Đề thi thử viên chức THCS - THPT 2019

Đề thi thử viên chức giáo dục thành phố Hà Nội là mẫu đề thi viên chức giáo viên THCS và THPT mới nhất được biên soạn sát với nội dung ôn thi công chức viên chức năm 2019.

ĐỀ THI THỬ VIÊN CHỨC GIÁO DỤC CỦA HÀ NỘI NĂM 2019

(Đề số 3. Thời gian thi: 60 phút)

Họ và tên:……………......................................................................................……..………

SĐT:……………………….………....Email:……........................................................………

Vị trí thi: Giáo viên trung học (THCS & THPT)

Câu hỏi 1: Hoạt động nghề nghiệp của viên chức

A. Hoạt động nghề nghiệp của viên chức là việc thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ có yêu cầu về trình độ, năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của luật này

B. Hoạt động nghề nghiệp của viên chức là việc thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ có yêu cầu về trình độ, năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan

C. Hoạt động nghề nghiệp của viên chức là việc thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao có yêu cầu về trình độ, năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan

D. Hoạt động nghề nghiệp của viên chức là việc thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ có yêu cầu trình độ, năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập

Câu hỏi 2: Hoạt động nghề nghiệp của viên chức gồm mấy nguyên tắc

A. Một nguyên tắc

B. Hai nguyên tắc

C. Ba nguyên tắc

D. Bốn nguyên tắc

Câu hỏi 3: Nguyên tắc trong hoạt động nghề nghiệp của viên chức

A. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam và sự thống nhất quản lý của nhà nước. Bảo đảm quyền chủ động và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập

B. Tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật trong quá trình thực hiện hoạt động nghề nghiệp. Tận tụy phục vụ nhân dân

C. Thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu hỏi 4. Trong luật viên chức quy định:Những việc viên chức không được làm gồm bao nhiêu việc ?

A. Không lợi dụng nghề nghiệp để tuyên truyền chống lại chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc gây phương hại đối với thuần phong, mỹ tục, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân và xã hội

B. Không xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp

C. Những việc khác viên chức không được làm theo quy định của Luật phòng chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các quy định khác của luật pháp có liên quan

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.

Câu hỏi 5. Việc tuyển dụng viên chức phải căn cứ vào nhu cầu gì?

A.Nhu cầu công việc

B. Vị trí chức vụ đảm nhiệm

C. Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp ngoài công lập

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.

Câu hỏi 6: Nguyên tắc tuyển dụng gồm mấy nguyên tắc?

A.5

B.6

C.4

D.8

Câu hỏi 7. Viên chức không phải thực hiện chế độ tập sự nếu đã có thời gian làm từ bao lâu?

A.12 tháng trở lên

B. 36 tháng trở lên

C. Khoảng 12 tháng

D. Khoảng 36 tháng

Câu hỏi 8: Viên chức có mấy năm liên tiếp bị phân loại đánh giá ở mức không hoàn thành nhiệm vụ thì bị đơn phương chấm dứt hợp đồng.

A. 1 năm

B. 2 năm

C. 3 năm

D. 4 năm

Câu hỏi 9: Không biệt phái viên chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới bao nhiêu tháng tuổi?

A. 12 tháng

B. 18 tháng

C. 24 tháng

D. 36 tháng

Câu hỏi 10: Ai là người quết định việc biệt phái viên chức ?

A. Người đứng đầu đơn vị công lập.

B. Cơ quan có thẩm quyền quản lí đơn vị sự nghiệp công lập.

C. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc Cơ quan có thẩm quyền quản lí đơn vị sự nghiệp công lập

D. Cả A & B đều sai.

Câu hỏi 11: Bổ nhiệm viên chức quản lý có bao nhiêu khoản:

A. 4 khoản

B. 5 khoản

C. 7 khoản

D. 6 khoản

Câu hỏi 12. Thông báo kết quả đánh giá, phân loại viên chức quy định.

