Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đối tượng phương pháp điều chỉnh và chủ thể của Luật kinh doanh

Chúng tôi xin giới thiệu bài Đối tượng phương pháp điều chỉnh và chủ thể của Luật kinh doanh được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn tham khảo để tiến hành học tập và chuẩn bị kết thúc môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Đối tượng của Luật kinh doanh

Là những quan hệ kinh tế do luật kinh doanh tác động bao gồm:

- Nhóm quan hệ quản lý kinh tế

- Quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh

- Quan hệ kinh tế phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp.

- Quan hệ kinh tế phát sinh trong hoạt động tài phán, phá sản.

Phương pháp điều chỉnh của Luật kinh doanh

Phương pháp quyền uy: Là phương pháp ít nhất một bên mang quyền lực Nhà nước, nhân danh nhà nước ra mệnh lệnh và bên kia phải chấp hành mệnh lệnh đó.

Phương pháp này điều chỉnh mối quan hệ giữa cơ quan Quản lý Nhà nước về kinh tế với các chủ thể kinh doanh.

Ví dụ: Ban hành văn bản Quy phạm pháp luật, đăng ký kinh doanh, chế độ quản lý tài chính, thuế…

Phương pháp bình đẳng: Là phương pháp các chủ thể bình đẳng với nhau không bên nào có quyền ra lệnh, áp đặt ý chí của mình cho bên kia, các bên độc lập quyết định tham gia hoặc không tham gia vào quan hệ kinh tế.

Phương pháp này điều chỉnh nhóm quan hệ giữa các chủ thể kinh doanh và nhóm quan hệ nội bộ doanh nghiệp.

Ví dụ: Chế độ hợp đồng, quan hệ góp vốn, phân chia lợi nhuận, hợp đồng lao động,…

Chủ thể của Luật kinh doanh của Luật kinh doanh

Bao gồm những cơ quan, tổ chức và cá nhân có đủ điều kiện để tham gia vào những quan hệ do luật kinh doanh điều chỉnh.

* Các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế:

- Chính phủ

- Bộ, cơ quan ngang bộ như: Bộ Công thương, Bộ kế hoạch đầu tư, Bộ tài chính, Ngân hàng nhà nước.

- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

- Các doanh nghiệp

- Các chủ thể kinh doanh khách như:

- Cá nhân có đăng ký kinh doanh

- Hộ gia đình

- Tổ hợp tác

Vai trò của Pháp luật đối với nền kinh tế

- Thông qua luật kinh tế, nhà nước thể chế hóa đường lối chủ trương, chính sách kinh tế của Đảng thành những quy định pháp lý có giá trị bắt buộc chung đối với các chủ thể kinh doanh.

- Luật kinh tế tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi để khuyến khích tổ chức, cá nhân công dân Việt Nam và tổ chức cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam nhằm tăng nguồn vốn kinh doanh (luật công ty, luật doanh nghiệp tư nhân, luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

- Luật kinh tế là cơ sở pháp lý xác định địa vị pháp lý cho các chủ thể kinh doanh.

- Luật kinh tế điều chỉnh các hành vi kinh doanh của các chủ thể kinh doanh.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Đối tượng phương pháp điều chỉnh và chủ thể của Luật kinh doanh về đối tượng của Luật kinh doanh, phương pháp điều chỉnh của Luật kinh doanh, chủ thể của Luật kinh doanh của Luật kinh doanh, vai trò của Pháp luật đối với nền kinh tế...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết bài Đối tượng phương pháp điều chỉnh và chủ thể của Luật kinh doanh. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu thuộc các ngành học Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm