Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Hà Tĩnh (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Lịch sử

VnDoc mời bạn tham khảo: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Hà Tĩnh (Lần 1) để chuẩn bị tốt cho kì thi THPT sắp tới. Hy vọng, đây sẽ là tài liệu hay và hữu ích giúp các bạn ôn tập và rèn luyện kỹ năng giải đề, tự tin bước vào kì thi các bạn nhé!

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử trường THPT chuyên Bắc Kạn (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử trường THPT Trung Giã, Hà Nội (Lần 2)

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HÀ TĨNH
TRƯỜNG THPT NT.MINH KHAI

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017
Môn: Lịch sử
Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề
(40 câu trắc nghiệm)

Mã đề thi: 010

Câu 1: Ngày 10 – 10 – 1954 là ngày diễn ra sự kiện quan trọng nào?

A. Thủ đô Hà Nội được giải phóng.
B. Trung ương Đảng, Chính phủ ra mắt nhân dân Thủ đô.
C. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng.
D. Pháp rút quân khỏi miền Nam.

Câu 2: Trận thắng tiêu biểu trên đường số 4 của quân ta trong chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947 là trận nào?

A. Khe Lau. B. Chợ Mới. C. Bông Lau. D. Đoan Hùng.

Câu 3: Quốc gia nào là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trái Đất (năm 1957)?

A. Nhật Bản. B. Liên Xô. C. Ấn Độ. D. Mĩ.

Câu 4: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, trong xã hội Việt Nam, giai cấp nào bị đế quốc, phong kiến thống trị tước đoạt ruộng đất, bị bần cùng không có lối thoát?

A. Tiểu tư sản. B. Tư sản dân tộc. C. Nông dân. D. Công nhân.

Câu 5: Các chính quyền độc tài quân sự ở các nước Mĩ Latinh sau chiến tranh thế giới thứ hai được thành lập bởi sự giúp đỡ của nước nào?

A. Cuba. B. Nhật. C. Đức. D. Mĩ.

Câu 6: Thông điệp của Tổng thống Mĩ Truman tại Quốc hội Mĩ tháng 3 – 1947 khẳng định sự tồn tại của nước nào là nguy cơ lớn đối với nước Mĩ?

A. Hi Lạp. B. Việt Nam. C. Trung Quốc. D. Liên Xô.

Câu 7: Đại hội Đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 2 – 1951) quyết định xuất bản tờ báo nào sau đây?

A. Báo Búa liềm. B. Báo Nhân dân.
C. Báo Người cùng khổ. D. Báo Thanh niên .

Câu 8: Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập

A. Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari. B. Đảng Xã hội Pháp.
C. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên. D. Đảng Cộng sản Pháp

Câu 9: Sau khi về nước, Nguyễn Ái Quốc đã chọn địa điểm nào để xây dựng căn cứ địa cách mạng?

A. Cao Bằng. B. Bắc Sơn – Võ Nhai. C. Lạng Sơn. D. Tân Trào.

Câu 10: Năm 1938, Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương được đổi thành

A. Mặt trận Dân chủ Đông Dương. B. Mặt trận Liên Việt.
C. Mặt trận Phản đế Đông Dương. D. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.

Câu 11: Kẻ thù của của nhân dân Ấn Độ trong phong trào đấu tranh giành độc lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai là nước nào?

A. Đế quốc Mĩ. B. Thực dân Pháp. C. Thực dân Anh. D. Phát xít Nhật.

Câu 12: Chủ trương của Đảng và Chính phủ cách mạng đối với quân Trung Hoa Dân quốc ở nước ta sau cách mạng tháng Tám là gì?

A. Tạm thời hòa hoãn, tránh xung đột.
B. Phối hợp với quân Trung Hoa Dân quốc để chống Pháp ở Nam Bộ.
C. Phối hợp với quân Trung Hoa Dân quốc để chống Anh ở Nam Bộ.
D. Kiên quyết đấu tranh đuổi quân Trung Hoa Dân quốc về nước.

Câu 13: Lực lượng cách mạng chủ yếu được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng bao gồm

A. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức.
B. công nhân, nông dân, trung và tiểu địa chủ.
C. công nhân, nông dân, tư sản dân tộc.
D. công nhân, nông dân, tư sản.

Câu 14: Một trong những điểm khác nhau của Luận cương chính trị của Đảng (tháng 10 – 1930) so với Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (2 – 1930) là nội dung về việc xác định

A. giai cấp lãnh đạo cách mạng. B. lực lượng cách mạng.
C. đường lối chiến lược cách mạng. D. mối quan hệ với cách mạng thế giới.

Câu 15: Theo nội dung của Hội nghị Ianta (tháng 2 – 1945), quân đội của những nước nào trong phe Đồng minh sẽ đóng quân ở nước Đức?

