Đọc sách thời bận rộn chính là giành lấy từng mảnh thời gian rảnh hiếm hoi. Anh chị có nghĩ như vậy không?

Những bài văn mẫu hay lớp 11

Văn mẫu lớp 11: Đọc sách thời bận rộn chính là giành lấy từng mảnh thời gian rảnh hiếm hoi. Anh chị có nghĩ như vậy không? gồm các bài văn mẫu hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Đọc sách thời bận rộn chính là giành lấy từng mảnh thời gian rảnh hiếm hoi. Anh chị có nghĩ như vậy không? mẫu 1

Đọc sách thời bận rộn chính là giành lấy từng mảnh thời gian rảnh hiếm hoi. Thế giới thông tin ngày nay đang nhấn chìm người đọc trong sự thụ động, khi việc đọc là không thể thiếu đối với doanh nhân, nhà báo hay bất cứ ai đang sống và làm việc trong môi trường giao tiếp hiện đại.

Do vậy, xu hướng tích lũy kiến thức bằng nhiều cách đọc là tất yếu. Nhà văn hiện đại người Anh Geraldine Collinge cho rằng đọc truyện trước công chúng sẽ là một cách chia sẻ hiệu quả nhờ vào số đông, trong khi nhiều người cho rằng tự mình nghiền ngẫm các loại sách thuộc đề tài mình quan tâm sẽ hiệu quả hơn. Thời gian dành cho sách là yếu tố quyết định khi lịch làm việc ngày càng dày đặc. Nhiều người đã xếp việc đọc sách vào loại “kỷ luật bản thân”, như cây bút trẻ Thiên Ngân tự dành cho mình mỗi ngày ba tiếng đồng hồ để đọc và trao đổi thông tin trên mạng. Hoặc như nhà văn kiêm nhà báo Nguyễn Danh Lam dành thời gian nửa đêm về sáng mỗi ngày để đọc và viết. Đọc sách để tích lũy kiến thức cho công việc phải kể đến nhà báo Công Khanh. Tủ sách nhà anh được “cơi nới” liên tục theo quá trình hệ thống kiến thức của anh. Từ lĩnh vực dinh dưỡng, kiến trúc, khoa học hiện đại, nghiệp vụ báo chí… anh nghiên cứu sâu rộng nhờ tranh thủ tối đa thời gian. Đọc sách hiệu quả còn phụ thuộc khả năng biết chọn lựa các sách tin cậy. Điều này càng cần thiết hơn khi thế giới sách ngày một đa dạng, trùng lặp và chất lượng các ấn phẩm đang chênh lệch nhau rất lớn. Khi đọc sách, người ta có khả năng tư duy tốt hơn khi nghe nhìn. Vì đọc sách có thể dừng lại và suy nghĩ, nghe nhìn phim ảnh thì không thể bởi nội dung cứ trôi qua trôi qua. Tôi để ý và lấy làm thú vị khi biết trong những lần nói chuyện, Bill Gates luôn nói đến việc đọc sách, đề cập đến việc đọc sách như một cách bổ sung kiến thức”.

Nếu hiểu đọc sách theo nghĩa tích lũy kiến thức một cách trực tiếp thì thầy giáo Nguyễn Đức Thạch ở Phan Rang có cách “lấy” kiến thức từ việc theo dõi các chương trình game show có tính chất trí tuệ trên truyền hình. Nhiều học trò của thầy bắt đầu từ tinh thần học tập đó mà có thói quen tích lũy kiến thức từ mọi tình huống trong cuộc sống.

Đọc sách thời bận rộn chính là giành lấy từng mảnh thời gian rảnh hiếm hoi. Anh chị có nghĩ như vậy không? mẫu 2

Đoch sách thời bận rộn Hoặc dùng thời gian rảnh của mình để nghiên cứu lịch sử thì họ cũng có thể trở thành một nhà sử học. Thời gian rảnh của bạn quyết định bạn là một người như thế nào, cũng quyết định cuộc sống của bạn ra sao. Một người tận dụng thời gian rảnh như thế nào, cũng sẽ quyết định tiền đồ của người đó.

Cuối thời Đông Hán, có một người tên là Đổng Ngộ, là một phần tử tri thức vô cùng nổi danh vào thời đại đó, cùng với sáu nhân vật khác được xưng là Nho Học Tông Sư. Đổng Ngộ có được kiến thức rộng lớn như vậy cũng nhờ vào ông biết cách tận dụng thời gian rảnh.

Có người hỏi Đổng Ngộ: “Ngài đọc sách như thế nào?”.

Đổng Ngộ trả lời rằng: “Nếu như đọc một quyển sách không hiểu, thì đọc lại lần nữa”.

Người này hỏi tiếp: “Làm gì có thời gian để đọc lại một quyển sách lần nữa?”.

Đổng Ngộ đáp: “Vậy thì lợi dụng ‘thời gian tam dư’”.

Người này vô cùng hiếu kỳ: “Cái gì gọi là ‘thời gian tam dư’?”.

Đổng Ngộ đáp: “Đông giả tuế chi dư, dạ giả nhật chi dư, âm vũ giả thì chi dư dã”.

Có nghĩa là, mùa đông được xem như một khoảng thời gian rảnh rỗi trong năm, buổi tối là thời gian rảnh rỗi trong ngày, ngày mưa là thời gian rảnh rỗi trong cả bốn mùa. Vào những khoảng thời gian rảnh rỗi này chúng ta có thể làm gì? Đổng Ngộ đề nghị chúng ta nên tận dụng khoảng thời gian này để đọc sách.

Đổng Ngộ có được kiến thức rộng lớn như vậy cũng nhờ vào ông biết cách tận dụng thời gian rảnh. Trong những năm Hưng Bình thời Đông Hán, Quan Trung đại loạn, Đổng Ngộ cùng ca ca làm việc dưới trướng của một vị tướng quân ở Quan Trung. Khi làm việc hay lao động Đổng Ngộ luôn mang theo Kinh Thư bên người, cứ có thời gian rảnh là lại lấy ra xem. Mặc dù thường bị ca ca chê cười, nhưng ông chưa từng từ bỏ thói quen ấy, cuối cùng trở thành một trong bảy vị có học vấn cao nhất dưới trướng Tào Ngụy.

Có thể nói rằng, thành công của Đổng Ngộ một phần dựa vào việc ông biết cách tận dụng thời gian rảnh của mình.

Năm Vương Dương Minh 35 tuổi, ông bị giáng chức đến Long Trường, Quý Châu, để nhậm chức Dịch Thừa. Tuy nhiên, vì không có bao nhiêu công vụ nên ông có nhiều thời gian rảnh rỗi. Trong những ngày tháng không có việc gì làm, Vương Dương Minh cũng không để cho bản thân nhàn rỗi, ông không ngừng đọc sách, không ngừng suy ngẫm, “Thánh Nhân xử thử, canh hữu hà đạo”.

Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 11: Đọc sách thời bận rộn chính là giành lấy từng mảnh thời gian rảnh hiếm hoi. Anh chị có nghĩ như vậy không?. Ngoài ra các bạn có thể soạn bài Ngữ văn 11 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc để học tốt môn Ngữ văn 11.

Bài tiếp theo: Trình bày suy nghĩ của anh chị về lòng tốt trong cuộc sống hôm nay

Đánh giá bài viết
1 103
Sắp xếp theo

Học tốt Ngữ Văn lớp 11

Xem thêm