Giải bài tập SGK Địa lí 4 bài 8: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên (Tiếp theo)

Giải bài tập SGK Địa lí 4 bài 8

Giải bài tập SGK Địa lí 4 bài 8: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên (Tiếp theo) là tài liệu tham khảo chi tiết cách giải cho từng bài tập trong sách giáo khoa môn Địa lớp 4 cho các em học sinh ôn tập, nắm được các kiến thức Địa lý lớp 4 hiệu quả. Mời các em cùng tham khảo chi tiết.

Quan sát hình 4, hãy kể tên một số con sông bắt nguồn từ Tây Nguyên.

Giải bài tập SGK Địa lí 4 bài 8: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên (Tiếp theo)

GỢI Ý LÀM BÀI

Một số con sông bắt nguồn từ Tây Nguyên là:

  • Sông Ba
  • Sông Đồng Nai
  • Sông Xê Xan
  • Sông Xrê Pốk
  • ...

Chỉ vị trí nhà máy thuỷ điện Y-a-li trên hình 4 và cho biết nhà máy đó nằm trên dờnq sông nào?

Giải bài tập SGK Địa lí 4 bài 8: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên (Tiếp theo)

GỢI Ý LÀM BÀI

Nhà máy thủy điện Y-a-li trên hình 4 nằm trên sông Xê Xan.

Quan sát hình 6 và 7, em hãy mô tả rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp.

Giải bài tập SGK Địa lí 4 bài 8: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên (Tiếp theo)

GỢI Ý LÀM BÀI

Quan sát hình 6 và 7, em thấy rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp có những đặc điểm riêng biệt.

  • Rừng rậm nhiệt đới: Cây cối rậm rạp, xanh tươi
  • Rừng khộp: Cây rụng lá, thưa thớt

Quan sát các hình trên và mô tả quy trình làm ra các sản phẩm đồ gỗ như bàn, ghế.

Giải bài tập SGK Địa lí 4 bài 8: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên (Tiếp theo)

GỢI Ý LÀM BÀI

Quy trình làm ra các sản phẩm đồ gõ như bàn, ghế là:

  • Đầu tiên, gỗ được đốn từ cây, sau đó vận chuyển về xưởng
  • Tại xưởng, người ta cưa, xẻ gỗ
  • Sau đó người nghệ nhân làm ra các sản phẩm đồ gỗ tại xưởng mộc

Bài 1 trang 93 SGK Địa lí 4

Nêu một số đặc điểm của sông ở Tây Nguyên và ích lợi của nó.

GỢI Ý LÀM BÀI

Tây Nguyên là nơi bắt nguồn của nhiều con sông. Các sông ở đây chảy qua nhiều vùng có độ cao khác nhau nên lòng sông lắm thác ghềnh. Người ta đã đắp đập, ngăn sông tạo thành hồ lớn và dùng sức nước chảy từ trên cao xuống để chạy tua-bin sản xuất ra điện. Các hồ chứa này còn có tác dụng giữ nước, hạn chế những cơn lũ bất thường.

>> Xem thêm: Giải Vở bài tập Địa lí 4 bài 8: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên (tiếp theo)

Bài 2 trang 93 SGK Địa lí 4

Mô tả rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp ở Tây Nguyên.

GỢI Ý LÀM BÀI

Tây Nguyên có nhiều loại rừng. Nơi có lượng mưa nhiều thì rừng rậm nhiệt đới phát triển. Nơi mùa khô kéo dài thì xuất hiện loại rừng rụng lá mùa khô với cái tên khá đặc biệt là rừng khộp (hay khộc). Cảnh rừng khộp vào mùa khô trông xơ xác vì lá rụng gần hết.

Bài 3 trang 93 SGK Địa lí 4

Tại sao cần phải bảo vệ rừng và trồng lại rừng?

GỢI Ý LÀM BÀI

Cần phải bảo vệ rừng và trồng lại rừng vì:

Rừng Tây Nguyên cho ta nhiều sản vật, nhất là gỗ ; có những thứ gỗ quý như: cẩm lai, giáng hương, kền kền,... Ngoài gỗ, rừng còn có tre, nứa, mây, song và các loại cây làm thuốc như sa nhân, hà thủ ô,... Rừng Tây Nguyên là xứ sở của nhiều thú quý như voi, bò rừng, tê giác, gấu đen,...

Rừng đem lại nhiều lợi ích, vì vậy cần phải bảo vệ và khai thác hợp lí.

Đánh giá bài viết
77 8.561
Sắp xếp theo

    Giải bài tập Địa lí 4

    Xem thêm