A. Anh, Pháp, Mĩ và Liên Xô. B. Liên Xô, Mĩ, Canada và Pháp.
C. Mĩ, Pháp, Anh và Canada. D. Anh, Liên Xô, Trung Quốc và Mĩ.

Câu 16: Quyết tâm "Một tấc không đi, một li không rời" được nhân dân miền Nam thực hiện trong việc chống lại thủ đoạn nào của Mĩ trong Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961 – 1965)?

A. Tăng nhanh lực lượng quân đội Sài Gòn.
B. Dồn dân, lập "ấp chiến lược".
C. Sử dụng phổ biến chiến thuật mới "trực thăng vận", "thiết xa vận".
D. Mở các cuộc hành quân càn quét.

Câu 17: Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn tới thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nước ta?

A. Đảng ta đã có quá trình chuẩn bị suốt 15 năm qua các phong trào cách mạng từ 1930 – 1945.
B. Đảng Cộng sản Đông Dương, đứng đầu là Hồ Chí Minh đã đề ra đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo.
C. Chiến thắng của Hồng quân Liên Xô và quân Đồng minh trong cuộc chiến chống phát xít đã cổ vũ tinh thần, củng cố niềm tin cho nhân dân ta, tạo thời cơ để nhân dân ta đứng lên Tổng khởi nghĩa.
D. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám mở đầu kỉ nguyên mới của dân tộc: độc lập tự do, giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội.

Câu 18: Sự kiện nào sau đây đánh dấu Nguyễn Ái Quốc chuyển biến từ một nhà yêu nước thành chiến sĩ Cộng sản?

A. Tháng 12 – 1920, tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp.
B. Giữa 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin
C. Tháng 6 - 1923, sang Liên Xô dự Hội nghị quốc tế Nông dân và Đại hội Quốc tế Cộng sản lần V (1924).
D. Tháng 6 – 1919, Nguyễn Ái Quốc gửi Bản yêu sách của nhân dân An Nam đến hội nghị Vecxai.

Câu 19: Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được cải tổ từ tổ chức nào?

A. Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam. B. Ủy ban khởi nghĩa Hà Nội.
C. Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc. D. Ủy ban lâm thời khu giải phóng.

Câu 20: Quân Trung Hoa Dân quốc vào nước ta sau Cách mạng tháng Tám thự c chất nhằm mụ c đích gì?

A. Giúp đỡ chính quyền cách mạng nước ta. B. Lật đổ chính quyền cách mạng nước ta.
C. Dọn đường cho Pháp trở lại Đông Dương. D. Giải giáp quân đội Nhật.

Câu 21: Một hệ quả của cuộc cách mạng khoa họ c – công nghệ từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX là đã diễn ra

A. quá trình hình thành các tổ chức liên kết kinh tế, chính trị quốc tế.
B. quá trình phát triển và tác động của các công ty xuyên quốc gia.
C. xu thế toàn cầu hóa.
D. quá trình sáp nhập các công ty thành các tập đoàn lớn.

Câu 22: Đâu là cơ sở để khẳng định Liên minh châu Âu (EU) là tổ chức liên kết chính trị - kinh tế lớn nhất hành tinh?

A. Các nước Tây Âu thực hiện đa dạng hóa, đa phươg hóa quan hệ đối ngoại.
B. Năm 1967, ba tổ chức do 6 nước Tây Âu thành lập hợp nhất thành Cộng động châu Âu.
C. Các nước thành viên EU áp dụng thành tựu khoa học – kỹ thuật hiện đại.
D. EU chiếm hơn ¼ GDP của thế giới.

Câu 23: Trong các nguyên nhân đưa nền kinh tế Mĩphát triển sau Chi ến tranh thế giới thứ hai, nguyên nhân nào quyết định nhất?

A. Các công ty, tập đoàn của Mĩ có sức sản xuất, cạnh tranh cao.
B. Có tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhân lực dồi dào.
C. Lợi dụng chiến tranh để buôn bán vũ khí và phương tiện chiến tranh.
D. Áp dụng những thành tự u của cuộc khoa học – kĩ thuật hiện đại.

Câu 24: Trong cuộc kháng chiến chống Pháp 1946 – 1954, chiến thắng nào của quân dân ta đã bước đầu làm thất bại chiến lược "đánh nhanh thắng nhanh" của Pháp?

A. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
B. Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950.
C. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947.
D. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16.

Câu 25: Cơ sở để Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra đường lối đấu tranh trong những năm 1936 – 1939 là

A. Nghị quyết Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản và hoàn cảnh lịch sử trong nước.
B. Chính phủ của Mặt trận nhân dân Pháp đã lên cầm quyền ở Pháp thi hành một số chính sách tiến bộ ở thuộc địa.
C. tình hình thế giới có nhiều thay đổi do Chủ nghĩa phát xít xuất hiện và sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản.
D. đời sống của mọi tầng lớp nhân dân Đông Dương hết sức khó khăn, yêu cầu dân sinh dân chủ trở nên bức thiết.

