Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Em hãy phân tích nhân vật người mẹ trong tác phẩm Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Văn mẫu lớp 8: Em hãy phân tích nhân vật người mẹ trong tác phẩm Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng dưới đây được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các em học sinh và phụ huynh tham khảo các bài Ngữ văn 8 nhằm củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Phân tích nhân vật người mẹ trong tác phẩm Trong lòng mẹ

Sinh ra trên đời, ai cũng có một người mẹ để yêu thương. Người mẹ ấy không chỉ cho ta sự sống mà còn nuôi dưỡng, chở che, bao bọc cho ta. Dù trên đường đời có bao gian khó thì khi quay đầu lại, ta vẫn thấy bóng mẹ lặng thầm dõi theo, có lẽ đó chính là sự cao cả, thiêng liêng của tình mẫu tử. Cũng vì lẽ đó mà tình mẫu tử đã trở thành một đề tài lớn, một nguồn cảm hứng bất tận của thơ văn. Thể hiện một cách xúc động về tình cảm dành cho người mẹ của mình, nhà văn Nguyên Hồng trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” đã khiến người đọc xúc động về tình mẫu tử thiêng liêng.

Đoạn trích “Trong lòng mẹ” chủ yếu nói về tình cảm của cậu bé Hồng dành cho người mẹ của mình. Hình ảnh người mẹ chỉ xuất hiện thoáng qua trong câu chuyện của bé Hồng với bà cô lạnh lùng, vô tình. Và khi kết thúc đoạn trích cũng chỉ xuất hiện thoáng qua với vài nét mô tả của Nguyên Hồng song người đọc vẫn cảm nhận được con người cũng như tình cảm bao la của người mẹ ấy dành cho những đứa con của mình.

Trước hết, người mẹ ấy hiện lên với vẻ cam chịu, sống thầm lặng hi sinh vì con cái. Vì hoàn cảnh mà người mẹ trẻ của Nguyên Hồng phải chấp nhận lấy một người đàn ông lớn tuổi. Cuộc sống vợ chồng cũng không mấy thuận lợi, người mẹ trẻ này luôn phải sống nhẫn nhịn, chịu đựng vì người chồng hay rượu chè, cờ bạc. Tuy nhiên, cuộc sống đầy bất hạnh bên người chồng vũ phu, “nhiều tật” ấy không được mọi người trong gia đình chồng thông cảm, sẻ chia, mà ngược lại, mẹ của bé Hồng thường xuyên bị đả kích bởi những lời bóng gió, những ghen ghét, đố kị của bà cô chồng.

Khi người chồng chết đi, người mẹ trẻ ấy đã đi bước nữa và bỏ con mà đi tha phương nơi đất khách. Bởi người mẹ ấy không thể chịu đựng được sự ghẻ lạnh, khinh miệt tàn nhẫn của nhà chồng. Ta cũng thấy được sự bất công trong đối xử với người mẹ ấy. Cuộc sống hôn nhân với bố Hồng đã vô cùng đau khổ, nhưng ngay cả khi chồng chết, chị ta cũng không có cho mình cái quyền được mưu cầu hạnh phúc, ngược lại còn phải chịu những hắt hủi, những lời nói độc địa của nhà chồng. Vì quá sức chịu đựng, không còn cách nào khác mà phải đi đến con đường tha phương. Dứt ruột mà bỏ những đứa con thơ mà đi, trong lòng người mẹ ấy cũng rất đau đớn, chưa một phút giây nào thôi nhớ về những đứa con của mình.

Dù đã ra đi nhưng người mẹ trẻ ấy vẫn bị bủa vây bởi những lời nói độc địa mà bà cô chồng cố gieo rắc vào đầu bé Hồng- Những đứa con đáng thương của người mẹ ấy. Người cô chồng cũng chỉ là một đại diện cho những định kiến xã hội nghiệt ngã dành cho người mẹ ấy. Trong cái định kiến xã hội tàn nhẫn ấy, người mẹ này không có quyền được hạnh phúc, khi chồng chết, dù có bị nhà chồng đày đọa, ghẻ lạnh thế nào thì cũng không được quyền phản kháng mà phải ở vậy nuôi con.

trong lòng mẹTuy nhiên, người mẹ ấy cũng rất mạnh mẽ, chị ta không mãi cam chịu cuộc sống “tù đầy” nơi nhà chồng đầy khắc nghiệt nữa, chị ta đã dũng cảm tìm hạnh phúc cho riêng mình, biết đấu tranh để bảo vệ hạnh phúc ấy. Biết là phải đối mặt với những gian nan, với những định kiến nghiệt ngã nhưng người mẹ trẻ ấy vẫn quyết đối mặt, mù phải sống cuộc đời bươn chải, vất vả nhưng vẫn sẵn sàng đánh đổi để được tự do. Nghị lực ấy, sức sống ấy ở người mẹ trẻ khiến ta thật cảm phục.

Người mẹ trẻ ấy cũng có những người con thật tuyệt vời. Lòng thương mẹ của bé Hồng sâu nặng đến mức những lời nói độc ác, tàn nhẫn có chủ tâm của người cô không thể tác động, xâm phạm đến tình thương mà cậu bé dành cho mẹ. Người mẹ tuyệt vời này đã sinh ra những đứa con tuyệt vời. Tuy chỉ được miêu tả thoáng qua, hình ảnh người mẹ ở trong tác phẩm thật mờ nhạt bởi những nét phác thảo mơ hồ nhưng lại để lại dấu ấn vô cùng sâu đậm trong lòng người đọc.

Người mẹ ấy luôn nhớ về những đứa con của mình, ở nơi đất khách nhưng chưa phút giây nào nỗi nhớ ấy khuây khỏa trong lòng. Người mẹ ấy cũng là người có tình, có nghĩa. Dù sống bên bố của Hồng là một cuộc hôn nhân không có hạnh phúc nhưng khi đến ngày giỗ của ông ta, mẹ của bé Hồng vẫn quay về. Hình ảnh người mẹ hiền dịu, ôm ấp bé Hồng trong lòng thật khiến cho người ta cảm động. Chỉ qua vài động tác vuốt ve đầu bé hồng, rồi gãi nhẹ ở sống lưng Hồng thôi ta cũng cảm nhận được bao tình cảm yêu thương từ người mẹ ấy. Vậy là, niềm tin của bé Hồng nơi mẹ không hề uổng công vô ích, bởi người mẹ ấy dù cho không thể ở bên những đứa con của tình thì tình cảm ấy không hề đổi thay.

Như vậy, chỉ bằng vài nét phác thảo thôi, nhưng chân dung người mẹ của bé Hồng cũng hiện lên rõ nét, in đậm được vào tâm trí của người đọc với bao phẩm chất đáng quý, cùng với đó là tình thương vô bờ bến mà chị ta dành cho những đứa con của mình.

Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài văn mẫu Em hãy phân tích nhân vật người mẹ trong tác phẩm Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 8 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 8 và biết cách soạn bài lớp 8 các Tác giả - tác phẩm Ngữ văn 8 trong sách Văn tập 1 và tập 2. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Các bài liên quan đến tác phẩm:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
6
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 8 Sách mới

    Xem thêm