Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đối thủ cạnh tranh và khách hàng

Đối thủ cạnh tranh và khách hàng được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Đối thủ cạnh tranh và khách hàng

Những ví dụ trên liên quan đến những tình huống xảy ra trong nội bộ công ty. Nếu vấn đề xảy ra thì nó có thể được xử lý một cách lặng lẽ như một vấn đề nội bộ. Trong những tình huống liên quan đến đối thủ cạnh tranh và khách hàng thì đạo đức có thể nằm ở ranh giới với luật pháp.

Một doanh nhân Việt kiều về Việt Nam làm ăn, do không thể đứng tên công ty, đã nhờ một người bạn chí cốt đứng tên giùm và cho hùn một phần vốn vào đó. Thời gian sau, công ty ăn nên làm ra, người bạn chí cốt vì mê tiền và danh vọng nên đã tìm cách hất luôn người chủ thật sự của công ty ra khỏi doanh nghiệp. Anh A giỏi về kỹ thuật, hợp tác với anh B mạnh về vốn và có khả năng mở thị trường, để lập công ty AB. Đến khi công ty lớn mạnh, anh A- lúc này đã tích lũy đủ vốn và tạo được nhiều mối quan hệ rộng rãi với khách hàng, âm thầm lập thêm một công ty cùng ngành nhờ người nhà đứng tên hoạt động song song và “hốt trọn” khách hàng của doanh nghiệp hợp tác AB. Hai người góp vốn làm ăn chung. Lợi dụng sự cả tin của đối tác, một người đưa người thân vào những vị trí then chốt và lén lút rút bớt lợi nhuận của doanh nghiệp. Những chuyện tương tự như vậy xảy ra là do những doanh nhân đó không có đạo đức. Họ có thể thành công bước đầu, nhưng nếu chỉ dựa trên sự tráo trở thường không bền. Hơn nữa, họ không có “uy” để quản lý nhân viên và thiếu sự tín nhiệm của khách hàng. Quan trọng hơn, sau này nếu họ cần mở rộng kinh doanh thì còn ai dám hợp tác?

Để có thể hợp tác với nhau lâu dài, các đối tác cần:

Thứ nhất, xác định xem đối tác có “ăn rơ” với mình không? Hai bên có tôn trọng và tin tưởng nhau không? Thứ hai, bàn bạc thật kỹ về việc quyền lợi và nghĩa vụ giữa hai bên, và nên cụ thể hóa sự thỏa thuận bằng văn bản. Thứ ba, hoạch định hướng đi lâu dài của doanh nghiệp, nếu thành công hay thất bại thì giải quyết theo cách nào là hợp lý. Thứ tư, nên thiết lập hệ thống quản lý nhân sự chuyên nghiệp. Thứ năm, phải thông tin với nhau rõ ràng và trung thực. Và cuối cùng, điều quan trọng hơn hết là phải có lòng tin lẫn nhau.

Làm được như thế các đối tác phần nào sẽ tránh được những diễn tiến xấu trong quá trình hợp tác. Một khi đã đối xử với nhau như thế, dù phải chia tay các bên hợp tác vẫn nể trọng và quan hệ tốt với nhau.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Đối thủ cạnh tranh và khách hàng về khái niệm và đặc điểm để phân biệt giữa đối thủ cạnh tranh và khách hàng của doanh nghiệp...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Đối thủ cạnh tranh và khách hàng. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm