Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học trường THPT Trần Hưng Đạo, thành phố Hồ Chí Minh (Lần 4)

Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Sinh học

Mời các bạn tham khảo: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học trường THPT Trần Hưng Đạo, thành phố Hồ Chí Minh (Lần 4). Qua việc tham khảo đề thi các bạn sẽ được làm quen với cấu trúc đề, rèn thêm khả năng làm bài tập Sinh học của mình, từ đó giúp ích cho các bạn trong quá trình luyện thi THPT. Chúc các bạn thành công!

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học Sở GD&ĐT thành phố Hồ Chí Minh

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học trường THPT Trần Hưng Đạo, thành phố Hồ Chí Minh (Lần 3)

SỞ GD & ĐT TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA ĐỢT 4
MÔN SINH HỌC – KHỐI A+A1+B
Ngày thi: 14/03/2017
Thời gian làm bài: 50 phút;
(40 câu trắc nghiệm)

Mã đề thi 430

Câu 81: Cho các nhân tố sau, các nhân tố có thể làm nghèo vốn gen của quần thể là:

(1) Biến động di truyền. (2) Đột biến.
(3) Giao phối không ngẫu nhiên. (4) Giao phối ngẫu nhiên.

A. (1), (4). B. (2), (4). C. (1), (2). D. (1), (3).

Câu 82: Bằng chứng nào sau đây được xem là bằng chứng tiến hóa trực tiếp.

A. Di tích của thực vật sống ở các thời đại trước đã được tìm thấy trong các lớp than đá ở Quảng Ninh.
B. Chi trước của mèo và cánh của dơi có các xương phân bố theo thứ tự tương tự nhau.
C. Các axit amin trong chuỗi β-hemôglôbin của người và tinh tinh giống nhau.
D. Tất cả sinh vật từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào.

Câu 83: Muốn tạo ra giống mới có ưu thế lai cao thì

A. Gây đột biến các giống cũ, sau đó chọn lọc để tạo ra giống mới
B. Cho lai giữa hai cá thể có kiểu gen thuần chủng và khác nhau về tất cả các cặp gen
C. Cho lai giữa hai cá thể thuộc hai giống có năng suất cao
D. Cho lai hai cá thể có kiểu gen giống nhau và thuần chủng về tất cả các cặp gen

Câu 84: Tiêu chuẩn hay nhóm tiêu chuẩn nào được dùng thông dụng để phân biệt hai loài vi khuẩn có quan hệ thân thuộc.

A. Tiêu chuẩn cách li sinh sản
B. Tiêu chuẩn hình thái và hoá sinh.
C. Tiêu chuẩn hoá sinh.
D. Tiêu chuẩn hình thái.

Câu 85: Dạng cách li nào là điều kiện cần thiết để các nhóm cá thể đã phân hoá tích luỹ các đột biến mới theo các hướng khác nhau dẫn đến sai khác ngày càng lớn trong kiểu gen.

A. Cách li sinh thái. B. Cách li địa lí. C. Cách li tập tính. D. Cách li cơ học.

Câu 86: Điều nào không đúng với suy luận của Đacuyn.

A. Phần nhiều biến dị cá thể được di truyền lại cho thế hệ sau.
B. Tất cả các loài sinh vật có xu hướng sinh con với số lượng nhiều hơn nhiều so với số con có thể sống sót tới tuổi sinh sản.
C. Quần thể sinh vật có xu hướng duy trì kích thước không đổi ngoại trừ khi có biến đổi bất thường về môi trường.
D. Quần thể sinh vật có xu hướng luôn thay đổi kích thước trước biến đổi bất thường của môi trường

Câu 87: Theo thuyết tiến hoá hiện đại, đơn vị tiến hoá cơ sở ở những loài giao phối là.

A. Quần thể B. Cá thể
C. Nòi địa lí và nòi sinh thái D. Loài

Câu 88: Vì sao chỉ một lượng nhỏ các thể sinh ra được sống sót qua mỗi thế hệ.

A. Do những tai biến xảy ra trong môi trường sống
B. Do các cá thể luôn phải đấu tranh sinh tồn với nhau
C. Do tác động bất lợi của các nhân tố vô sinh của môi trường
D. Do tác động bất lợi của các nhân tố hữu sinh của môi trường

Câu 89: Không giao phối được do không tương hợp về cơ quan giao cấu thuộc dạng cách li nào.

