẩn xuất ngành chăn nuôi tăng gấp gần 1,6 lần.
C. Tỉ trọng gia cầm có xu hướng giảm khá nhanh.
D. Tỉ trọng sản phẩm không qua giết thịt thấp nhất và ít biến động.

Câu 37. Cho bảng số liệu

KHỐI LƯỢNG HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN THEO LOẠI HÌNH GIAO THÔNG Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN 2000 - 2014.

(Đơn vị: nghìn tấn)

Năm

2000

2014

Đường sắt

6258,2

7178,9

Đường bộ

144571,8

821700,0

Đường sông

57395,3

190600,0

Đường biển

15552,5

58900,0

Đường hàng không

45,2

202,0

Tổng số

223823,0

1078580,9

Dưa vào kết quả xử lí số liệu từ bảng trên, hãy cho biết loại hình giao thông vận tải nào có tốc độ tăng trưởng khối lượng hàng hóa vận chuyển cao nhất trong giai đoạn 2000 - 2014 ở nước ta?

A. Đường bộ
B. Đường hàng không
C. Đường biển
D. Đường sắt

Câu 38. Cho bảng số liệu

DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN VÀ DIỆN TÍCH RỪNG NƯỚC TA NĂM 2005 VÀ 2014

(Đơn vị: nghìn ha)

Vùng

Diện tích rừng tự nhiên

Diện tích rừng trồng

Vùng TD&MN Bắc Bộ

10143,8

4360,8

Vùng Bắc Trung Bộ

5152,2

2400,4

Vùng Tây Nguyên

5464,1

2995,9

Các vùng còn lại

12345,0

2661,4

Cả nước

33105,1

12418,5

Để thể hiện hiện diện tích rừng tự nhiên và diện tích rừng trồng năm 2005 và 2014, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A. Biểu đồ cột chồng B. Biểu đồ tròn
C. Biểu đồ miền D. Biểu đồ đường

Câu 39. Căn cứ vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 24, nước ta có giá trị xuất khẩu hàng hóa trên 6 tỉ đô la Mỹ với quốc gia nào sau đây?

A. Hoa Kỳ, Nhật Bản B. Trung Quốc, Đài Loan.
C. Ôxtrâylia, Ấn Độ D. Liên Bang Nga, Singapo

Câu 40. Cho bảng số liệu:

DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 - 2014

Năm

2005

2009

2011

2014

Diện tích (nghìn ha)

7329,2

7437,2

7655,4

7816,2

Sản lượng (nghìn tấn)

35832,9

38950,2

42398,5

44974,6

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015 - Nhà xuất bản thống kê, 2016)

Để thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích và sản lượng lúa nước ta giai đoạn 2005-2014, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A. Biểu đồ đường B. Biểu đồ kết hợp
C. Biểu đồ cột. D. Biểu đồ tròn

Đánh giá bài viết
1 410
Sắp xếp theo

    Môn Địa lý khối C

    Xem thêm