Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học trường THPT Nguyễn Lương Bằng, Yên Bái (Lần 4)

Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Sinh học

Nhằm giúp các bạn học sinh lớp 12 có thêm tài liệu ôn thi chuẩn bị tốt cho kì thi THPT Quốc gia sắp diễn ra, mời các bạn cùng tham khảo: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học trường THPT Nguyễn Lương Bằng, Yên Bái (Lần 4).

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học trường THPT Thực hành Cao Nguyên, Đăk Lăk (Lần 3)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học trường THPT Quế Võ số 1, Bắc Ninh (Lần 2)

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO YÊN BÁI
TRƯỜNG THPT NGUYỄN LƯƠNG BẰNG
ĐỀ THI THỬ LẦN 4
Bài thi: Khoa học tự nhiên; Môn: SINH HỌC
Thời gian: 50 phút, không kể thời gian phát đề
Mã đề: 123

Câu 81: Cách hiểu nào về phân tử ADN tái tổ hợp là chính xác:

A. Phân tử ADN tái tổ hợp là phân tử ADN lạ xâm nhập vào tế bào.
B. Phân tử ADN tái tổ hợp là phân tử được tạo ra từ ADN của hai tế bào khác nhau của cùng một cơ thể.
C. Phân tử ADN tái tổ hợp là phân tử ADN bị đột biến.
D. Phân tử ADN tái tổ hợp là phân tử được tạo ra từ hai nguồn ADN của hai cơ thể khác nhau.

Câu 82: Phương pháp có thể tạo ra cơ thể lai có nguồn gen khác xa nhau mà bằng phương pháp lai hữu tính không thể thực hiện được là lai

A. khác ḍòng. B. tế bào sinh dưỡng C. khác loài. D. khác thứ.

Câu 83: Một đoạn mạch khuôn của gen có tŕnh tự nucleotit:

3'... T A G X A T G X A X X X A A T...5' bị đột biến thành : 3'... T A G X A T A G X A X X X A A T...5'

Nếu đoạn mạch bị đột biến trên mã hóa cho một đoạn phân tử prôtêin sẽ khác đoạn prôtêin bình thường như thế nào:

A. 3 axit amin B. 4 axit amin C. 5 axit amin D. 2 axit amin

Câu 84: Các động vật sống trong đất và trong hang động có chung một số đặc điểm. Đặc điểm nào sau đây không đúng?

A. Sự tiêu giảm sắc tố da.
B. Sự tiêu giảm toàn bộ các cơ quan cảm giác.
C. Sự giảm hoạt động thị giác.
D. Sự thích nghi với những điều kiện hang tối.

Câu 85: Cơ chế gây đột biến của tia phóng xạ là:

A. Kích thích và ion hóa các nguyên tử khi xuyên qua các mô sống hoặc tác động trực tiếp đến các axit nucleic.
B. Gây ra rối loạn phân li của các nhiễm sắc thể trong quá tŕnh phân bào.
C. Làm tế bào mất khả năng phân chia.
D. Làm chết tế bào.

Câu 86: Loại đột biến không được di truyền qua sinh sản hữu tính là đột biến

A. tiền phôi. B. giao tử. C. xôma. D. gen.

Câu 87: Trong chọn giống, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc hoặc giao phối cận huyết nhằm mục đích

A. tạo ưu thế lai. B. cải tiến giống. C. tạo ḍòng thuần. D. tạo giống mới.

Câu 88: Sau khi ghép gen từ tế bào cho vào plasmit của vi khuẩn, ta nhận được:

A. Phân tử ADN bị đột biến. B. Phân tử ADN tái tổ hợp.
C. Phân tử ADN mạch kép. D. Phân tử ADN mạch đơn.

Câu 89: Gen đột biến có độ dài ngắn hơn gen b́ình thường 10,2 Ao và kém gen b́ình thường 7 liên kết hydro. Gen đột biến được tạo ra do:

A. Mất 1 cặp AT và 2 cặp GX B. Mất 2 cặp AT và 1 cặp GX
C. Mất 3 cặp GX D. Mất 3 cặp AT và 1 cặp GX

Câu 90: Thể đa bội thường gặp ở

A. động vật bậc cao. B. thực vật. C. vi sinh vật. D. thực vật và động vật.

Câu 91: Những tính trạng dưới đây tính trạng nào ở bò có mức phản ứng hẹp?

I. Sản lượng sữa của ḅò dao động mạnh, phụ thuộc vào điều kiện thức ăn và chăm sóc.
II. Tỷ lệ bơ trong sữa của những con ḅò được chăm sóc tốt không khác gì so với những con ḅò được chăm sóc kém.
III. Hàm lượng protein trong sữa bò ít thay đổi ở những con bò được nuôi dưỡng tốt so với những con được nuôi dưỡng kém.

