Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 21: Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-Ten

Giải bài tập Ngữ văn bài 21: Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-Ten

Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 21: Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-Ten là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm, giúp bạn thuận tiện hơn trong quá trình học bài và chuẩn bị cho bài học mới trên lớp. Mời các bạn tham khảo.

Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-Ten

(Trích)

I. Kiến thức cơ bản

• Tác giả: Hi-pô-lít Ten (1828-1893) là triết gia, sử gia, nhà nghiên cứu văn học Pháp, viện sĩ Viện Hàn lâm Pháp, tác giả công trình nghiên cứu La Phông-ten và thơ ngụ ngôn của ông (1853).

• Tác phẩm: Bằng cách so sánh hình tượng con cừu là con chó sói trong thơ ngụ ngôn La Phông-ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-phông, H-Ten nêu bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là in đậm dấu ấn cách nhìn, cách nghĩ riêng của nhà văn.

II. Hướng dẫn tìm hiểu câu hỏi phần bài học

Câu 1. Xác định bố cục hai phần của bài nghị luận văn chương này và đặt tiêu đề cho từng phần. Đối chiếu các phần ấy để tìm ra biện pháp lập luận giống nhau và cách triển khai thác nhau không lặp lại.

+ Bố cục bài nghị luận: Gồm có hai phần

- Phần một (từ đầu đến “tốt bụng như thế”): Hình tượng con cừu trong thơ của La Phông-ten.

- Phần hai (còn lại): Hình tượng con chó sói trong thơ La Phông-ten.

+ Sự giống nhau trong biện pháp lập luận giữa hai phần: Để làm nổi bật hình tượng của hai con vật (cừu và chó sói) tác giả đều lập luận bằng cách dẫn ra những lời viết về hai con vật ấy của của Buy-phông để so sánh. Cả hai đoạn mạch nghị luận đều theo trật tự đi từ ngòi bút của La Phông-ten rồi đến ngòi bút của Buy-phông, sau đó trở lại với ngòi bút của La Phông-ten.

+ Cách triển khai khác nhau trong lập luận: “Bài nghị luận văn chương Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten, tác giả đã vận dụng thành công thủ pháp so sánh. Hai phần của bài viết như hai vế của một thế đối sánh tương phản: Cừu - sói. Và nếu như nhìn tổng thể là sự đối sánh giữa hai đối tượng được phản ánh thì trong cấu trúc của từng phần. H. Ten tạo ra mạch tương phản giữa cái nhìn của một nhà vạn vật học và cái nhìn một nhà thơ” (Nguyễn Trọng Hoàn).

Câu 2. Nhà khoa học Buy-phông nhận xét về loài cừu, loài chó sói căn cứ vào đâu và có đúng không? Tại sao ông không nói đến “sự thương thân” của loài cừu và nỗi bất hạnh của loài chó sói?

+ Nhận xét của nhà khoa học Buy-phông về loài cừu và chó sói: Bằng con mắt của nhà khoa học, một cách khách quan, theo đúng bản chất của sự vật hiện tượng, cựu thì ngu ngốc sợ sệt thậm chí đần độn chúng không biết trốn tránh sự nguy hiểm, còn chó sói thù ghét mọi sự kết bạn ngay với cả đồng loại “tiếng rú rùng rợn mùi hôi gớm giếc, nó thật đáng ghét lúc sống có hại, lúc chết vô dụng”.

+ Lí do Buy-phông không muốn nói đến sự thương thân của loài vật:

- Tình mẫu tử là tình cảm chung của các loài.

- Sự bất hạnh của chó sói không phải là đặc tính chung của chúng.

- Buy-phông là một nhà khoa học công nhìn nhận sự vật thiên về tư duy khoa học dựa trên tập tính của từng loài vật, trong đời sống thực tế.

Câu 3. Để xây dựng hình tượng con cừu trong bài Chó sói và cừu non, nhà thơ La Phông-ten lựa chọn khía cạnh chân thực nào của loài vật này, đồng thời có những sáng tạo gì?

+ Cách xây dựng hình tượng: Con cừu trong thơ La Phông-ten khác với nhà khoa học Buy-phông. La Phông-ten nhìn theo cách nhìn của một người nghệ sĩ, theo quan điểm thẩm mĩ nhân văn của nghệ thuật.

