Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT Tôn Đức Thắng, Phú Yên

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý

Làm thế nào để tăng cường kiến thức và kỹ năng làm bài để đạt điểm cao trong kì thi THPT Quốc gia năm 2017 sắp tới? Thư viện đề thi VnDoc gợi ý cho bạn: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT Tôn Đức Thắng, Phú Yên như một tài liệu tham khảo giúp ích cho quá trình ôn thi của bạn. Hi vọng, với đa dạng các câu hỏi trong đề thi này sẽ giúp các bạn ôn tập thật hiệu quả.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý - Thành phố Hà Nội (Có đáp án)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT Đoàn Thượng, Hải Dương (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT Chuyên Nguyễn Quang Diêu, Đồng Tháp (Lần 1)

Mời làm: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT Tôn Đức Thắng, Phú Yên Online

SỞ GD&ĐT PHÚ YÊN
TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG

ĐỀ MINH HỌA
(Đề thi có 05 trang)

KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2017
Bài thi: Khoa học xã hội; Môn: ĐỊA LÍ
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Câu 1. Nước ta có vị trí nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc, trong khu vực ảnh hưởng của chế độ gió Mậu dịch và gió mùa châu Á, nên:

A: Có nhiều tài nguyên khoáng sản
B: Khí hậu có hai mùa rõ rệt
C: Có nhiều tài nguyên sinh vật quý giá
D: Thảm thực vật bốn mùa xanh tốt

Câu 2: Ý nghĩa văn hoá - xã hội của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam là tạo điều kiện:

A: Cho giao lưu với các nước xung quanh bằng đường bộ, đường biển, đường hàng không.
B: Để nước ta thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
C: Cho nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước Đông Nam Á.
D: Mở lối ra biển thuận lợi cho Lào, Đông Bắc Campuchia và Tây Nam Trung Quốc

Câu 3. Trở ngại lớn nhất của địa hình miền núi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta là

A. Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực gây trở ngại cho giao thông.
B. Địa hình dốc, đất dễ bị xói mòn, lũ quét, lũ nguồn dễ xảy ra.
C. Động đất dễ phát sinh ở những vùng đứt gãy sâu.
D. Thiếu đất canh tác, thiếu nước nhất là ở những vùng núi đá vôi.

Câu 4. Điểm nào sau đây không đúng khi nói về ảnh hưởng của Biển Đông đối với khí hậu nước ta.

A: Biển Đông làm tăng độ ẩm tương đối của không khí
B: Biển Đông làm tăng độ lạnh của gió mùa Đông Bắc.
C: Biển Đông mang lại một lượng mưa lớn
D: Biển Đông làm giảm độ lục địa của các vùng phía tây đất nước

Câu 5. Ở nước ta, việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt vì

A. Số lượng lao động cần giải quyết việc làm hằng năm cao hơn số việc làm mới.
B. Nước ta có nguồn lao động dồi dào trong khi nền kinh tế còn chậm phát triển
C. Nước ta có nguồn lao động dồi dào trong khi chất lượng lao động chưa cao.
D. Tỉ lệ thất nghiệp và tỉ lệ thiếu việc làm trên cả nước còn rất lớn.

Câu 6: Ngành lâm nghiệp có vị trí đặc biệt trong cơ cấu kinh tế của hầu hết các vùng lãnh thổ nước ta, vì:

A. Rừng có nhiều giá trị về kinh tế và môi trường sinh thái.
B. Nhu cầu về tài nguyên rừng lớn và rất phổ biến.
C. Nưóc ta có 3/4 đổi núi, lại có vùng rừng ngập mặn ven biển.
D. Độ che phủ rừng nước ta tương đối lớn và hiện đang gia tăng.

