Địa lí lớp 5 bài 6: Đất và rừng

Giải bài tập SGK Địa lí 5 Bài 6 Đất và rừng là tài liệu tham khảo môn Địa lí 5, hướng dẫn chi tiết cách giải cho từng bài tập cho các em học sinh ôn tập, nắm được các dạng bài tập SGK Địa lí lớp 5 năm học 2023 - 2024 hiệu quả.

Trả lời câu hỏi SGK Địa lí 5 trang 79, 80

Câu hỏi trang 79

Quan sát hình 1, hãy chỉ vùng phân bố của rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn.

Giải bài tập SGK Địa lí 5 bài 6: Đất và rừng

GỢI Ý LÀM BÀI:

Vùng phân bố của rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn là:

  • Phân bố rừng rậm nhiệt đới: Vùng đồi núi như Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, núi cao phía Bắc.
  • Phân bố rừng ngập mặn: Nơi đất thấp ven biển ở đồng bằng Nam Bộ.

Câu hỏi trang 80

Quan sát tranh ảnh và dựa vào vốn hiểu biết, em hãy so sánh sự khác nhau giữa rừng rậm nhiệt đới với rừng ngập mặn (về môi trường sống và đặc điểm cây trong rừng).

Giải bài tập SGK Địa lí 5 bài 6: Đất và rừng

GỢI Ý LÀM BÀI:

Sự khác nhau giữa rừng rậm nhiệt đới với rừng ngập mặn (về môi trường sống và đặc điểm cây trong rừng) là:

  • Rừng rậm nhiệt đới: Môi trường sống nóng ẩm, mưa nhiều, cây trong rừng nhiều tầng tán, đa dạng chủng loại…
  • Rừng ngập mặn: Môi trường nước biển ngập chân, cây có rễ chùm to khỏe, rậm rạp…

Giải bài tập SGK Địa lí 5 trang 81

Bài 1 trang 81 SGK Địa lí 5

Hoàn thành bảng sau vào vở:

Loại đấtPhân bốĐặc điểm
Phe-ra-lít
Phù sa

GỢI Ý LÀM BÀI:

Loại đấtPhân bốĐặc điểm
Phe-ra-lítVùng núi.Có màu đỏ vàng thường nghèo mùn, nếu được hình thành trên đá ba dan thì phì nhiêu hơn.
Phù saĐồng bằng.

Được hình thành do phù sa ở sông bồi đắp và rất màu mỡ.

Bài 2 trang 81 SGK Địa lí 5

Nêu một số đặc điểm của rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn.

GỢI Ý LÀM BÀI:

  • Rừng rậm nhiệt đới: Phân bố chủ yếu vùng đồi núi. Môi trường sống nóng ẩm, mưa nhiều, cây trong rừng nhiều tầng tán, đa dạng chủng loại…
  • Rừng ngập mặn: Chủ yếu nơi đất thấp ven biển. Môi trường nước biển ngập chân, cây có rễ chùm to khỏe, rậm rạp..

Bài 3 trang 81 SGK Địa lí 5

Nêu một số tác dụng của rừng đối với đời sống của nhân dân ta.

GỢI Ý LÀM BÀI:

Một số tác dụng của rừng đối với đời sống của nhân dân như cho nhiều sản vật (nhất là gỗ), điều hòa khí hậu, che phủ đất, hạn chế nước mưa tràn về đột ngột…

Rừng có vai trò to lớn đối với sản xuất và đời sống của con người:

- Cung cấp gỗ, sản vật, cây dược liệu nhất là gỗ.

- Điều hòa khí hậu, giữ đất, hạn chế lũ quét sạt lở đất.

Cụ thể:

Mẫu 1:

Tại sao nhà nước ta luôn luôn khuyến khích người dân trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc? Đó là bởi vì rừng có vai trò to lớn với đời sống con người. Rừng là một hệ sinh thái với nhiều loài nhưng cây rừng giữ vai trò chủ yếu. Những cánh rừng bạt ngàn xanh như một lá phổi khổng lồ cung cấp oxi, đem lại bầu không khí trong lành cho cuộc sống con người. Hằng năm, rừng cho sản lượng gỗ không nhỏ, nhiều loại gỗ quý có giá trị kinh tế cao. Trong rừng còn có rất nhiều những loại cây thuốc quý có giá trị dược liệu phục vụ sự phát triển y học. Rừng còn điều hòa nước, bảo vệ và ngăn chặn gió bão. Mỗi mùa bão lũ, cây rừng chống xói mòn, rửa trôi, sạt lở đất, bảo vệ bình yên cho cuộc sống con người. Rừng là nơi trú ngụ, môi trường sống của rất nhiều những loại động thực vật quý hiếm, tàng trữ nguồn gen quý và đảm bảo sự đa dạng sinh học trên Trái đất. Mối quan hệ và tầm quan trọng của rừng đối với cuộc sống của mỗi con người là mối quan hệ hữu cơ và không một quốc gia nào không hiểu. Thế nhưng, mỗi năm vẫn có những cánh rừng bị phá hủy, nhiều vùng đất trở nên xói mòn không thể cải tạo được nữa. Thiết nghĩ, mỗi con người, cần nâng cao nhận thức, hiểu vai trò, lợi ích của rừng để tích cực trồng và bảo vệ rừng , khai thác rừng hợp lí, kiên quyết lên án những hành vi phá hoại rừng….vì chỉ có như vậy mới bảo vệ được cuộc sống của chính chúng ta.

Mẫu 2:

Vai trò quan trọng nhất của rừng đối với sự sống trên trái đất là thanh lọc không khí, cung cấp ôxi cho sự sống. Rừng là lá phổi của trái đất. Đời sống càng phát triển, càng nhiều nhà máy, càng nhiều các loại động cơ... càng cần có nhiều rừng để cân bằng không khí. Trong việc bảo vệ đất, chống xói mòn, ngăn lũ lụt rừng cũng có vai trò quan trọng. Rễ cây rừng lâu năm rậm rạp bền bỉ bám đất, giữ đất chống lại những trận càn quét của lũ lụt. Lá rừng rậm rạp cản lại vận tốc của những cơn mưa rừng dữ dội tránh xói mòn. Còn gì nữa? Thân cây gỗ lớn, những loại cây bụi tầng thấp cản lại vận tốc dòng chảy của lũ, tạo thời gian để đất ngấm nước, ngăn lại những cơn lũ ào ạt. Bên cạnh vai trò cân bằng tự nhiên, rừng còn là một tài nguyên quý giá tạo điều kiện cho kinh tế phát triển. Không ai có thể phủ nhận nguồn lợi có được từ những thân gỗ lâu năm, từ những loại thảo dược, từ những động vật rừng, từ các khu du lịch sinh thái... Có thể nói, rừng là nguồn tài nguyên vô giá, nếu mất đi thì khó có thể khôi phục lại được.

Trên đây là Giải bài tập SGK Địa lí lớp 5 bài 6 Đất và rừng trang 79, 80, 81. VnDoc.com hy vọng rằng tài liệu Giải bài tập Địa lí 5 theo từng bài học trên đây sẽ giúp các em học sinh ôn tập kiến thức hiệu quả.

Đánh giá bài viết
303 37.046
Sắp xếp theo

    Giải bài tập Địa lí 5

    Xem thêm