Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 21: Liên kết câu và liên kết đoạn
Giải bài tập Ngữ văn bài 21: Liên kết câu và liên kết đoạn
Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 21: Liên kết câu và liên kết đoạn là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm, giúp bạn thuận tiện hơn trong quá trình học bài và chuẩn bị cho bài học mới trên lớp. Mời các bạn tham khảo.
Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 20: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí
Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 20: Viết bài tập làm văn số 5 - nghị luận xã hội
I. Kiến thứ cơ bản
• Các đoạn văn trong một văn bản cũng như các câu trong một đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.
- Về nội dung:
+ Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề của đoạn văn (liên kết chủ đề).
+ Các đoạn văn và các câu phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí (liên kết logic).
- Về hình thức: Các câu và các đoạn văn có thể liên kết được với nhau bằng một biện pháp chính như sau:
+ Lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước (phép lặp từ ngữ).
+ Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước (phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng).
+ Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước (phép thế).
+ Sử dụng ở câu đứng sau các từ biểu thị quan hệ với câu trước (phép nối).
II. Hướng dẫn tìm hiểu câu hỏi phần bài học
Khái niệm liên kết
Câu 1. Đoạn văn trên bàn về cách phản ánh thực tại của người nghệ sĩ, chủ đề ấy là một khía cạnh, một yếu tố của chủ đề chung: Tiếng nói văn nghệ (Nguyễn Đình Thi)
Câu 2.
+ Nội dung chính của mỗi câu văn:
- Câu 1: Nghệ thuật phản ánh thực tế.
- Câu 2: Nghệ sĩ bao giờ cũng sáng tạo điều mới mẻ.
- Câu 3: Tác phẩm là lời nhắn gửi của người nghệ sĩ với cuộc đời.
+ Nội dung của các câu văn đều hướng vào chủ đề của đoạn văn, trật tự sắp xếp các câu hợp lí liền mạch.
Câu 3. Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung của các câu được thực hiện bằng phép lặp, từ đồng nghĩa từ cùng trường liên tưởng nghĩa và từ thay thế:
- Tác phẩm nghệ thuật (câu 1) – nghệ sĩ (câu 2) cùng trường liên tưởng.
- Những vật liệu mượn ở thực tại (câu 1) – cái đã có rồi (câu 2) đồng nghĩa.
- Nghệ sĩ (câu 2) - anh (câu 3) - phép thế.
- Tác phẩm (câu 1) - tác phẩm (câu 3) phép lặp.
III. Hướng dẫn luyện tập
Phân tích sự liên kết về nội dung, về hình thức giữa các câu trong đoạn văn trích từ “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” của Vũ Khoan.
Câu 1. Chủ đề của đoạn văn là gì? Nội dung các câu trong đoạn văn phục vụ chủ đề ấy như thế nào? Nếu một trường hợp cụ thể để thấy trình tự sắp xếp các câu trong đoạn văn là hợp lí.
+ Chủ đề đoạn văn: khẳng định sự thông minh nhạy bén của con người Việt Nam cũng như sự hạn chế về khả năng thực hành cần phải khắc phục.
+ Nội dung: Tất cả các câu trong đoạn văn đều tập trung làm nổi bật một chủ đề.
+ Trình tự sắp xếp: Các câu trong đoạn văn rất hợp lí, đoạn văn có 5 câu. Câu 1 khẳng định chỗ mạnh của con người Việt Nam, câu 2 chỉ rõ tác dụng của chỗ mạnh đó, câu 3 là câu chuyển, từ ưu điểm qua khuyết điểm. Câu thứ 4 phân tích cụ thể điểm yếu. Câu thứ 5 chỉ ra tác hại nguy cơ do điểm yếu đó gây ra nếu không kịp thời khắc phục.
Câu 2. Các câu được liên kết với nhau bằng những phép liên kết nào?
Các câu trong đoạn văn được liên kết với nhau bằng những phép liên kết sau:
+ Phép đồng nghĩa, phép thế: Sự thông minh nhạy bén (câu 1) - bản chất trời phú ấy (câu 2).
+ Phép nối: Từ những nối câu 2 với câu 3. Từ Ấy là nối câu 4 với câu 5.
+ Phép lặp: Từ lỗ hổng nối câu 4 và câu 5. Từ thông minh ở câu 1 và câu 5.
Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan
Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 20: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 21: Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-Ten