A. I B. II và III C. III D. II

Câu 92: Hệ sinh thái tự nhiên có cấu trúc ổn định và hoàn chỉnh vì:

A. Có chu kì tuần hoàn vật chất. B. Luôn giữ vững cân bằng.
C. Có cấu trúc lớn nhất. D. Có nhiều chuỗi và lưới thức ăn.

Câu 93: Trong số những hiện tượng dưới đây:

I. Cây bàng rụng là vào mùa đông.
II. Gấu ngủ đông.
III.Cây rau mác sống dưới nước có lá hình bản c̣òn khi ở trên cạn có lá hình mũi mác.
IV. Lúa được chăm bón đúng kỹ thuật cho năng suất cao.
V. Chim di cư tránh rét.

Thường biến là các hiện tượng:

A. I, II, III và IV B. II và III C. I và II D. III và IV

Câu 94: Có thể giải thích hiện tượng ưu thế lai ở con lai khác ḍòng dựa trên cơ sở di truyền học nào sau đây:

I. Con lai khác ḍòng dị hợp tử về nhiều gen. Vì vậy, các gen lặn có hại không được biểu hiện.
II. Đối với các tính trạng do nhiều gen quy định, con lai khác ḍòng tập hợp được nhiều gen trội có lợi từ hai bố mẹ.
III.Con lai khác ḍòng mang các gen ở trạng thái đồng hợp tử trội nên có nhiều đặc điểm vượt trội so với bố mẹ.
IV. Một số gen có thể biểu hiện hiện tượng siêu trội.

A. I, II, III, IV B. I, II, III C. II, III, IV D. I, II, IV

Câu 95: Các quần thể ưu thế của quần xã thực vật ở cạn là:

A. Thực vật thân gỗ có hoa. B. Thực vật thân bò có hoa.
C. Thực vật hạt trần. D. Rêu.

Câu 96: Sự rối loạn phân li của một cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong giảm phân I ở một số tế bào sinh dục của cơ thể lưỡng bội 2n có thể làm xuất hiện các loại giao tử sau:

A. 2n và n. B. n và 2n + 1.
C. n, n + 1 và n - 1. D. 2n + 1 và 2n - 1.

Câu 97: Cơ chế gây đột biến của chất cônsinxin là:

A. Cản trở sự hình thành thoi vô sắc
B. Ion hoá các nguyên tử
C. Làm rối loạn sự phân li nhiễm sắc thể trong phân bào
D. Làm đứt gãy nhiễm sắc thể

Câu 98: Sinh quyển của chúng ta trải qua quá trình tiến hoá lâu dài, song ở giai đoạn đầu sự diễn thế của nó là:

A. Diễn thế phân hủy và tự dưỡng. B. Diễn thế thứ sinh và dị dưỡng.
C. Diễn thế nguyên sinh và dị dưỡng. D. Diễn thế nguyên sinh và tự dưỡng.

Câu 99: Chiều hướng tiến hoá cơ bản nhất của sinh giới là

A. ngày càng đa dạng. B. ngày càng hoàn thiện.
C. tổ chức ngày càng cao. D. thích nghi ngày càng hợp lý.

Câu 100: Các loại đột biến gen sau:

I. Đột biến giao tử. II. Đột biến tiền phôi III. Đột biến sôma

Loại đột biến không di truyền lại cho đời con là:

A. I B. II C. III và II D. III

Câu 101: Mối quan hệ hội sinh xuất hiện giữa các loài nào dưới đây:

A. Tầm gửi - Cây nhãn. B. Tơ hồng - Cây nhãn.
C. Phong lan – Cây nhãn. D. Cây thân leo – Cây nhãn.

A. I và III B. I và II C. II và III D. I

Câu 102: Theo quan điểm hiện đại, cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là

A. ADN và prôtêin. B. ADN và ARN.
C. ARN và prôtêin. D. axit nuclêic và prôtêin.

Câu 103: Nhóm những cá thể cùng loài, sống trong cùng khu vực và có khả năng giao phối với nhau sinh con cái được gọi là:

A. Ṇội địa lý B. Ṇội sinh thái C. Ṇội sinh học D. Quần thể

Câu 104: Nhận định nào dưới đây là sai về quá tŕnh đột biến và vai trò của đột biến trong tiến hoá?

A. Phần lớn các đột biến tự nhiên là có hại cho cơ thể v́ chúng phá vỡ mối quan hệ hài ḥòa giữa cơ thể và môi trường đã được hình thành qua chọn lọc tự nhiên.
B. Giá trị thích nghi của một đột biến có thể thay đổi tùy tổ hợp gen.
C. Đột biến gen trội được xem là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá tŕnh tiến hóa vì so với đột biến nhiễm sắc thể chúng phổ biến hơn.
D. Đột biến gen phổ biến hơn đột biến nhiễm sắc thể.

Câu 105: Theo quan niệm của Đacuyn, đối tượng của chọn lọc tự nhiên là

A. quần thể. B. quần xã. C. cá thể. D. tế bào.

Câu 106: Cho các loại môi trường sống của sinh vật như sau:

I. Môi trường không khí. II. Môi trường trên cạn. III. Môi trường đất.
IV. Môi trường xã hội. V. Môi trường nước. VI. Môi trường sinh vật.