A. Cách li nơi ở B. Cách li tập tính C. Cách li sinh thái. D. Cách li cơ học

Câu 90: Có một đột biến lặn trên NST thường làm cho mỏ dưới của gà dài hơn mỏ trên. Những con gà như vậy mổ được ít thức ăn nên yếu ớt. Những chủ chăn nuôi thường phải liên tục loại bỏ chúng khỏi đàn. Khi cho giao phối ngẫu nhiên 100 cặp gà bố mẹ mỏ bình thường, thu được 1500 gà con, trong đó có 15 gà biểu hiện đột biến trên. Giả sử không có đột biến mới xảy ra, hãy cho biết có bao nhiêu gà bố mẹ di hợp tử về đột biến trên.

A. 15. B. 40. C. 27. D. 2.

Câu 91: Theo quan niệm tiến hoá hiện đại, phát biểu nào sau đây không đúng.

A. Di - nhập gen có thể làm thay đổi vốn gen của quần thể.
B. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm biến đổi đột ngột tần số alen của quần thể.
C. Giao phối không ngẫu nhiên là nhân tố định hướng quá trình tiến hoá.
D. Quá trình tiến hoá nhỏ diễn ra dưới tác động của các nhân tố tiến hoá.

Câu 92: Quần thể ban đấu có cấu trúc di truyền là 0,2 AA : 0,5 Aa : 0,3 aa. Sau 3 thế hệ tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu gen đồng hợp lặn trong quần thể là:

A. 48,75% B. 52,75% C. 51,875% D. 53,125%

Câu 93: Hình thành loài mới bằng con đường sinh thai là phương thức thường thấy ở những nhóm sinh vật

A. Động vật di động xa B. Thực vật
C. Động vật ít di động xa D. Thực vật và động vật ít di chuyển

Câu 94: Cho các bệnh, tật và hội chứng di truyền sau đây ở người. Bệnh, tật và hội chứng di truyền có thể gặp ở cả nam và nữ là:

(1) Bệnh phêninkêto niệu.
(2) Bệnh ung thư máu.
(3) Tật có túm lông ở vành tai.
(4) Hội chứng Đao.
(5) Hội chứng Tơcnơ.
(6) Bệnh máu khó đông.

A. (2), (3), (4), (6). B. (1), (2), (4), (6). C. (1), (2), (5). D. (3), (4), (5), (6).

Câu 95: Ngày nay, giá thành của insulin nhân tạo đã giảm xuống, nguyên nhân là do

A. Đã tạo được giống vi sinh vật chuyển gen, tạo ra lượng lớn insulin trên quy mô công nghiệp.
B. Đã chuyển được gen tổng hợp insulin vào trong cơ thể người bệnh tiểu đường.
C. Số lượng người bị bệnh tiểu đường ít đi.
D. Đã tạo được giống bò chuyển gen, tạo ra lượng lớn insulin trong sữa.

Câu 96: Một số đặc điểm không được xem là bằng chứng về nguồn gốc động vật của loài người:

A. Sự giống nhau trong phát triển phôi của người và phôi của động vật có xương sống.
B. Các cơ quan thoái hoá (ruột thừa, nếp thịt nhỏ ở khoé mắt).
C. Sự giống nhau về thể thức cấu tạo bộ xương của người và động vật có xương sống.
D. Chữ viết và tư duy trừu tượng.

Câu 97: Cấu trúc di truyền của quần thể có thể bị biến đổi do những nhân tố chủ yếu là

A. đột biến, di - nhập gen, chọn lọc tự nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên, giao phối không ngẫu nhiên.
B. đột biến, di - nhập gen, chọn lọc tự nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên
C. chọn lọc tự nhiên, môi trường, các cơ chế cách li.
D. đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên.

Câu 98: Theo quan niệm hiện đại về quá trình phát sinh sự sống trên Quả Đất, mầm mống những cơ thể sống đầu tiên được hình thành ở

A. Trong lòng đất. B. Trong nước đại dương.
C. Trong không khí. D. Trên mặt đất.

Câu 99: Trong lịch sử phát triển của sinh giới trên Trái Đất, bò sát cổ ngự trị ở

A. kỉ Jura. B. kỉ Pecmi. C. kỉ Cambri. D. kỉ Đêvôn.

Câu 100: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng.

A. Mọi biến dị trong quần thể đều là nguyên liệu của quá trình tiến hóa.
B. Các quần thể sinh vật chỉ chịu tác động của chọn lọc tự nhiên khi điều kiện sống thay đổi.
C. Khi các quần thể khác nhau cùng sống trong một khu vực địa lí, các cá thể của chúng giao phối với nhau sinh con lai bất thụ thì có thể xem đây là dấu hiệu của cách li sinh sản.
D. Những quần thể cùng loài sống cách li với nhau về mặt địa lí mặc dù không có tác động của các nhân tố tiến hóa vẫn có thể dẫn đến hình thành loài mới.