Câu 7. Dựa vào bảng số liệu sau đây về cơ cấu GDP của nước ta phân theo thành phần kinh tế (theo giá thực tế). Nhận định đúng là:

Thành phần

1995

2000

2005

Kinh tế Nhà nước

40,2

38,5

37,4

Kinh tế tập thể

10,1

8,6

7,2

Kinh tế cá thể

36,0

32,3

32,9

Kinh tế tư nhân

7,4

7,3

8,2

Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

6,3

13,3

14,3

A. Kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo và vị trí ngày càng tăng.
B. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng quan trọng.
C. Kinh tế cá thể có vai trò quan trọng và vị trí ngày càng tăng.
D. Kinh tế ngoài quốc doanh (tập thể, tư nhân, cá thể) có vai trò ngày càng quan trọng.

Câu 8. Đặc điểm nào không đúng với đô thị hóa?

A. Lối sống thành thị được phổ biến rộng rãi
B. Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn
C. Xu hướng tăng nhanh dân số thành thị
D. Hoạt động của dân cư gắn với nông nghiệp

Câu 9. Trong hoạt động nông nghiệp của nước ta, tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ

A. Áp dụng nhiều hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.
B. Cơ cấu sản phẩm nông nghiệp ngày càng đa dạng.
C. Đẩy mạnh hoạt động vận tải, áp dụng rộng rãi công nghiệp chế biến nông sản.
D. Các tập đoàn cây con được phân bố phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng

Câu 10. Trong nội bộ ngành, sản xuất nông nghiệp nước ta đang chuyển dịch theo hướng

A. Giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi.
B. Tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi gia súc lớn, giảm tỉ trọng các sản phẩm không qua giết thịt.
C. Giảm tỉ trọng ngành chăn nuôi gia súc lớn, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi gia cầm.
D. Tăng tỉ trọng trồng cây ăn quả, giảm tỉ trọng ngành trồng cây lương thực.

Câu 11. Ngành nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long vì:

A. Có hai mặt giáp biển, ngư trường lớn.
B. Có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
C. Có nguồn tài nguyên thuỷ sản phong phú.
D. Ít chịu ảnh hưởng của thiên tai.

Câu 12. Việc đẩy mạnh đa dạng hoá nông nghiệp cho phép

A. Sử dụng tốt hơn nguồn lao động, tạo thêm việc làm và nông sản.
B. Giảm thiểu rủi ro nếu thị trường nông sản có biến động bất lợi.
C. Khai thác hợp lí hơn sự đa dạng, phong phú của điều kiện tự nhiên.
D. Tất cả đều đúng.

Câu 13.Theo cách phân loại hiện hành, nước ta có các nhóm ngành công nghiệp

A. Công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ.
B. Công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước.
C. Công nghiệp năng lượng, công nghiệp vật liệu, công nghiệp sản xuất công cụ lao động, công nghiệp chế biến và hàng tiêu dùng.
D. Công nghiệp nhóm A, công nghiệp nhóm B ; sản xuất, phân phối điện, nước, khí đốt.

Câu 14. Đông Nam Bộ trở thành vùng dẫn đầu cả nước về hoạt động công nghiệp nhờ:

A. Có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất nước.
B. Giàu có nhất nước về nguồn tài nguyên thiên nhiên.
C. Khai thác một cách có hiệu quả các thế mạnh vốn có.
D. Có dân số đông, lao động dồi dào và có trình độ tay nghề cao.

Câu 15. Công nghiệp năng lượng là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta, không phải vì ngành này

A. Có thế mạnh lâu dài, dựa trên nguồn tài nguyên tự nhiên dồi dào.
B. Có vai trò chủ lực trong xuất khẩu hàng hoá.
C. Mang lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội.
D. Có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác.

Câu 16. Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến việc tổ chức lãnh thổ công nghiệp gồm có

A. Vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, thị trường.
B. Tài nguyên thiên nhiên, thị trường, sự hợp tác quốc tế.
C. Tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, vị trí địa lí.
D. Thị trường, điều kiện kinh tế - xã hội, tài nguyên thiên nhiên.

Câu 17. Trục đường xuyên quốc gia thứ hai có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của dải phía tây đất nước là

A. Đuờng số 14. C. Đường số 15.
B. Đường Hồ Chí Minh. D. Đường số 61.

Câu 18. Điểm nào sau đây không đúng với ngành nội thương của nước ta?