+ Khía cạnh chân thực của loài vật: Để xây dựng hình tượng con cừu nhà thơ La Phông-ten đã dựa trên đặc điểm vốn có của loài vật này là sự hiền lành, nhút nhát vẻ nhẫn nhục và sự đáng thương.

+ Khía cạnh sáng tạo của nhà thơ: Bằng trí tưởng tưởng và trái tim đầy tình thương yêu của người nghệ sĩ, nhà thơ đã nhân cách hoá con cừu làm cho nó cũng biết nói năng và suy nghĩ như con người và đặc biệt rất nhanh nhạy trong đối đáp.

Câu 4. Chó sói có mặt nhiều trong bài thơ ngụ ngôn của La Phông-ten. Chứng minh rằng hình tượng chó sói trong bài cụ thể Chó sói và cừu non không hoàn toàn đúng như nhận xét của Ten, mà chỉ phần nào có thể xem là đáng cười (hài kịch của sự ngu ngốc), còn chủ yếu lại là đáng ghét (bi kịch của sự độc ác)

+ Chó sói bi kịch của sự độc ác: Xây dựng hình tượng nhân vật chó sói La Phông-ten dựa trên những đặc tính vốn có của loài chó sói thường ăn tươi nuốt sống những con vật yếu đuối hơn nó, dữ tợn và hung bạo. Bởi vậy con chó sói trong thơ ngụ ngôn của ông là xuất hiện như một “tên bạo chúa” của con cưu non nhỏ bé tội nghiệp. Nó tìm mọi cách để ăn thịt con cừu đáng thương. Qua những lí lẽ mà nó đưa ra để bắt nạt con cừu như: Làm đục nước cho đến việc, nói xấu ta năm ngoái ta thấy được sự hống hách xảo quyệt cuả nó.

+ Chó sói bi kịch của sự ngu ngốc: Chó sói muốn ăn thịt cừu non, hắn tìm mọi cách kiếm cớ, nhưng trớ trêu thay những cớ mà hắn nghĩ ra không hợp lí, đều ngu ngốc và bị cừu non “lật tẩy” làm cho bề mặt (đứng ở dưới nguồn không thể làm đục nước trên nguồn, không thể biết nói xấu khi người ta chưa ra đời)

III. Tư liệu tham khảo

Bài nghị luận Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten vận dụng thành công thủ pháp nghệ thuật so sánh. Hai phần của bài viết như hai vế của một thế đối sánh tương phản: Cừu – sói. Và nếu như nhìn tổng thể là sự đối sánh giữa hai đối tượng được phản ánh trong cấu trúc của từng phần, H. Ten lại tạo ra mạch tương phản giữa cái nhìn của một nhà vạn vật học và một cái nhìn của một nhà thơ.

Ở phần đầu của văn bản, sau khi dẫn những câu thơ của La Phông-ten về “chú cừu non”, H. Ten nói đến hình ảnh con cừu trong con mắt của nhà vạn vật học Buy-phông. Qua con mắt của nhà khoa học này, con cừu hiện ra với bản tính “ngu ngốc sợ sệt”. Tác giả phân tích những tập tính của loài động vật này một cách chính xác. Còn La Phông-ten thì khác. Bằng cách nhìn của một nhà thơ, một nghệ sĩ, La Phông-ten nhìn nhận lũ cừu như những con vật thân thương và tốt bụng. Sự khác nhau ấy là sự khác nhau của hai nhãn quan, hai loại hình nhận thức. Cách nhận thức của Buy-phông là cách nhận thức thiên về tư duy lí luận; còn cách nhận thức của La Phông-ten là cách nhận thức thẩm mĩ, nhân văn của nghệ thuật. Không có ai sai trong trường hợp trên mà chỉ có sự khác nhau giữa hai con đường. Tuy nhiên, tác giả tạo ra sự so sánh này là nhằm làm nổi bật đặc trưng trong phản ánh và thể hiện của thơ ca nói riêng, nghệ thuật nói chung. Những đặc trưng này tiếp tục được tác giả làm rõ trong phần hai của văn bản, với những nhận xét thú vị về sự phản ánh con vật đối lập với con cừu: Chó sói.

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 20: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 21: Liên kết câu và liên kết đoạn

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Văn 9 Sách mới

    Xem thêm