Câu 101: Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể là trạng thái mà trong đó

A. Tần số các alen và tần số các kiểu gen được duy trì ổn định qua các thế hệ.
B. Số lượng cá thể được duy trì ổn định qua các thế hệ.
C. Tỉ lệ cá thể đực và cái được duy trì ổn định qua các thế hệ.
D. Tần số các alen và tần số các kiểu gen biến đổi qua các thế hệ.

Câu 102: Trong chọn giống, việc gây đột biến nhân tạo nhằm mục đích gì.

A. Tạo ra kiểu hình tốt, phù hợp với mục đích chọn lọc.
B. Tạo ra dòng thuần về một tính trạng mong muốn nào đó.
C. Chuyển gen mong muốn từ loài này sang loài khác
D. Tạo ra nguồn biến dị di truyền để cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc.

Câu 103: Người ta dùng kĩ thuật chuyển gen để chuyển gen kháng thuốc kháng sinh tetraxiclin vào vi khuẩn E.coli không mang gen kháng thuốc kháng sinh. Để xác định đúng dòng vi khuẩn mang ADN tái tổ hợp mong muốn, người ta đem nuôi các dòng vi khuẩn này trong một môi trường có nồng độ tetraxiclin thích hợp. Dòng vi khuẩn mang ADN tái tổ hợp mong muốn sẽ

A. Sinh trưởng và phát triển bình thường.
B. Sinh trưởng và phát triển bình thường khi thêm vào môi trường một loại thuốc kháng sinh khác.
C. Tồn tại một thời gian nhưng không sinh trưởng và phát triển.
D. Bị tiêu diệt hoàn toàn.

Câu 104: Cho các biện pháp sau, biện pháp được sử dụng để tạo ra dòng thuần chủng là

(1) Dung hợp tế bào trần
(2) Cấy truyền phôi
(3) Nhân bản vô tính.
(4) Nuôi cấy hạt phấn sau đó lưỡng bội hoá
(5) Tự thụ phấn liên tục từ 5 đến 7 đời.

A. (1), (2), (3), (4), (5) B. (3), (4), (5) C. (4), (5) D. (2), (3), (4)

Câu 105: Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, sự kiện nào sau đây diễn ra trong giai đoạn tiến hoá hoá học.

(1) Các axit amin liên kết với nhau tạo nên các chuỗi pôlipeptit đơn giản.
(2) Các nuclêôtit liên kết với nhau tạo nên các phân tử axit nuclêic.
(3) Hình thành nên các tế bào sơ khai (tế bào nguyên thuỷ).
(4) Từ các chất vô cơ hình thành nên các chất hữu cơ đơn giản.

A. (2) (3) (4) B. (1) (2) (4) C. (1) (2) D. (2) (3)

Câu 106: Một quần thể có cấu trúc như sau P: 17,34%AA : 59,32%Aa : 23,34%aa. Trong quần thể trên, sau khi xảy ra 3 thế hệ giao phối ngẫu nhiên thì kết quả nào sau đây không xuất hiện ở F3.

A. Tỉ lệ kiểu gen 22,09%AA : 49,82%Aa : 28,09%aa.
B. Tần số tương đối của A/a = 0,47/0,53.
C. Tần số alen A giảm và tần số alen a tăng lên so với P.
D. Tỉ lệ thể dị hợp giảm và tỉ lệ thể đồng hợp tăng so với dời P.

Câu 107: Khi nói về xét nghiệm trước sinh ở người, phát biểu nào sau đây không đúng.

A. Xét nghiệm trước sinh đặc biệt hữu ích đối với một số bệnh di truyền phân tử làm rối loạn quá trình chuyển hoá trong cơ thể.
B. Xét nghiệm trước sinh là những xét nghiệm để biết xem thai nhi có bị bệnh di truyền nào đó hay không.
C. Xét nghiệm trước sinh được thực hiện bằng hai kĩ thuật phổ biến là chọc dò dịch ối và sinh thiết tua nhau thai.
D. Xét nghiệm trước sinh nhằm mục đích chủ yếu là xác định tình trạng sức khoẻ của người mẹ trước khi sinh con.