A. Thị trường thống nhất trong cả nước.
B. Kinh tế Nhà nước chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu tổng mức bán lẻ.
C. Hàng hoá phong phú, đa dạng.
D. Có nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia

Câu 19. Dựa vào bảng số liệu sau đây về cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của nước ta thời kì 1990 - 2005.

(Đơn vị: %)

Năm

Loại

1990

1992

1995

2000

2005

Xuất khẩu

45,6

50,4

40,1

49,6

46,7

Nhập khẩu

54,4

49,6

59,9

50,4

53,3

Nhận định đúng nhất là

A. Nước ta luôn trong tình trạng nhập siêu.
B. Nhập khẩu luôn chiếm tỉ trọng cao hơn xuất khẩu.
C. Tình trạng nhập siêu có xu hướng ngày càng tăng.
D. Năm 2005, nhập siêu lớn do các nhà đầu tư nhập máy móc thiết bị nhiều.

Câu 20. Trung du và miền núi Bắc Bộ ngày càng thuận lợi cho việc giao lưu với các vùng khác trong nước và xây dựng nền kinh tế mở, nhờ có:

A. Vị trí địa lí đặc biệt.
B. Mạng lưới giao thông vận tải đang được đầu tư, nâng cấp.
C. Nông phẩm nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.
D. Cả A và B đúng.

Câu 21. Khó khăn chủ yếu về tự nhiên ở Tây Nguyên là

A. Mùa khô kéo dài.
B. Hạn hán và thời tiết thất thường
C. Bão và trượt lỡ đất đá.
D. Mùa đông lạnh và khô

Câu 22. Xu hướng chung của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều hướng tích cực của đồng bằng sông Hồng là

A. Tăng tỉ trọng khu vực I, giảm tỉ trọng khu vực II và III
B. Tăng tỉ trọng khu vực I và II, giảm tỉ trọng khu vực III
C. Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III
D. Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II, giảm tỉ trọng khu vực III

Câu 23. Đây là biện pháp có ý nghĩa hàng đầu đối với việc sử dụng hợp lí đất đai ở Đồng bằng sông Hồng?

A. Đẩy mạnh thâm canh.
B. Quy hoạch thuỷ lợi
C. Khai hoang và cải tạo đất.
D. Trồng rừng và xây dựng thuỷ lợi

Câu 24. Độ che phủ rừng của Bắc Trung Bộ đứng sau

A. Tây Nguyên.
B. Đông Nam Bộ
C. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
D. Duyên hải Nam Trung Bộ

Câu 25 Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa lần lượt thuộc các tỉnh, thành phố nào của nước ta?

A. Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Ngãi.
B. Tỉnh Quảng Ngãi và thành phố Đã Nẵng
C. Tỉnh Khánh Hòa và thành phố Đà Nẵng.
D. Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa

Câu 26. Ở Tây Nguyên có thể trồng được cả cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè) thuận lợi nhờ vào

A. Đấy đỏ badan thích hợp
B. Độ cao của các cao nguyên thích hợp
C. Khí hậu các cao nguyên trên 1000 m mát mẻ
D. Có một mùa đông nhiệt độ giảm thấp

Câu 27. Sản lượng lương thực của cả nước, ĐBSCL và ĐBSH

Đơn vị: nghìn tấn

Năm

Toàn quốc

ĐBS Hồng

ĐBS CLong

2000

300,8

244,2

516,5

2005

448,0

414,0

1012,3

2010

427,6

477,0

1092,0

Cho biết vẽ biểu đồ nào thích hợp nhất so sánh sản lượng lương thực của cả nước, ĐBSCL và ĐBSH

A. Cột. B. Tròn. C. Miền. D. Kết hợp

Câu 28. Mục tiêu của khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ là

A. Đẩy mạnh đầu tư vốn, công nghệ
B. Đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng cao
C. Nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ
D. Khai thác tốt nhất các nguồn lực tự nhiên và kinh tế xã hội

Câu 29. Điểm nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ ở Đông Nam Bộ?