Câu 26: Chủ trương của Đảng và Chính phủ cách mạng đối với vấn đề thù trong, giặc ngoài từ sau ngày 2 – 9 – 1945 đến trước ngày 19 – 12 – 1946 được đánh giá là

A. vừa cứng rắn, vừa mềm dẻo về nguyên tắc và sách lược.
B. mềm dẻo về nguyên tắc và sách lược.
C. cứng rắn về sách lược, mềm dẻo về nguyên tắc.
D. cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược.

Câu 27: Đặc điểm nổi bật nhất của tình hình nước ta sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là

A. miền Bắc hoàn toàn giải phóng, đi lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội.
B. Mỹ từng bước thay thế Pháp, dựng chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, thực hiện âm mưu chia cắt Việt Nam.
C. đất nước bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau.
D. nhân dân hai miền tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

Câu 28: Về ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954), có các nhận định sau:

1. Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam, mở đầu kỉ nguyên mới của dân tộc: kỉ nguyên độc lập, tự do; kỉ nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội.
2. Với thắng lợi này, miền Bắc nước ta được giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa.
3. Góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở các ước châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh.
4. Góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít, chọc thủng khâu yếu nhất trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, góp phần làm suy yếu chúng, cổ vũ các dân tộc thuộc địa đấu tranh tự giải phóng.

Số nhận định đúng là

A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.

Câu 29: Sự kiện nào là mốc đánh dấu bước phát triển mới trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Mĩ từ bỏ quyền chiếm kênh đào Panama (năm 1999).
B. Cách mạng Cuba thắng lợi, nước Cộng hòa Cuba ra đời (tháng 1 – 1959).
C. Sự ra đời của tổ chức Liên minh vì sự tiến bộ.
D. Các nước Mĩ Latinh giành độc lập từ tay thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.

Câu 30: Vì sao cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954 ) của ta lại diễn ra đầu tiên ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16?

A. Quân dân ta chủ động tấn công nhằm giam chân địch, có điều kiện để di chuyển cơ quan đầu não, cơ sở vật chất lên chiến khu Việt Bắc để kháng chiến lâu dài.
B. Thực dân Pháp gửi tối hậu thư (18/12/1946) đòi ta giải tán lực lượng tự vệ, ta chủ trương đánh để bảo toàn lực lượng.
C. Thực dân Pháp có âm mưu đánh úp cơ quan đầu não của ta, ta chủ động đánh trước để giam chân địch, tạo điều kiện cho cả nước bước vào cuộc kháng chiến lâu dài.
D. Cơ quan đầu não, bộ đội chủ lực, cơ sở vật chất của ta tập trung ở Hà nội và các đô thị phía Bắc, ta chủ động đánh để rút toàn bộ lên chiến khu Việt Bắc.

Câu 31: Nhận định nào sau đây không đúng về tình hình Nhật Bản trong giai đoạn 1973 – 1991?

A. Đưa ra học thuyết Phucưđa và học thuyết Kaiphu tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á và ASEAN.
B. Đưa ra học thuyết Miyadaoa và Học thuyết Hasimôtô tuyên bố khẳng định kéo dài vĩnh viễn Hiệp ước An ninh Mĩ – Nhật.
C. Từ nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật bắt đầu đưa ra chính sách đối ngoại mới.
D. Nhật sớm thoát khỏi khủng hoảng và vươn lên thành siêu cường tài chính số 1 thế giới từ nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX.

Câu 32: Với sự kiện nào sau đây, phong trào công nhân Việt Nam hoàn toàn chuyển sang giai đoạn tự giác?

A. Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản đầu năm 1930.
B. Chi bộ Cộng sản đầu tiên được thành lập tháng 3 – 1929.
C. Cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son tháng 8 – 1925.
D. Ba tổ chức Cộng sản ra đời năm 1929.

Câu 33: Những thắng lợi quân sự có ý nghĩa quyết định làm phá sản hoàn toàn chiến lược "Chiến tranh đơn phương" và chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của Mĩ ở miền Nam là

A. chiến thắng Vạn Tường (8 – 1965) và cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
B. phong trào Ấp Bắc (1 – 1963) và chiến thắng Vạn Tường (8 – 1965).
C. chiến thắng hai mùa khô (1965 – 1966, 1966 - 1967) và cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
D. phong trào "Đồng khởi" (1959 – 1960) và cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

Câu 34: Một vụ tranh chấp, xung đột ở khu vực Đông Nam Á được Liên hợp quốc tham gia giải quyết có hiệu quả vào đầu những năm 90 của thế kỉ XX là

A. vấn đề chiến tranh vùng Vịnh.
B. "vấn đề Campuchia".
C. tranh chấp biên giới Thái Lan – Campuchia.
D. mối quan hệ giữa các nước Đông Dương và ASEAN.

