Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân trường THPT Trần Hưng Đạo, TP. Hồ Chí Minh (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân

Môn GDCD đang khiến không ít thí sinh lo lắng vì năm 2017 là lần đầu tiên môn học này được đưa vào thi dưới hình thức trắc nghiệm khách quan. Nhằm tạo thuận lợi cho việc ôn luyện của các thí sinh, VnDoc.com xin giới thiệu Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân trường THPT Trần Hưng Đạo, TP. Hồ Chí Minh (Lần 1), có đáp án đi kèm. Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân (Đề 2) trường THPT Yên Lạc, Vĩnh Phúc (Lần 1)

Câu hỏi trắc nghiệm môn Giáo dục công dân lớp 12 bài 2: Thực hiện pháp luật (Có đáp án)

Đề thi minh họa và đáp án kì thi THPT quốc gia 2017 môn Giáo dục công dân

SỞ GD& ĐT TP. HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1

MÔN GDCD – KHỐI 12

Ngày thi: 15/10/2016

Thời gian làm bài: 50 phút

(40 câu trắc nghiệm)

Mã đề thi 132

DÀNH CHO HỌC SINH BAN KHXH

Câu 1: Các tổ chức cá nhân không làm những việc bị cấm là

A. Sử dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật. C. Thi hành pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.

Câu 2: Người phải chịu trách nhiệm hành chính do mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra theo quy định của pháp luật có độ tuổi là:

A. Từ đủ 18 tuổi trở lên. B. Từ 18 tuổi trở lên.

C. Từ đủ 16 tuổi trở lên. D. Từ đủ 14 tuổi trở lên.

Câu 3: Các tổ chức cá nhân chủ động thực hiện nghĩa vụ (những việc phải làm) là:

A. Thi hành pháp luật. B. Sử dụng pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.

Câu 4: Cố ý đánh người gây thương tích nặng là hành vi vi phạm

A. kỉ luật. B. hành chính C. hình sự. D. dân sự.

Câu 5: Nguồn gốc của pháp luật là:

A. Phong tục,tập quán sinh hoạt và truyền thống văn hóa dân tộc.

B. Ý chí và lợi ích của giai cấp thống trị.

C. Là các quy tắc xử sự trong đời sống xã hội, được nhà nước ghi nhận thành các quy phạm pháp luật.

D. Đạo đức là gốc của pháp luật.

Câu 6: Trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật thể hiện qua việc:

A. Quy định quyền và nghĩa vụ công dân trong Hiến pháp và Luật.

B. Tạo ra các điều kiện bảo đảm cho công dân thực hiện quyền bình đẳng trước pháp luật.

C. Không ngừng đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 7: Tòa án xét xử các vụ án sản xuất hàng giả không phụ thuộc vào người bị xét xử là ai, giữ chức vụ gì. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào của công dân?

A. Bình đẳng về quyền tự chủ trong kinh doanh.

B. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh.

C. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.

D. Bình đẳng về quyền lao động.

Câu 8: Pháp luật là phương tiện để công dân

A. Tự bảo vệ mình.

B. Thực hiện và bảo vệ mọi quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

C. Bảo vệ mọi quyền lợi của mình.

D. Thực hiện quyền tự do của mình.

Câu 9: Nam công dân từ 18 đến 27 tuổi phải thực hiện nghĩa vụ quân sự, thuộc hình thức thực hiện pháp luật nào?

A. Tuân thủ pháp luật B. Áp dụng pháp luật C. Sử dụng pháp luật D. Thi hành pháp luật

Câu 10: Vi phạm hình sự là:

A. Hành vi rất nguy hiểm cho xã hội. B. Hành vi nguy hiểm cho xã hội.

C. Hành vi tương đối nguy hiểm ho xã hội. D. Hành vi đặc biệt nguy hiểm cho xã hội.

Câu 11: Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là mọi công dân

A. đều có nghĩa vụ như nhau.

B. đều có quyền như nhau.

C. đều có quyền và nghĩa vụ giống nhau.

D. đều bình đẳng về quyền và làm nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

Câu 12: Có mấy giai đoạn thực hiện pháp luật:

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 13: Vi phạm pháp luật có các dấu hiệu:

A. Là hành vi trái pháp luật.

B. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.