A. Các ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế của vùng
B. Các hoạt động dịch vụ ngày càng phát triển đa dạng
C. Dẫn đầu cả nước về tăng trưởng nhanh và phát triển có hiệu quả ngành dịch vụ
D. Các hoạt động dịch vụ thương mại, ngân hàng tín dụng,..phát triển chậm

Câu 30. Điểm nào sau đây không đúng đối với việc khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo?

A. Tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ
B. Tránh khai thác quá mức các đối tượng đánh bắt có giá trị kinh tế cao
C. Hạn chế việc đánh bắt xa bờ để tránh thiệt hại do bão gây ra
D. Cấm sử dụng các phương tiện đánh bắt có tính chất hủy diệt nguồn lợi.

Câu 31. Cho bảng số liệu sau đây: Sản lượng than, dầu thô và điện của Việt Nam

Sản phẩm

1995

2000

2006

2010

Than (triệu tấn)

8,4

11,6

38,9

44,8

Dầu thô (triệu tấn)

7,6

16,3

17,2

15,0

Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng than, dầu thô, điện của nước ta trong giai đoạn 1995 – 2010 là?

A. Biểu đồ Tròn B. Biểu đồ Cột
C. Biểu đồ Đường D. Biểu đồ Miền

Câu 32. Vùng Tây Bắc có đặc điểm khí hậu khác vùng Đông Bắc là

A. Khí hậu lạnh hơn.
B. Khí hậu ấm và khô hơn
C. Khí hậu mát mẻ, mùa đông nóng.
D. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa

Câu 33. Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý

A. Thể hiện tình hình xuất nhập khẩu của nước ta từ 1980 - 2002
B. Cơ cấu xuất nhập khẩu nước ta từ 1980 – 2002
C. Tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu nước ta từ 1980 – 2002
D. Qui mô và cơ cấu xuất nhập khẩu nước ta từ 1980 – 2002

Câu 34. Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 25 cho biết trung tâm du lịch có ý nghĩa quốc gia

A. Hà Nội B. Nha Trang C. Đà lạt D. Vũng Tàu

Câu 35. Đường quốc lộ 1A không đi qua thành phố này:

A. Cần Thơ. B. Việt Trì. C. Thanh Hoá. D. Biên Hoà.

Câu 36. Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 4 – 5 vùng kinh tế nào của nước ta không giáp biển.

A. Đồng bằng Sông Hồng
B. Duyên hải Nam Trung Bộ
C. Tây Nguyên
D. Đông Nam Bộ

Câu 37. Việc giữ vững chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ, lại có ý nghĩa rất lớn, vì các đảo là

A. Một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ nước ta
B. Nơi có thể tổ chức quần cư, phát triển sản xuất
C. Hệ thống tiền tiêu của vùng biển nước ta
D. Cơ sở để khẳng định chủ quyền đối với vùng biển và thềm lục địa của nước ta.

Câu 38. Tiềm năng dầu khí của vùng kinh tế trọng điểm nào lớn nhất nước ta

A. Vùng KTTĐ phía Bắc.
B. Vùng KTTĐ phía Nam.
C. Vùng KTTĐ miền Trung.
D. Câu B và C đúng

Câu 39. Vấn đề lớn nhất đáng lo ngại của vùng DDBSCL vào mùa khô là:

A. Xâm nhập mặn. B. Thiếu nước tưới.
C. Triều cường. D. Địa hình thấp

Câu 40. Căn cứ cào Atlat địa lí Việt Nam trang 4 – 5 tỉnh nào ở nước ta giáp với hai nước Lào, Campuchia.

A. Gia Lai B. Đăk Lăk C. Đăk Nông D. Kon Tum

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

B

C

A

B

D

A

D

D

C

A

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

B

D

B

C

B

D

B

B

B

D

Câu

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

Đáp án

A

C

A

A

C

C

A

A

D

C

Câu

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

Đáp án

C

D

A

A

B

C

A

B

A

D

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Địa lý khối C

    Xem thêm