Các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật là:

A. I, II, IV, VI. B. I, III, V, VI. C. II, III, V, VI. D. II, III, IV, V.

Câu 107: Gấu trắng Bắc Cực đến đầu mùa xuân thường tìm kiếm những con hải cẩu dưới lớp băng đang tan để bắt và ăn thịt. Hiện tượng đó nằm trong mối quan hệ:

A. Hợp tác đơn giản. B. Vật dữ - con mồi.
C. Vật chủ – kí sinh. D. Cạnh tranh.

Câu 108: Giả sử trong một quần thể giao phối ngẫu nhiên, không có đột biến, tần số tương đối của các alen A và a ở thế hệ ban đầu (P) là: A : a = 0,6:0,4. Biết kiểu gen aa bị chết ngay khi hợp tử hình thành. Tần số tương đối của alen a ở thế hệ F1 sẽ là:

A. 5/7 B. 4/7 C. 3/7 D. 2/7

Câu 109: Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh cho phép:

A. Xác định vai trò của các tác nhân gây đột biến.
B. Xác định vai trò của các nhân tố di truyền và môi trường đến sự phát triển cá thể.
C. Xác định bộ nhiễm sắc thể của các trẻ đồng sinh.
D. Xác định vai trò của mẹ đến sự phát triển của trẻ.

Câu 110: Sự phân tầng thẳng đứng trong quần xã là do:

A. Phân bố ngẫu nhiên. B. Sự phân bố các quần thể trong không gian.
C. Trong quần xã có nhiều quần thể. D. Tiết kiệm không gian.

Câu 111: Bệnh Đao có thể được phát hiện sớm bằng phương pháp nào?

A. Phương pháp phả hệ. B. Phương pháp lai phân tích.
C. Phương pháp di truyền tế bào. D. Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh.

Câu 112: Nhóm vi sinh vật biến đổi các chất hữu cơ có cấu trúc phức tạp thành chất vô cơ đơn giản nhất được gọi là:

A. Sinh vật phân huỷ. B. Sinh vật sản xuất.
C. Sinh vật dị dưỡng. D. Sinh vật tiêu thụ.

Câu 113: Trong số các hợp chất hữu cơ dưới đây:

I. Saccarit II. Lipit III. Protein IV. Axit nucleic V. Pôliphôtphat

Những hợp chất hữu cơ nào là cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống?

A. I, II B. I, II, III C. III, IV D. II, III, IV

Câu 114: Dạng vượn người hoá thạch cổ nhất được t́m thấy ở:

A. Kỷ Phấn trắng, đại Trung sinh. B. Kỷ Thứ tư, đại Tân sinh.
C. Kỷ Giura, đại Trung sinh. D. Kỷ Thứ ba, đại Tân sinh.

Câu 115: Quần thể giao phối ban đầu có thành phần kiểu gen: 0,40AA + 0,40 Aa + 0,20 aa. Hãy xác định thành phần kiểu gen của quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền (hay trạng thái cân bằng Hacđi - Vanbec):

A. 0,36 AA + 0,48 Aa + 0,16 aa B. 0,16 AA + 0,48 Aa + 0,36 aa
C. 0,25 AA + 0,50 Aa + 0,25 aa D. 0,30 AA + 0,48 Aa + 0,22 aa

Câu 116: Theo Dacuyn, chọn lọc nhân tạo có vai trò:

A. Là nhân tố quyết định trong quá trình hình thành loài mới.
B. Là nhân tố chính quy định chiều hướng tiến hoá của sinh giới.
C. Là nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi các giống vật nuôi, cây trồng.
D. loại bỏ những cá thể kém thích nghi.

Câu 117: Cho các phát biểu sau:

I. Phát tán đột biến trong quần thể. II. Tạo biến dị tổ hợp.
III. Loại bỏ các đột biến có hại. IV. Luôn tạo ra những tổ hợp gen thích nghi

Phát biểu về ý nghĩa của quá trình giao phối đối với tiến hoá là:

A. I, II B. II, III C. I, II, IV D. I, II, III, IV

Câu 118: Quần thể nào dưới đây đạt trạng thái cân bằng di truyền?

A. 0,30 AA + 0,48 Aa + 0,22 aa B. 0,16 AA + 0,48 Aa + 0,36 aa
C. 0,15 AA + 0,48 Aa + 0,37 aa D. 0,40 AA + 0,40 Aa + 0,20 aa

Câu 119: Mối quan hệ cạnh tranh là nguyên nhân dẫn đến:

A. Một loài bị hại B. Sự suy giảm đa dạng sinh học
C. Sự tiến hoá của sinh vật D. Mất cân bằng sinh học trong quần xã .

Câu 120: Cho phả hệ về sự di truyền một bệnh ở người do 1 trong 2 alen của 1 gen quy định:

Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ thứ II sinh con trai mang gen bệnh là bao nhiêu?

A. 1/18 B. 4/9 C. 1/8 D. 5/18

Đánh giá bài viết
1 276
Sắp xếp theo

Môn Sinh khối B

Xem thêm