Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn (chuyên) năm học 2014-2015 trường THPT Chuyên Thái Nguyên
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn (chuyên) năm học 2014-2015 trường THPT Chuyên Thái Nguyên là đề thi vào lớp 10 chuyên Ngữ văn có đáp án dành cho các bạn luyện đề, tham khảo đề thi và cách trình bày, tự kiểm tra trình độ bản thân, ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn thật hiệu quả. Mời các bạn tham khảo.
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm học 2014-2015 trường THPT Chuyên Thái Nguyên
Đề thi thử vào lớp 10 môn Toán lần 1 năm 2015-2016 trường THCS TT Nghĩa Đàn, Nghệ An
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm học 2014-2015 trường THPT Đoàn Thượng, Hải Dương
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn chuyên
UBND TỈNH THÁI NGUYÊN ĐỀ CHÍNH THỨC | THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2014 – 2015 MÔN THI: NGỮ VĂN (Chương trình chuyên) Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) |
Câu 1 (2,0 điểm)
Em hãy vận dụng những kiến thức đã học về trường từ vựng để phân tích cái hay trong cách dùng từ ở bài thơ sau:
Áo đỏ em đi giữa phố đông
Cây xanh như cũng ánh theo hồng
Em đi lửa cháy trong bao mắt
Anh đứng thành tro, em biết không?
(Vũ Quần Phương, Áo đỏ)
Câu 2 (3,0 điểm)
Những tấm lòng cao cả là cuốn sách rất nổi tiếng của nhà văn Ét-môn-đô đơ A-mi-xi. Trong tác phẩm có một bức thư được viết để gửi cho cậu con trai En-ri-cô với tiêu đề Thư của bố. Đây là một đoạn trích trong bức thư này:
Bạn Xtac-đi của con không bao giờ than phiền về thầy giáo cả, bố tin chắc như vậy. “Thầy giáo đang trong cơn nóng nảy”, con đã nói như vậy với một giọng hằn học. Con hãy nghĩ xem, biết bao nhiêu lần chính con đã nóng nảy. Và nóng nảy với ai? Với bố con, với mẹ con nghĩa là đối với những người mà cử chỉ nóng nảy ấy là những tội lỗi lớn.
Từ những dòng thư trên, em có thể nói gì về lòng biết ơn đối với bố mẹ, thầy cô giáo của mình, những người mà mỗi ứng xử không đúng, mỗi lời nói thiếu suy nghĩ của em đều có thể là những tội lỗi lớn.
Câu 3 (5,0 điểm)
Cùng viết về trăng nhưng ba bài thơ Đồng chí của Chính Hữu, Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận, Ánh trăng của Nguyễn Duy lại có những đặc sắc riêng.
Bằng những hiểu biết của mình, em hãy phân tích, so sánh để làm nổi bật những nét đặc sắc của mỗi bài thơ.
---- Hết----
Họ và tên thí sinh:………………………………………. Số báo danh:……………..
Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn chuyên
I. Hướng dẫn chung
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá đúng bài làm của thí sinh. Trách cánh chấm đếm ý cho điểm.
- Vì là thi chọn học sinh chuyên Văn nên khi vận dụng đáp án và thang điểm, giám khảo cần chủ động, linh hoạt với tinh thần trân trọng bài làm của học sinh. Đặc biệt là những bài viết có cảm xúc, có ý kiến riêng thể hiện sự độc lập, sáng tạo trong tư duy và trong cách thể hiện để phát hiện những học sinh có năng khiếu thật sự.
- Nếu có việc chi tiết hóa điểm các ý cần phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm và được thống nhất trong toàn hội đồng chấm thi.
- Điểm toàn bài là tổng điểm của các câu hỏi trong đề thi, chấm điểm lẻ đến 0,25 và không làm tròn.