A. Nội dung đánh giá viên chức phải được thông báo cho viên chức

B. Kết quả phân loại viên chức được công khai trong đơn vị sự nghiệp công lập

C. Nếu không nhất trí với kết quả đánh giá và phân loại thì viên chức được quyền khiếu nại lên cấp có thẩm quyền

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu hỏi 13. Đơn vị nào có trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng viên chức?

A. Đơn vị ngoài công lập

B. Đơn vị sự nghiệp công lập

C. Đơn vị công lập

D. Đơn vị sự nghiệp ngoài công lập

Câu hỏi 14: Việc bổ nhiệm viên chức quản lý phải căn cứ vào đâu?

A. Việc bổ nhiệm viên chức quản lý phải căn cứ vào nhu cầu của đơn vị sự nghiệp công lập, tiêu chuẩn, điều kiện của chức vụ quản lý và theo đúng thẩm quyền

B. Việc bổ nhiệm viên chức quản lý phải căn cứ vào nhu cầu của đơn vị sự nghiệp công lập, điều kiện của chức vụ quản lý và theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục

C. Việc bổ nhiệm viên chức quản lý phải căn cứ vào nhu cầu của đơn vị sự nghiệp công lập, tiêu chuẩn, điều kiện và theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục

D. Việc bổ nhiệm viên chức quản lý phải căn cứ vào nhu cầu của đơn vị sự nghiệp công lập, tiêu chuẩn, điều kiện của chức vụ quản lý và theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục

Câu 15. Luật Viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15/11/2010 được Quốc hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt nam, khoá XII, kỳ họp thứ 8 thông qua, chương II, gồm bao nhiêu mục:

A. 4

B. 3

C. 2

D. 5

Câu 16. Luật Viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15/11/2010 được Quốc hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt nam, khoá XII, kỳ họp thứ 8 thông qua, chương III, gồm bao nhiêu mục:

A. 4

B. 7

C. 8

D. 6

Câu 17. Luật Viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15/11/2010 được Quốc hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt nam, khoá XII, kỳ họp thứ 8 thông qua, chương II, mục 1 gồm bao nhiêu điều:

A. 3

B. 5

C. 4

D. 2.

Câu 18. Luật Viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15/11/2010 được Quốc hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt nam, khoá XII, kỳ họp thứ 8 thông qua, "Quản lý Viên chức" thể hiện ở chương mấy:

A.IV

B.II

C.VI

D.V

Câu 19. Luật Viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15/11/2010 được Quốc hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt nam, khoá XII, kỳ họp thứ 8 thông qua, "Khen thưởng và xử lý vi phạm" thể hiện ở chương mấy:

A. VI

B. II

C. III

D. V

Câu 20.Các nguyên tắc trong hoạt động nghề nghiệp của viên chức thể hiện điều 5 Luật viên chức 2010, gồm mấy khoản:

A.5

B.4

C.6

D.7

Câu 21. Kết quả thi vòng 1 được xác định theo số câu trả lời đúng cho từng phần thi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, nếu trả lời đúng từ …………. cho từng phần thi thì người dự tuyển được thi tiếp vòng 2 theo quy định tại khoản 2 Điều này.

A. 40% số câu hỏi trở lên

B. 50% số câu hỏi trở lên

C. 60% số câu hỏi trở lên

D. 70% số câu hỏi trở lên

Câu 22. Chậm nhất là ……làm việc sau ngày kết thúc việc chấm thi vòng 1 phải công bố kết quả điểm thi để thí sinh dự thi biết và thông báo việc nhận đơn phúc khảo trong thời hạn …..kể từ ngày thông báo kết quả điểm thi trên cổng thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức

A. 05 ngày/5 ngày

B. 05 ngày/10 ngày

C. 10 ngày/5 ngày

D. 05 ngày/15 ngày

Câu 23. Trường hợp có đơn phúc khảo thì chậm nhất là …….sau ngày hết thời hạn nhận đơn phúc khảo phải hoàn thành việc chấm phúc khảo và công bố kết quả chấm phúc khảo để thí sinh dự thi được biết.