Câu 35: Kế thừa và phát huy truyền thống của dân tộc ta "lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh, lấy chính nghĩa thắng hung tàn" được thể hiện rõ nhất qua nội dung nào trong đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng (1946 – 1954)?

A. Kháng chiến toàn dân. B. Kháng chiến toàn diện.
C. Kháng chiến trường kì. D. Tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế.

Câu 36: Nhận xét về các tổ chức cách mạng ở Việt Nam từ 1925 – 1930, có những nhận định sau:

1. Hội Việt Nam cách mạng thành niên là tổ chức cách mạng theo khuynh hướng vô sản.
2. Hội Việt Nam cách mạng thành niên là tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam.
3. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn tới sự tan rã của tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng và sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái (tháng 2 – 1930) là do thực dân Pháp còn mạnh.
4. Sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái (tháng 2 – 1930) đánh dấu sự phá sản hoàn toàn của con đường cứu nước theo khuynh hướng tư sản ở Việt Nam.
5. Tân Việt cách mạng đảng là một trong ba bộ phận cấu thành Đảng Cộng sản Việt Nam.

Số nhận định đúng là

A. 4. B. 5. C. 3. D. 2.

Câu 37: Nội dung nào sau đây thể hiện tính triệt để của phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở nước ta?

A. Phong trào cách mạng 1930 – 1931 diễn ra với quy mô rộng khắp cả nước.
B. Phong trào cách mạng 1930 – 1931 thu hút sự tham gia đông đảo của quần chúng công nông, với hàng trăm cuộc đấu tranh lớn nhỏ.
C. Phong trào cách mạng 1930 – 1931 hoàn toàn không có ảo tưởng với kẻ thù dân tộc và giai cấp, nó nhắm trúng hai kẻ thù cơ bản của cách mạng nước ta là đế quốc và phong kiến.
D. Trong phong trào cách mạng 1930 – 1931, quần chúng đã sự dụng các hình thức đấu tranh từ thấp đến cao, từ mít tinh biểu tình đến đốt phá huyện đường, phá nhà lao, kết hợp biểu tình thị uy.

Câu 38: Chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc của Đảng Cộng sản Đông Dương tại Hội nghị tháng 5 – 1941 có điểm gì khác so với Hội nghị tháng 11 – 1939?

A. Đẩy mạnh đấu tranh vũ trang, tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền.
B. Đặt vấn đề giải phóng dân tộc là mục tiêu duy nhất của cách mạng.
C. Giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.
D. Giải quyết vấn đề giải phóng dân tộc trong khuôn khổ từng nước.

Câu 39: Trong các nội dung sau đây của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương:

1. Các nước tham dự cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia.
2. Các bên tham chiến ngừng bắn, lập lại hoà bình trên toàn Đông Dương.
3. Các bên tham chiến thực hiện tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực. Ở Việt Nam, quân đội nhân dân Việt Nam và quân Pháp tập kết ở 2 miền Bắc – Nam, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự tạm thời cùng một khu vực phi quân sự ở hai bên giới tuyến.
4. Việt Nam sẽ tiến hành tổng tuyển cử tự do để thống nhất đất nước vào tháng 7 – 1956

Có bao nhiêu nội dung quy định chia Việt Nam thành 2 quốc gia?

A. 2. B. 0. C. 3. D. 1.

Câu 40: Việt Nam có thể rút ra bài học kinh nghiệm nào dưới đây từ chiến lược kinh tế hướng ngoại của nhóm năm nước sáng lập ASEAN?

A. Coi trọng sản xuất háng hóa để xuất khấu, thu hút vốn, công nghệ của nhà đầu tư nước ngoài.
B. Cần thu hút vốn đầu tư của nước ngoài, tập trung sản xuất hàng hóa, nâng cao khả năng cạnh tranh.
C. Phải đề ra chiến lược phát triển kinh tế phù hợp với đặc điểm riêng của đất nước và xu thế chung của thế giới.
D. Chú trọng phát triển ngoại thương, sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay thế hàng nhập khẩu

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử

1, A

2, C

3, B

4, C

5, D

6, D

7, B

8, D

9, A

10, A

11, C

12, A

13, A

14, B

15, A

16, B

17, D

18, A

19, A

20, B

21, C

22, D

23, D

24, D

25, A

26, D

27, C

28, B

29, B

30, C

31, B

32, A

33, D

34, B

35, C

36, C

37, C

38, D

39, B

40, C

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Lịch Sử khối C

    Xem thêm