II. Đáp án và thang điểm
Câu 1 (2,0 điểm)
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Học sinh cần vận dụng những kiến thức đã học về trường từ vựng để phân tích nét nổi bật của việc dùng từ trong bài thơ:
- Các từ (áo) đỏ, (cây) xanh, (ánh) hồng; ánh (hồng), lửa, cháy, tro tạo thành hai trường từ vựng: trường từ vựng chỉ màu sắc và trường từ vựng chỉ lửa và những sự vật, hiện tượng có quan hệ liên tưởng với lửa. Các từ thuộc hai trường từ vựng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau. Màu áo đỏ của cô gái thắp lên trong mắt chàng trai (và bao người khác) ngọn lửa. Ngọn lửa đó lan tỏa trong con người anh làm anh say đắm, ngất ngây (đến mức có thể cháy thành tro) và lan ra cả không gian, làm không gian cũng biến đổi màu sắc (cây xanh như cũng ánh theo hồng).
- Nhờ nghệ thuật dùng từ, bài thơ đã xây dựng được những hình ảnh gây ấn tượng mạnh với người đọc. Qua đó thể hiện độc đáo một tình yêu mãnh liệt và cháy bỏng.
B. BIỂU ĐIỂM
- Điểm 2: Đảm bảo yêu cầu đã nêu. Diễn đạt tốt.
- Điểm 1: Trả lời được một số ý cơ bản nhưng còn sơ sài. Chưa nêu được ý nghĩa chung.
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không viết được gì.
Câu 2 (3,0 điểm)
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
I. Yêu cầu về kĩ năng
- Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội
- Văn phong trong sáng, ngôn từ chọn lọc, lập luận chặt chẽ, sắc sảo.
- Bố cục hoàn chỉnh, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp.
II. Yêu cầu về nội dung
Trên cơ sở gợi ý của đoạn trích từ bức thư học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng bài làm cần đảm bảo một số nội dung sau đây:
- Lòng biết ơn là tình cảm mang tính đạo đức được thể hiện ở thái độ biết quý trọng những gì mà người khác đem đến cho mình, ở hành động chân thành muốn làm điều tốt đẹp để đáp trả lại người mà mình mang ơn.
- Những người ta cần biết ơn trước hết là cha mẹ, thầy cô giáo. Vì công ơn sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ; vì công ơn dạy dỗ của các thầy cô giáo.
- Ta cần phải có những hành động, việc làm cụ thể để bày tỏ lòng biết ơn đối với cha mẹ, thầy cô; phải tránh những lời nói, việc làm khiến cha mẹ, thầy cô phải phiền lòng, bản thân phải ân hận.
* Lưu ý: khi làm bài, học sinh không chỉ dừng lại ở việc nói những điều chung chung về lòng biết ơn mà phải thể hiện được cảm xúc chân thành của mình khi nói về cha mẹ, thầy cô; có những liên hệ đối với một số hiện tượng sa sút về đạo đức xảy ra trong các mối quan hệ giữa con cái với cha mẹ, giữa học sinh với thầy cô giáo.
B. BIỂU ĐIỂM
- Điểm 3: Đáp ứng được những yêu cầu cụ thể của đề bài. Có thể không theo hướng như gợi ý nhưng phải có sức thuyết phục. Bài làm thể hiện sự chặt chẽ, logic trong lập luận, mạch lạc trong tư duy và sâu sắc về vốn tri thức.
- Điểm 2: Cơ bản đáp ứng được yêu cầu của đề tuy nhiên lập luận chưa thật chặt chẽ, còn một vài lỗi chính tả, diễn đạt.
- Điểm 1: Đáp ứng được một số yêu cầu đã nêu nhưng lập luận thiếu sức thuyêt phục, còn mắc nhiều lỗi.
- Điểm 0: Lạc đề hoặc không làm bài.
Câu 3 (5,0 điểm)
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
I. Yêu cầu về nội dung
Trên cơ sở những hiểu biết về ba bài thơ học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau đây:
1. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
2. Phân tích chứng minh làm sáng tỏ vấn đề
a) Điểm giống nhau:
- Đều là hình ảnh thiên nhiên đẹp, trong sáng.
- Đều là người bạn tri kỉ với con người trong lao động, trong chiến đấu và trong sinh hoạt hàng ngày.