Câu 108: Quy trình chuyển gen sản sinh prôtêin của sữa người vào cừu tạo ra cừu chuyển gen gồm các bước. Thứ tự các bước tiến hành

(1) Tạo vectơ chứa gen người và chuyển vào tế bào xôma của cừu
(2) Chọn lọc và nhân dòng tế bào chuyển gen
(3) Nuôi cấy tế bào xôma của cừu trong môi trường nhân tạo
(4) Lấy nhân tế bào chuyển gen rồi cho vào trứng đã bị mất nhân tạo ra tế bào chuyển nhân
(5) Chuyển phôi được phát triển từ tế bào chuyển nhân vào tử cung của cừu để phôi phát triển thành cơ thể

A. (2), (1), (3), (4), (5). B. (1),( 2), (3), (4), (5)
C. (1), (3), (2), (4), (5). D. (3), (2), (1), (4), (5)

Câu 109: Ở một loài thực vật, kiểu gen AA qui định hoa đỏ, Aa qui định hoa hồng, aa qui định hoa trắng. Xét các quần thể có cấu trúc di truyền sau đây.Trong 6 quần thể trên có bao nhiêu quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền.

(1) 100% cây hoa đỏ.
(2) 100% cây hoa hồng.
(3) 100% cây hoa trắng.
(4) 50% cây hoa đỏ: 50% cây hoa trắng.
(5) 75% cây hoa đỏ: 25% cây hoa trắng.
(6) 16% cây hoa đỏ: 48% cây hoa hồng : 36% cây hoa trắng.

A. 1 quần thể. B. 3 quần thể. C. 2 quần thể. D. 4 quần thể

Câu 110: Khi nói về bằng chứng tiến hoá, phát biểu nào sau đây không đúng.

A. Cơ quan thoái hoá ở người là cơ quan tương đồng.
B. Tất cả các vi khuẩn và động, thực vật đều được cấu tạo từ tế bào.
C. Những loài có quan hệ họ hàng càng gần thì trình tự các axit amin hay trình tự các nuclêôtit càng có xu hướng khác nhau và ngược lại.
D. Những cơ quan thực hiện các chức năng giống hoặc khác nhau được bắt nguồn từ một nguồn gốc gọi là cơ quan tương đồng.

Câu 111: Cho các thành tựu sau, những thành tựu đạt được do ứng dụng kĩ thuật chuyển gen là.

(1) Tạo chủng Vi khuẩn Ecoli sản xuất insulin của người.
(2) Tạo giống dâu tằm tam bội có năng suất cao hơn so với dạng lưỡng bội bình thường.
(3) Tạo ra giống bông và giống đậu tương mang gen kháng thuốc diệt cỏ của cây thuốc lá cảnh Petunia.
(4) Tạo ra giống dưa hấu tam bội không có hạt, hàm lượng đường cao.

A. (1),(3). B. (3),(4). C. (1),(4). D. (1),(2).

Câu 112: Hiện nay, tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào. Đây là một trong những bằng chứng chứng tỏ

A. Quá trình tiến hoá đồng quy của sinh giới (tiến hoá hội tụ).
B. Sự tiến hoá không ngừng của sinh giới.
C. Vai trò của các yếu tố ngẫu nhiên đối với quá trình tiến hoá.
D. Nguồn gốc thống nhất của các loài.

Câu 113: Ở người, khả năng nhận biết mùi vị của chất hóa học phenyltiocarbamide do alen trội A nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định, không có khả năng này là do alen a quy định. Trong một quần thể người được xem là cân bằng di truyền, có tới 91% dân số có khả năng nhận biết mùi vị của chất hóa học phenyltiocarbamide, số còn lại thì không. Trong quần thể nêu trên, một người đàn ông có khả năng nhận biết được mùi vị chất phenyltiocarbamide lấy người vợ không có quan hệ họ hàng với anh ta và cũng có khả năng nhận biết chất hóa học trên. Tính theo lí thuyết, xác suất cặp vợ chồng này sinh con trai đầu lòng không có khả năng nhận biết chất phenyltiocarbamide là bao nhiêu.

A. 5,25% B. 2, 21%. C. 2,66%. D. 5,77%.

Câu 114: Ở người bệnh bạch tạng do gen lặn trên NST thường gây nên. Bệnh mù màu do gen lặn nằm ở vùng không tương đồng trên X gây nên. Một người đàn ông bình thường, có ông ngoại và chú ruột bị bạch tạng, kết hôn với một người phụ nữ bình thường, có bà ngoại bị cả 2 bệnh bạch tạng và máu khó đông và cô ruột bị bạch tạng. Những người khác trong gia không biểu hiện bệnh. Biết rằng không xảy ra đột biến mới ở tất cả những người trong các gia đình trên. Dựa vào các thông tin trên, hãy cho biết trong các kết luận sau có bao nhiêu kết luận đúng?