A. 5 ngày

B. 10 ngày

C. 15 ngày

D. 20 ngày

Câu 24. Chuẩn mực xử sự của cán bộ, công chức, viên chức trong quan hệ xã hội

A. Là các quy định về những việc phải làm hoặc không được làm của cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia các hoạt động xã hội và cộng đồng bảo đảm sự gương mẫu, xây dựng nếp sống văn minh sống và làm việc theo quy định của cơ quan.

B. Là các quy định về những việc phải làm hoặc không được làm của cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia các hoạt động xã hội và cộng đồng bảo đảm sự gương mẫu, xây dựng nếp sống văn minh sống và làm việc theo quy định của pháp luật

C. Là các nội dung về những việc phải làm hoặc không được làm của cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia các hoạt động xã hội và cộng đồng bảo đảm sự gương mẫu, xây dựng nếp sống văn minh sống và làm việc theo quy định của pháp luật.

D. Là các quy định về những việc phải làm của cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia các hoạt động xã hội và cộng đồng bảo đảm sự gương mẫu, xây dựng nếp sống văn minh sống và làm việc theo quy định của pháp luật.

Câu 25. Vụ lợi là gì?

A. Là lợi ích vật chất mà người có chức vụ, quyền hạn đạt được hoặc có thể đạt được thông qua hành vi tham nhũng

B. Là lợi ích tinh thần mà người có chức vụ, quyền hạn đạt được hoặc có thể đạt được thông qua hành vi tham nhũng

C. Là lợi ích vật chất, tinh thần mà người có thẩm quyền đạt được hoặc có thể đạt được thông qua hành vi tham nhũng

D. Là lợi ích vật chất, tinh thần mà người có chức vụ, quyền hạn đạt được hoặc có thể đạt được thông qua hành vi tham nhũng

Câu hỏi 26: Viên chức bị kỉ luật từ khiển trách đến cách chức thì không thực hiện việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm trong thời hạn bao nhiêu kể từ ngày quyết định kỉ luật có hiệu lực?

A. 3 tháng

B. 6 tháng

C. 24 tháng

D. 12 tháng

Câu hỏi 27: Viên chức đang trong thời hạn xử lí kỉ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử thì không được

A. Bổ nhiệm, Biệt phái

B. Đào tạo, bồi dưỡng

C. Giải quyết nghỉ hưu hoặc thôi việc

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu hỏi 28: Việc Chuyển đổi giữa viên chức và cán bộ, công chức được thực hiện theo mấy nội dụng?

A.6

B.4

C.5

D.3

Câu hỏi 29: Cơ quan nào quy định việc Chuyển đổi giữa viên chức và cán bộ, công chức?

A. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập

B. Nhà nước

C. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ

D. Chính phủ

Câu hỏi 30: Viên chức được tuyển dụng trước ngày 1/7/2003 có các quyền, nghĩa vụ được quy định như thế nào?

A. Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn theo quy định của luật Viên chức

B. Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn theo quy định của luật Viên chức.

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Câu hỏi 31: Luật viên chức có hiệu lực thi hành từ ngày?

A.1/1/2010

B. 1/1/2011

C. 1/1/2013

D. 1/1/2012

Câu hỏi 32.Theo điều 43, Luật Giáo dục 2005: “Sinh viên học hết chương trình Cao đẳng thì được............cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng”.

A. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

B. Thủ tướng Chính phủ

C. Nhà nước

D. Hiệu trưởng trường cao đẳng hoặc đại học

Câu hỏi 33. Theo điều 43, Luật Giáo dục: Sinh viên học hết chương trình đại học, có đủ điều kiện thì được:

A. Dự thi

B. Bảo vê đồ án

C. Bảo vệ khóa luận tốt nghiệp.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu hỏi 34. Theo điều 43, Luật Giáo dục 2005: “Sinh viên học hết chương trình đại học thì được...........cấp bằng tốt nghiệp đại học”điền vào chỗ trống?

A. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

B. Thủ tướng Chính phủ

C. Nhà nước

D. Hiệu trưởng trường đại học

Câu hỏi 35. Theo điều 43, Luật Giáo dục 2005: Bằng tốt nghiệp đại học của ngành kĩ thuật được gọi bằng:

A. Kĩ sư

B. Kiến trúc sư

C. Cử nhân

D. Kỹ thuật viên

Câu hỏi 36. Cơ sở giáo dục phổ thông bao gồm những bậc học, cấp học nào?

A. Tiểu học, THCS, THPT

B. Tiểu học, THCS, THPT, trung tâm KTTH, hướng nghiệp

C. Tiểu học, THCS, THPT, trường phổ thông có nhiều cấp học

D. Tiểu học, THCS, THPT, trường PT có nhiều cấp học, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp.

Câu hỏi 37. Học sinh học hết chương trình THCS có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng bộ GD-ĐT thì được ai cấp giấy chứng nhận?

A. Hiệu trưởng THCS cấp giấy CN TNTHCS

B. Hiệu trưởng cấp bằng TNTHCS

C. Trưởng phòng GDĐT cấp bằng TNTHCS

D. Trưởng phòng GDĐT cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp THCS và Giám đốc Sở GD cấp bằng TNTHCS

Câu hỏi 38. Nguyên lý giáo dục là:

A. Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận với thực tiễn, nhà trường kết hợp với gia đình và xã hội

B. Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội

C. Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội

Câu hỏi 39. Đào tạo trình độ đại học giúp sinh viên nắm vững kiến thức chuyên môn và
………?

A. Kỹ năng thực hành cơ bản

B. Trình độ cao về lý thuyết và thực hành

C. Trình độ cao về thực hành

D. Kỹ năng thực hành thành thạo

Câu hỏi 40. Mô hình tổ chức cụ thể của các loại trường Đại học do ai quy định ?

A. Chính phủ

B. Bộ trưởng Bộ giáo dục - đào tạo

B. Thủ tướng Chính phủ

D. Hiệu trưởng trường Đại học, Cao đẳng

Câu hỏi 41. Các cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân gồm những cơ sở nào ?

A. Cơ sở được cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục có thẩm quyền cho phép

B. Trường Đại học

C. Trường THPT

D. Trường giáo dục chuyên nghiệp

Câu hỏi 42. Thực hiện công tác xóa mù chữ và giáo dục tiếp sau khi biết chữ, thực hiện chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, chuyển giao công nghệ là nhiệm vụ của đơn vị nào?

A. Trung tâm Giáo dục thường xuyên

B. Trường Giáo dục chuyên nghiệp

C. Trung tâm học tập cộng đồng

D. Trường THPT

Câu hỏi 43. Hội đồng tư vấn trong nhà trường do ai thành lập ?

A. Công đoàn thành lập

B. Hiệu trưởng thành lập

C. Hội cha mẹ học sinh thành lập

D. Điều lệ nhà trường quy định

Câu hỏi 44. Trường nào có quyền sử dụng nguồn thu từ hoạt động kinh tế để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường mở rộng sản xuất, kinh doanh và chi cho các hoạt động theo quy định của pháp luật ?

A. Cao Đẳng, Đại học, trung cấp

B. Giáo dục mầm non

C. THPT

D. Trường chuyên biệt

Câu hỏi 45. Chương trình giáo dục cho Trường giáo dưỡng do cơ quan nào quy định?