C. Lỗi của chủ thể.

D. Là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.

Câu 14: Vi phạm dân sự là hành vi:

A. Xâm phạm các quan hệ nhân thân.

B. Xâm phạm các quan hệ sở hữu.

C. Xâm phạm các quan hệ tài sản.

D. Xâm phạm các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.

Câu 15: Mối quan hệ giữa pháp luật với chính trị là:

A. Mối quan hệ giữa vai trò và ý chí của đảng cầm quyền với pháp luật.

B. Mối quan hệ giữa tư tưởng.quan điểm của đảng cầm quyền và pháp luật của nhà nước.

C. Mối quan hệ giữa đường lối của đảng cầm quyền và pháp luật của nhà nước.

D. Chính trị là gốc của pháp luật.

Câu 16: Người có hành vi gây tổn hại sức khỏe của người khác thì:

A. Phải chịu trách nhiệm hành chính.

B. Phải chịu trách nhiệm hình sự.

C. Phải chịu trách nhiệm dân sự.

D. Phải chịu trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự.

Câu 17: Học sinh đủ 16 tuổi được phép lái loại xe có dung tích xi - lanh bằng bao nhiêu?

A. Trên 90 cm3. B. Dưới 50 cm3.

C. 90 cm3. D. Từ 50 cm3 đến 70 cm3.

Câu 18: Pháp luật là phương tiện để nhà nước:

A. Bảo vệ chế độ xã hội. B. Bảo vệ tài sản của nhà nước.

C. Quản lý xã hội. D. Bảo vệ hòa bình.

Câu 19: Khi thuê nhà của ông T, ông A đã tự sửa chữa, cải tạo mà không hỏi ý kiến của ông T. Hành vi này của ông A là hành vi vi phạm

A. hình sự. B. dân sự. C. hành chính. D. kỉ luật.

Câu 20: Nội dung cơ bản của pháp luật bao gồm:

A. Các chuẩn mực thuộc về đời sống tinh thần, tình cảm của con người.

B. Quy định các hành vi không được làm.

C. Các quy tắc xử sự (việc được làm, việc phải làm, việc không được làm)

D. Quy định các bổn phận của công dân.

Câu 21: Các tổ chức cá nhân chủ động thực hiện quyền (những việc được làm) là

A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.

Câu 22: Luât Hôn nhân và gia đình năm 2000 ở điều 34 khẳng định chung “cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con”. Điều này phù hợp với:

A. Nguyện vọng của mọi công dân.

B. Hiến pháp.

C. Quy tắc xử sự trong đời sống xã hội.

D. Chuẩn mực đời sống tình cảm, tinh thần của con người.

Câu 23: Hình thức áp dụng pháp luật:

A. Do mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện.

B. Do cơ quan, công chức nhà nước thực hiện.

C. Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện.

D. Do cơ quan, công chức nhà nướ có thẩm quyền thực hiện.

Câu 24: Pháp luật có vai trò như thế nào đối với công dân?

A. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân

B. Bảo vệ mọi lợi ích của công dân

C. Bảo vệ quyền tự do tuyệt đối của công dân

D. Bảo vệ mọi nhu cầu của công dân

Câu 25: Pháp luật có đặc điểm là:

A. Pháp luật có tính quy phạm phổ biến;mang tính quyền lực, bắt buộc chung; có tính xác định chặt chẻ về mặt hình thức.

B. Bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.

C. Mang bản chất giai cấp và bản chất xã hội.

D. Vì sự phát triển của xã hội.

Câu 26: Pháp luật là:

A. Những luật và điều luật cụ thể trong thực tế đời sống.

B. Hệ thống các quy tắc sử xự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

C. Hệ thống các văn bản và nghị định do các cấp ban hành và thực hiện.

D. Hệ thống các quy tắc sử xự được hình thành theo điều kiện cụ thể của từng địa phương.

Câu 27: Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là:

A. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật.