(1) Xác suất cặp vợ chồng này sinh ra người con mắc cả hai bệnh này là 11,25%.
(2) Tất cả các con gái của cặp vợ chồng này sinh ra đều không bị mù màu.
(3) Xác suất cặp vợ chồng này sinh ra người con mắc một trong hai bệnh là 19,25%.
(4) Xác suất cặp vợ chồng này sinh đứa con thứ 2 là con trai không mắc cả hai bệnh này là 34,125%.
(5) Ông bà nội của người đàn ông cho ở đề bài mang gen quy định bệnh bạch tang.

A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.

Câu 115: Theo quan niệm hiện đại về quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, ở giai đoạn tiến hoá hoá học không có sự tham gia của nguồn năng lượng nào sau đây.

A. Năng lượng từ bức xạ mặt trời.
B. Năng lượng từ sự phóng điện trong tự nhiên.
C. Năng lượng từ hoạt động của núi lửa.
D. Năng lượng giải phóng từ quá trình phân giải các chất hữu cơ trong tế bào.

Câu 116: Cho các công đoạn sau. Trong các công đoạn trên, có mấy công đoạn được tiến hành trong quy trình nhân bản cừu Đôly.

(1) Nuôi cấy trên môi trường nhân tạo cho trứng phát triển thành phôi.
(2) Phối hợp hai phôi thành một thể khảm.
(3) Tách tế bào trứng của cừu cho trứng, sau đó loại bỏ nhân của tế bào trứng này.
(4) Chuyển phôi vào tử cung của một cừu mẹ để cho phôi phát triển.
(5) Làm biến đổi các thành phần trong tế bào của phôi theo hướng có lợi cho con người.
(6) Chuyển nhân của tế bào tuyến vú vào tế bào trướng đã loại bỏ nhân.

A. 2. B. 5. C. 4. D. 3.

Câu 117: Theo quan niệm hiện đại về quá trình phát sinh loài người, phát biểu nào sau đây là không đúng.

A. Trong lớp Thú thì người có nhiều đặc điểm giống với vượn người (cấu tạo bộ xương, phát triển phôi,..)
B. Người và vượn người ngày nay có nguồn gốc khác nhau nhưng tiến hoá theo cùng một hướng.
C. Người có nhiều đặc điểm khác với vượn người (cấu tạo cột sống, xương chậu, tư thế đứng, não bộ,..)
D. Người có nhiều đặc điểm giống với động vật có xương sống và đặc biệt giống lớp thú (thể thức cấu tạo cơ thể, sự phân hoá của răng, ...).

Câu 118: Các ví dụ nào sau đây thuộc cơ chế cách li sau hợp tử.

(1) Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
(2) Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được cho cây thuộc loài khác.
(3) Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển.
(4) Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau.

A. (1), (3). B. (2), (4). C. (2), (3). D. (1), (4).

Câu 119: Năm 1928, Kapetrenco đã tiến hành lai cây cải bắp (loài Brassica 2n = 18) với cây cải củ (loài Raphanus 2n = 18) tạo ra cây lai khác loài, hầu hết các cây lai này đều bất thụ, một số cây lai ngẫu nhiên bị đột biến số lượng nhiễm sắc thể làm tăng gấp đôi bộ nhiễm sắc thể tạo thành các thể song nhị bội. Trong các đặc điểm sau, có bao nhiêu đặc điểm đúng với các thể song nhị bội này.

(1) Mang vật chất di truyền của hai loài ban đầu.
(2) Trong tế bào sinh dưỡng, các nhiễm sắc thể tồn tại thành từng nhóm, mỗi nhóm gồm 4 nhiễm sắc thể tương đồng.
(3) Có khả năng sinh sản hữu tính.
(4) Có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen.

A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.

Câu 120: Cơ quan tương đồng (cơ quan cùng nguồn) là

A. Những cơ quan nằm ở vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau
B. Những cơ quan nằm ở vị trí tương ứng trên cơ thể, có nguồn gốc khác nhau trong quá trình phát triển phôi cho nên có kiểu cấu tạo giống nhau
C. Những cơ quan nằm ở vị trí khác nhau trên cơ thể, có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi
D. Những cơ quan được bắt nguồn từ một cơ quan ở cùng loài tổ tiên mặc dù hiện tại các cơ quan này có thể thực hiện các chức năng khác nhau

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Sinh khối B

    Xem thêm