A. Bộ trưởng Bộ công an quy định

B. Bộ trưởng Bộ giáo dục – đào tạo quy định

C. Bộ trưởng Bộ lao động – TB &XH quy định

D. Cả 3 Bộ trưởng các bộ trên phối hợp quy định

Câu hỏi 46. Chương trình giáo dục, quy chế tổ chức các trường chuyên, trường năng khiếu do cơ quan nào ban hành?

A. Bộ trưởng Bộ giáo dục ban hành

B. Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có liên quan ban hành

C. Bộ trưởng Bộ giáo dục và Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ có liên quan ban hành

D. Cả 3 đúng

Câu hỏi 47: Chìa khóa để đổi mới cơ chế quản lý giáo dục là:

A. Tăng quyền cho các cấp quản lý.

B. Tăng quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công;

C. Tăng quyền cho nhà giáo.

D. Tăng quyền cho cán bộ quản lý.

Câu hỏi 48. Đối tượng nào được ưu tiên xét cấp học bổng?

A. Sinh viên, học sinh sư phạm, người theo học các khóa đào tạo nghiệp vụ sư phạm

B. Đối tượng hưởng chính sách xã hội.

C. Người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn

D. Người mồ côi không nơi nương tựa.

Câu hỏi 49. Đối tượng nào được miễn, giảm học phí?

A.Người tàn tật, người khuyết tật có khó khăn về kinh tế, người có hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn vượt khó học tập

B. Sinh viên hệ cử tuyển

C. Học sinh trường dự bị đại học

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu hỏi 50. Đơn vị nào quy định về việc công nhận giá trị chuyển đổi kết quả học tập?

A. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo.

B. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

C. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ.

D. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ.

Câu hỏi 51. Người học có quyền đăng ký học tập các chương trình liên thông theo quy định

A. Của Nhà nước và của cơ sở giáo dục;

B. Của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

C. Của Bộ Lao động thương binh và xã hội.

D. Cả A và C đều đúng.

Câu 52. Điều mấy của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP quy định về dạy và học ngoại ngữ, dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác?

A. Điều 4

B.Điều 5

C. Điều 6

D. Điều 7

Câu 53. Việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài theo quy định của

A. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

B. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao

C. Chính phủ

D. Thủ tướng Chính phủ

Câu 54. Có mấy nhiệm vụ và quyền hạn của trường trung học

A.6

B.7

C.8

D.9

Câu 55. Đâu là nhiệm vụ và quyền hạn của trường trung học?

A. Tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

B. Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lượng theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

C. Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông dành cho cấp THCS và cấp THPT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Công khai mục tiêu, nội dung các hoạt động giáo dục, nguồn lực và tài chính, kết quả đánh giá chất lượng giáo dục

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 56. Đâu là nhiệm vụ và quyền hạn của trường trung học?

A. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục. Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục

B. Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của Nhà nước.

C. Thực hiện các hoạt động về kiểm định chất lượng giáo dục

D. Tất cả các đáp án trên

Câu hỏi 57. Trường trung học được tổ chức theo loại hình nào?

A. Công lập

B. Tư thục.

C. Dân lập.

D. Công lập và Tư thục

Câu hỏi 58. Các trường phổ thông có nhiều cấp học gồm:

A. Trường tiểu học và trung học cơ sở.

B. Trường trung học cơ sở và trung học phổ thông.

C Trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.

D. Tất cả các đáp án trên

Câu hỏi 59. Các trường chuyên biệt gồm:

A. Trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Trường chuyên, trường năng khiếu.

B. Trường dành cho người tàn tật, khuyết tật. Trường giáo dưỡng. C.Trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.

D. Cả A & B đều đúng

Câu hỏi 60: Điều mấy của Hiến pháp 2013 quy định quyền hạn và nhiệm vụ của Chính phủ?

A. Điều 94

B. Điều 91

C. Điều 96

D. Điều 9

Đánh giá bài viết
1 2.670
Sắp xếp theo

    Thi công chức - viên chức

    Xem thêm