B. Công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý.

C. Công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật.

D. Công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau.

Câu 28: Bản chất xã hội của pháp luật thể hiện ở:

A. Pháp luật bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động.

B. Pháp luật phản ánh những nhu cầu, lợi ích của các tầng lớp trong xã hội.

C. Pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện vì sự phát triển của xã hội.

D. Pháp luật được ban hành vì sự phát triển của xã hội.

Câu 29: Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới ……

A. Các quy tắc quản lý nhà nước. B. Các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.

C. Các quan hệ lao động, công vụ nhà nước. D. Tất cả các phương án trên.

Câu 30: Người phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do mình gây ra có độ tuổi theo quy định của pháp luật là:

A. Từ đủ 14 tuổi trở lên. B. Từ đủ 16 tuổi trở lên.

C. Từ 18 tuổi trở lên. D. Từ đủ 18 tuổi trở lên.

Câu 31: Một trong các đặc trưng cơ bản của pháp luât được thể hiện ở:

A. Tính cơ bản B. Tính quyền lực bắt buộc chung

C. Tính hiện đại D. Tính truyền thống

Câu 32: Quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định trong:

A. Hiến pháp B. Luật C. Hiến pháp và luật. D. Văn bản luật.

Câu 33: Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế được thể hiện:

A. Pháp luật vừa phụ thuộc vào kinh tế, vừa tác động trở lại đối với kinh tế.

B. Kinh tế là cơ sở để sinh ra pháp luật.

C. Pháp luật là sự thể hiện của kinh tế.

D. Pháp luật và kinh tế đều là những phương tiện cần thiết của Nhà nước.

Câu 34: Công dân bình đẳng trước pháp luật là:

A. Công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau nếu cùng giới tính, dân tộc, tôn giáo.

B. Công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau tùy theo địa bàn sinh sống.

C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của đơn vị, tổ chức, đoàn thể mà họ tham gia.

D. Công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.

Câu 35: Hình thức xử phạt chính đối với người vi phạm hành chính là:

A. Buộc khắc phục hậu quả do mình gây ra B. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ

C. Phạt tiền, cảnh cáo D. Tịch thu tang vật, phương tiện

Câu 36: Để quản lý xã hội bằng pháp luật, nhà nước:

A. Tổ chức thực hiện pháp luật.

B. Trừng trị nghiêm khắc mọi vi phạm pháp luật.

C. Ban hành pháp luật.

D. Ban hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật trong phạm vi cả nước.

Câu 37: Bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và bị xử lí theo quy định của pháp luật. Điều này thể hiện công dân bình đẳng về

A. trách nhiệm pháp lí. B. trách nhiệm kinh tế.

C. trách nhiệm xã hội. D. trách nhiệm chính trị.

Câu 38: Vi phạm kỷ luật là hành vi:

A. Xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước.

B. Xâm phạm các quan hệ lao động.

C. Xâm phạm các quan hệ về kỷ luật lao động.

D. Xâm phạm các quan hệ công vụ nhà nước.

Câu 39: Một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với quy phạm đạo đức là:

A. Pháp luật có tính quy phạm. B. Pháp luật có tính bắt buộc chung.

C. Pháp luật có tính quyền lực. D. Pháp luật có tính quyền lực, bắt buộc chung.

Câu 40: Vi phạm hành chính là hành vi:

A. Xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước.

B. Xâm phạm các nguyên tắc quản lý nhà nước.

C. Xâm phạm các quy tắc quản lý xã hội.

D. Xâm phạm các nguyên tắc quản lý đất nước.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân

1

B

11

D

21

A

31

B

2

C

12

A

22

D

32

C

3

A

13

D

23

C

33

A

4

C

14

D

24

A

34

D

5

C

15

C

25

A

35

C

6

D

16

D

26

B

36

D

7

B

17

B

27

A

37

A

8

B

18

C

28

C

38

A

9

D

19

B

29

B

39

D

10

B

20

C

30

B

40

A

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Luyện thi đại học

    Xem thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
    Mã QR Code
    Đóng